ĐB Quốc hội: Có cuộc thanh tra từ năm 2016, đến nay chưa kết luận

Phát biểu thảo luận dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là việc chậm ban hành kết luận thanh tra, thậm chí chậm tới hơn 6 năm.

ĐB Quốc hội: Có cuộc thanh tra từ năm 2016, đến nay chưa kết luận
30 cuộc thanh tra chưa có kết luận
Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Phát biểu tại hội thảo, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho biết, bà nhất trí với các đại biểu về xử chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
DB Quoc hoi: Co cuoc thanh tra tu nam 2016, den nay chua ket luan
  Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng). Ảnh: QH.
Tuy nhiên, theo đại biểu Thúy, cụm từ không chồng chéo, trùng lắp được lặp lại nhiều lần, thực tế cho thấy là dù không trùng về nội dung, không trùng về thời điểm thanh tra nhưng có quá nhiều cuộc thanh tra. Điều đó dẫn đến làm ảnh hưởng đến điều hành hoạt động của địa phương.
Do đó, đại biểu đề nghị nên quy định số lượng không quá bao nhiêu cuộc thanh tra trong 1 năm đối với bộ, ngành, địa phương.
Đại biểu Thúy cũng cho biết, Dự thảo Luật còn bỏ trống việc chậm ban hành kết luận thanh tra, chưa được quy định rõ. Thực tế cho thấy còn gần 30 cuộc thanh tra của các cơ quan thanh tra Trung ương đối với bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đến nay vẫn chưa có kết luận. Thời gian chậm ban hành từ 1 năm đến hơn 6 năm.
Từ đó, đại biểu đề nghị cần quy định rõ vấn đề chậm ban hành kết luận thanh tra trong dự thảo luật.
DB Quoc hoi: Co cuoc thanh tra tu nam 2016, den nay chua ket luan-Hinh-2
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam). Ảnh: QH.
Về việc chậm ban hành kết luận thanh tra, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho hay, có những cuộc thanh tra thực hiện từ năm 2015 - 2016 nhưng đến nay chưa có kết luận. Cần phải làm rõ nguyên nhân và chế tài liên quan tới việc này.
Theo đại biểu Hạ, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm ban hành kết luận thanh tra là thực tế người ký quyết định thanh tra lại không tham gia đoàn thanh tra và trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ báo cáo với người quyết định thanh tra. Từ đó, trong quá trình thẩm định có xảy ra mâu thuẫn đã dẫn đến thanh tra rồi mà không ban hành được kết luận thanh tra.
Đại biểu Hạ đề nghị trong luật cần có quy định cụ thể về việc còn tồn tại này.
Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu cũng cho ý kiến về việc hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, thanh tra Sở…
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong: Tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ đã trình bày tờ trình, dự thảo luật được thảo luận tại tổ và hội trường và cơ quan soạn thảo đã có tiếp thu giải trình gửi đại biểu Quốc hội. Thời gian qua cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật nghiêm túc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
DB Quoc hoi: Co cuoc thanh tra tu nam 2016, den nay chua ket luan-Hinh-3
 Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: QH.
Giải trình về hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc giữ nguyên hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện nay gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện để đảm bảo nguyên tắc “ở đâu có quản lý nhà nước, ở đó có thanh tra”. Điều này trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm từ sớm, từ xa ngay từ cơ sở, nhất là đối với Thanh tra cấp huyện.
Do đó, sau khi Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc kiện toàn, tổ chức nâng cao năng lực cho cơ quan thanh tra huyện đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước hiện nay.
Về xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước; tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định cụ thể việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra Dự thảo Luật quy định rõ, mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có 1 kế hoạch thanh tra hàng năm.
Dự thảo Luật quy định cụ thể trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước hàng năm phải đánh giá, tổng kết công tác thanh tra, kiểm toán để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo.

Về Thanh tra Sở, ông Phong cho biết, việc phân cấp cho Chủ tịch UBND các tỉnh quyết định thành lập Thanh tra Sở là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn; đồng thời góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy, khắc phục tình trạng của các địa phương Sở nào cũng có thanh tra nhưng không đảm bảo biên chế cho tổ chức và hoạt động thanh tra. Do vậy dự thảo Luật quy định rõ các trường hợp được thành lập Thanh tra Sở.

Ngày 13/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Thanh tra (sửa đổi)

Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 13/6 Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Thanh tra (sửa đổi).

Ngày 13/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Thanh tra (sửa đổi)
Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đại diện Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Gạch xây Tử Cấm Thành đắt hơn vàng, chế tác công phu sao?

Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng từ những nguyên vật liệu tốt nhất. Trong đó, gạch dùng để hoàn thành cung điện này được sản xuất công phu, đắt hơn vàng.

Gạch xây Tử Cấm Thành đắt hơn vàng, chế tác công phu sao?
Gach xay Tu Cam Thanh dat hon vang, che tac cong phu sao?
Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng từ những nguyên vật liệu tốt nhất. Trong số này, những viên gạch dùng để hoàn thành cung điện này được sản xuất công phu, đắt hơn vàng.  

Bác sĩ học 6-10 năm ra trường lương không bằng nhân viên bán hàng

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đã chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến các y bác sĩ ồ ạt nghỉ việc là do lương thấp.

Bác sĩ học 6-10 năm ra trường lương không bằng nhân viên bán hàng
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội về việc hàng loạt các y, bác sĩ nghỉ việc ồ ạt trong thời gian qua, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn Quốc hội TP HCM cho biết, nguyên nhân đầu tiên đó là lương quá thấp. Những sinh viên vào các trường Y Dược đều là học sinh giỏi, thi đại học 9 - 10 điểm/môn. Sau đó, để ra trường, đi làm được, cũng phải mất từ 6 - 10 năm học tập, thực hành.
Bac si hoc 6-10 nam ra truong luong khong bang nhan vien ban hang
 Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.