Thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024 chỉ là nhảm nhí, câu view

TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA cho hay, thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024 mang tính giật gân, câu view, gieo hoang mang, hoài nghi.

Thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024 là bịa đặt
Mạng xã hội đang xôn xao thông tin không nên cúng Giao thừa năm 2024. Lý do bắt nguồn từ một tài khoản mạng xã hội có đông lượt theo dõi đăng tải chia sẻ:
“Năm 2024 là năm chuyển giao chuyển vận, chuyển từ vận 8 qua vận 9, là năm KHÔNG VONG. Cái vòng năng lượng của những ngày cuối năm trong vận cuối này rất là xấu, vì vậy chúng ta không nên cúng Giao thừa. Có rất nhiều chuyện chúng ta không ngờ sẽ xảy ra, những tai ương và kinh tế suy thoái. Chúng ta không nên cúng Giao thừa sẽ đón năng lượng xấu. Hơn nữa, ngày Giao thừa năm nay rơi vào ngày Giáp Thìn, Thìn Thìn Giáp Giáp, Thìn Thìn cũng là KHÔNG VONG trong đêm Giao thừa cho nên chúng ta không nên cúng Giao thừa".
Thong tin khong nen cung Giao thua nam 2024 chi la nham nhi, cau view
 Cúng Giao thừa đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt. Ảnh minh họa: Internet.
Ngoài ra, trong video này còn chia sẻ "Nên cúng Giao thừa vào ngày nào?": "Các bạn có thể cúng Giao thừa vào ngày Đông chí, nhưng rất tiếc Đông chí đã qua rồi. Các bạn nào muốn cúng Giao thừa quá thì có thể chọn vài ngày trước đó, như ngày 25 hoặc ngày 27 để cúng Giao thừa và thắp nhang trên bàn thờ tổ tiên".
Cũng đăng tải nội dung tương tự, một tài khoản mạng cho hay: "Năm nay nghênh Thái Tuế hay chào năm mới thì chị B. cũng sẽ bỏ qua công đoạn Giao thừa. Năm nay chị B. không cúng Giao thừa, còn tùy mọi người nhé... Ngày mùng 1, mùng 2 gọi là ngày Thập ác, không được việc gì cả. Các bạn nhớ lại năm 2021 không, chị B. cũng nói tới ngày 14 là ngày tốt, những người mở hàng trong năm ấy là bị Covid liểng xiểng hết".
Thông tin trên đã được lan truyền cùng với nỗi hoài nghi, lo lắng. Nhiều người cho biết, dù chưa rõ thực hư ra sao, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nên dự định sẽ không cúng Giao thừa năm 2024, tránh rước những điều xui xẻo vào nhà.

Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA cho biết, thông tin không nên Cúng Giao thừa năm 2024 là nhảm nhí, mang tính giật gân, gieo hoài nghi cho mọi người. Nó cũng làm cho mọi người vừa hoang mang vừa sa đà vào mê tín dị đoan.

“Thực tế, không có bất cứ lý do nào để có thể nói rằng “năm Giáp Thìn và ngày Giáp Thìn sẽ là năng lượng xấu …” cả. Đó là sự bịa đặt, muốn tạo ra sự kiện giật gân để câu view và câu like, thậm chí lừa đảo”, ông Vũ Thế Khanh nói.

Lưu ý khi làm lễ cúng Giao thừa
Theo TS Vũ Thế Khanh, việc có cúng Giao thừa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyền chủ động của mỗi người. Tuy nhiên, cúng Giao thừa đã trở thành một truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Thong tin khong nen cung Giao thua nam 2024 chi la nham nhi, cau view-Hinh-2
 TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA.
Lễ cúng Giao thừa thể hiện sự tri ân (lòng biết ơn) của gia chủ đối với các bậc thần linh, các bậc nhân linh tiền bối đã trợ duyên “mưa thuận gió hòa” cho trần gian trong việc mưu sinh.
Lễ cúng nhắc nhở mọi người tin theo nhân quả, luôn làm các điều thiện, lánh xa điều ác, và nhắc rằng luôn có các chư thiên, long thần, hộ pháp giám sát mọi việc làm của chốn trần gian.

Cúng Giao thừa thể hiện tinh thần đổi mới, thay đổi những sự lỗi thời, lạc hậu, xua đi những sự u ám tối tăm để chuyển sang vận hội mới tươi vui hơn, tích cực hơn.

Cúng Giao thừa không nhằm mục đích “cầu xin” vụ lợi (theo kiểu “há miệng chờ sung”, cống hiến ít mà đòi hưởng nhiều theo kiểu “dâng 1 xin 10, thăng quan tiến chức, tiền vào như nước …) mà là thể hiện phong tục tập quán mang tính nhân văn trong sáng của người Việt “uống nước nhớ nguồn”.
Lễ cúng là sự trân trọng, đề cao sự nhân ái, thủy chung, thương yêu đùm bọc và gắn bó các thành viên trong gia đình người Việt.
TS Vũ Thế Khanh lưu ý, cúng Giao thừa thể hiện lòng thành kính nên về mặt hình tướng phải chọn nơi trang trọng nhất, thanh tịnh nhất để làm nơi cúng tế. Còn về mặt tâm linh thì lễ vật thể hiện sự đẹp đẽ, thanh tịnh, chân tình - đó chính là sự quý kính, hiếu thuận, tri ân và thiện tâm đối với các chư vị thiên thần hộ pháp của thế giới tâm linh và tri ân gia tiên tiền tổ.
"Thực ra, nghi thức cúng lễ tựa như "giáo cụ trực quan", thông qua đó, tín chủ bày tỏ tín ngưỡng của mình trong việc giao tiếp tâm linh", ông Khanh nói.
Mời quý độc giả xem video: "Bỏ thứ này vào hũ gạo trước giao thừa, cả năm tiền rủng rỉnh".

Sách "Thực hành văn hóa tín ngưỡng Việt Nam": Tìm về cội nguồn người Việt

Cuốn sách "Thực hành văn hóa tín ngưỡng Việt Nam" được xem là kho tàng về lễ nghi, thờ cúng, phong tục tập quán từ ngàn xưa của dân tộc Việt.

Cuốn sách Thực hành văn hóa tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Nguyễn Hạnh, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành, được nhận xét là tựa sách giàu giá trị, phù hợp cho dịp Tết cổ truyền.

Tại sao không chọn gà mái mà phải là gà trống khi thắp hương?

Cùng là gà, trong khi gà trống kết nối thần linh thì gà mái tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển, nhưng khi dâng gà lên bàn thờ, tại sao chỉ dùng gà trống?

Trong mâm cỗ dâng lên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu món gà luộc vàng ruộm. Với gà dùng để cúng lễ, các gia đình thường chọn loại gà trống tơ thuộc giống gà ri (hoặc gà ta) nuôi bằng ngô thóc, không chọn mua gà công nghiệp vì thịt nhão, luộc nên dễ vỡ nát thịt. Nhưng lý do tại sao khi dâng lên bàn thờ thường chỉ dùng gà trống?

Khám phá cực thú vị về các loài côn trùng họ nhà châu chấu

Trong thế giới côn trùng, bộ Cánh thẳng (Orthoptera) quy tụ các loài châu chấu, cào cào, dế... Chúng có đặc điểm chung là có hai đôi cánh thẳng, chân sau thường lớn và dùng để nhảy.

Kham pha cuc thu vi ve cac loai con trung ho nha chau chau
Châu chấu đồng thường (Chorthippus brunneus) dài 1,4-2,4 cm, phân bố rộng khắp lục địa Á - Âu. Người ta thường gặp loài châu chấu này trên các đồng cỏ thấp, khô. Chúng hoạt động mạnh vào ngày trời nắng. Ảnh: Wikipedia.
Kham pha cuc thu vi ve cac loai con trung ho nha chau chau-Hinh-2
Châu chấu sa mạc (Schistocerca gregaria) dài 4-6 cm, phân bố ở châu Phi. Sau khi các thiếu trùng tụ tập lại sau mưa, loài này hình thành những đàn lên đến hàng tỉ con, phá hủy mùa màng ở nơi chúng bay qua. Ảnh: The Scientist.

Đọc nhiều nhất

Tin mới