Ăn cháo tốt cho tiêu hóa: gạo được nấu trong thời gian dài nên đã rất mềm và hồ hóa, vì thế khi ăn cháo sẽ rất có lợi cho dạ dày.
Tăng cảm giác thèm ăn, bồi bổ sức khỏe: khi bị ốm hoặc cơ thể mệt mỏi thường không muốn ăn thì cháo chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn, vừa dễ ăn, tạo cảm giác ngon miệng và cơ thể dễ hấp thu.
Ngăn ngừa táo bón: thành phần chính của cháo chính là nước vì thế thường xuyên ăn cháo sẽ giúp cơ thể bổ sung nước, ngăn ngừa táo bón.
Ngăn ngừa cảm lạnh: khi tiết trời trở lạnh bữa sáng thay bằng bát cháo nóng có thể giúp cơ thể giữa ấm, gia tăng khả năng phòng ngự của cơ thể trước cảm lạnh.
Ảnh minh họa, nguồn: ifeng. |
Ngăn ngừa ho khan: những người ngứa họng, đau họng có thể ăn cháo ấm có tác dụng làm giảm triệu chứng trên.
Dưỡng ấm dạ dạy: khi chức năng dạ dày kém hoặc viêm loét dạ dày rất thích hợp ăn cháo bởi có thể dưỡng ấm cho dạ dày.
Kéo dài tuổi thọ: ăn cháo có thể giúp kéo dài tuổi thọ, dùng các loại ngũ cốc nấu cháo sẽ rất tốt cho người bệnh, người yếu dạ dày, răng yếu mà vẫn có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể.
Chính vì những lợi ích trên chúng ta nên bổ sung cháo vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là phụ nữ, nếu có thể thường xuyên ăn những món cháo dưới đây sẽ giúp kéo dài được thanh xuân.
Ảnh minh họa, nguồn: ddcpc. |
Cháo gan lợn
Nguyên liệu: gạo 250g, gan lợn 60g, sau khi nấu cháo nhuyễn cho phần gan lợn vào là được. Món cháo này vừa dễ ăn vừa bổ máu, có tác dụng dưỡng gan, tốt cho dạ dày, thích hợp với người thiếu máu, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, người mắc bệnh gan.
>>>Mời độc giả xem video: "Tuyệt chiêu nấu cháo dinh dưỡng cực ngon cho bé" tại đây. Nguồn: VTC14HD/ Ngon và lành.
Cháo rau chân vịt
Nguyên liệu: Rau chân vịt 500g, gạo 200g, mỡ lợn 25g, muối, bột ngọt và hạt tiêu vừa đủ. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, khi ăn cho thêm rau chân vịt và gia vị vừa miệng là được. Rau chân vịt có tác dụng bổ máu, cầm máu, lợi tiểu, tốt cho dạ dày, thích hợp với những người có khí huyết hư, hay táo bón. Đặc biệt là những người già bị bệnh táo bón kinh niên.. đái rắt, cao huyết áp nên thường xuyên ăn loại cháo này.
Cháo táo đỏ
Nguyên liệu: gạo tẻ 250g, táo đỏ 60g, cho nguyên liệu vào nồi nấu nhuyễn thành cháo. Táo đỏ có tác dụng bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần, thích hợp với những người thiếu máu, có bệnh mãn tính về tiêu hóa, thần kinh yếu, mất ngủ...
Cháo đẳng sâm nếp cẩm
Nguyên liệu: đẳng sâm, bạch phục linh mỗi loại 15g, gừng tươi 5g, gạo nếp cẩm 100g, đường phèn 60g. Bỏ tất cả nguyên liệu vào nồi châm nước thích hợp nấu mềm thành cháo là có thể ăn được. Món cháo này thích hợp với người khí hư, cơ thể suy nhược, đau dạ dày, chán ăn, mệt mỏi kéo dài.
Cháo hoa cúc
Nguyên liệu: gạo 250g, hoa cúc khô đã sơ chế 15g, nấu thành cháo. Cháo này có tác dụng giải độc, thích hợp với người đau đầu chóng mặt, cao huyết áp. ngứa da
Cháo cà rốt
Nguyên liệu: cà rốt 250g, gạo 100g, gừng tươi thái sợi 8g, mỡ lợn 25g, muối vừa đủ. Cho tất cả các nguyên liệu nấu thành cháo ăn nóng là được, Cà rốt tốt cho tiêu hóa, lợi khí, giải khát, thích hợp với người mệt mỏi, tiêu hóa kém.