Đây là lý do gà cúng luôn là gà trống không phải gà mái

Trong những ngày lễ Tết, gà cúng là lễ vật không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, tại sao gà cúng luôn là gà trống mà không phải là gà mái?

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai - Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - người Việt Nam thường ưu tiên gà trống hơn gà mái trong mâm cúng giao thừa.

Đây là phong tục có từ ngàn đời, được bắt nguồn từ những quan niệm sâu xa liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp của người Việt.

Gà trống mang ý nghĩa về sự khởi đầu

Trong văn hóa nông nghiệp, mặt trời là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là biểu hiện cho một ngày mới bắt đầu, ánh sáng chan hòa, mưa nắng thuận hòa giúp cho cây cối phát triển, mùa màng bội thu.

Gà trống thường cất tiếng gáy bắt đầu ngày mới, khi những tia nắng mai vừa ló rạng. Trên đầu gà trống có mào lớn, đỏ tươi, được coi như biểu tượng của mặt trời rực rỡ.

Điều này khiến gà trống được coi trọng, trở thành con vật linh thiêng, tinh khiết, quý hơn hẳn những loài động vật khác và luôn được chọn để thực hiện các nghi lễ hiến tế hoặc nghi thức tôn giáo nào đó.

Lễ cúng giao thừa rất được coi trọng. Tùy theo phong tục, mỗi vùng miền lại có một cách sắp lễ cúng khác nhau, nhưng luôn có đĩa xôi và gà trống luộc dâng lên tổ tiên nhằm cầu xin một sự khởi đầu mới với những điều tốt lành, suôn sẻ sẽ đến trong cả năm.

Đêm giao thừa còn được gọi là đêm trừ tịch được coi là đêm trời đất tối tăm nhất do mặt trời ẩn mình sâu nhất. Vì vậy, mọi nhà mới bảo nhau cúng một con gà trống với hy vọng nó sẽ đánh thức mặt trời trong sáng mùng 1 Tết cho cả năm tươi sáng, rực rỡ.

Đặc biệt, khi chọn gà trống cúng giao thừa phải chọn con gà cúng giao thừa phải chọn gà trống mới le te gáy, khỏe mạnh chưa "vướng bụi trần" thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Day la ly do ga cung luon la ga trong khong phai ga mai

Bạn biết không khi gà trống cất tiếng gáy thì sẽ giúp đánh thức mặt trời lên cao chiếu sáng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Con gà đã trở thành một nét văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn thờ mặt trời của nghề nông lúa nước. Cúng một con gà trống để mong ước cho mưa thuận gió hòa cho mùa mang bội thu.

Gà trống có mang đủ 5 đức tính tốt mà một người đàn ông cần phải có:

Thứ nhất là văn, con gà trống có mào ở trên đầu và 2 yếm thịt ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn chuồn của ông tiến sĩ.

Thứ 2 là võ, bởi vì chỉ gà trống mới có cựa, đây là vũ khí biểu tượng cho võ.

Thứ 3 là dũng, thường gà trống sẽ luôn sẵn sàng “chọi” nhau để bảo vệ cho đàn của mình, sẵn sàng chí tử.

Đức tính thứ 4 đó là nhân, nghĩa là khi được cho ăn thì con gà trống đầu đàn sẽ gọi theo bầy của mình đến và cùng ăn chứ không bao giờ ăn một mình.

Cuối cũng là chữ tín, tín biểu hiện ở chỗ gà trống luôn gáy đúng giờ, bất kể mùa nào, thời tiết ra sao. Đây chính là lý do mà chúng ta chỉ sử dụng gà trống để dâng lên ông bà tổ tiên.

Vì sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

Khi nhắc đến hình ảnh những chú gà trống, tưởng tượng của chúng ta thường là cảnh chúng đứng ngẩng cao đầu dưới ánh bình minh, vang lên những tiếng gáy vang vọng. Nhưng liệu bạn đã từng tìm hiểu tại sao chúng luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

Vì sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

Tại sao không chọn gà mái mà phải là gà trống khi thắp hương?

Cùng là gà, trong khi gà trống kết nối thần linh thì gà mái tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển, nhưng khi dâng gà lên bàn thờ, tại sao chỉ dùng gà trống?

Trong mâm cỗ dâng lên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu món gà luộc vàng ruộm. Với gà dùng để cúng lễ, các gia đình thường chọn loại gà trống tơ thuộc giống gà ri (hoặc gà ta) nuôi bằng ngô thóc, không chọn mua gà công nghiệp vì thịt nhão, luộc nên dễ vỡ nát thịt. Nhưng lý do tại sao khi dâng lên bàn thờ thường chỉ dùng gà trống?

Thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024 chỉ là nhảm nhí, câu view

TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA cho hay, thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024 mang tính giật gân, câu view, gieo hoang mang, hoài nghi.

Thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024 là bịa đặt
Mạng xã hội đang xôn xao thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024. Lý do bắt nguồn từ một tài khoản mạng xã hội có đông lượt theo dõi đăng tải chia sẻ:

Đọc nhiều nhất

Tin mới