Đầu tư Con Cưng báo lãi lao dốc 95%, hết dư nợ trái phiếu

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư Con Cưng công bố tình hình tài chính cơ bản trong năm 2022 với lợi nhuận sau thuế vọn vẹn 4,7 tỷ đồng, lao dốc 95% so năm 2021.

Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Con Cưng nhích lên mức 729 tỷ đồng. Tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ mức 12,38% của năm trước xuống còn 0,64%.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Con Cưng lại tăng từ 2,56 lần lên 3,35 lần, tương ứng chiếm 2.444 tỷ đồng. Kỳ này, Con Cưng đã sạch dư nợ trái phiếu. 

Dau tu Con Cung bao lai lao doc 95%, het du no trai phieu
 Một số chỉ tiêu 2022 của Con Cưng

Thành lập năm 2011, Con Cưng là một trong những thương hiệu mẹ và bé quen thuộc tại Việt Nam với hơn 600 cửa hàng, trải dài khắp 45 tỉnh, thành. 

Tại ngày 9/4/2020, số vốn điều lệ của Con Cưng ở mức 29,9 tỷ đồng, trong đó tổ chức liên quan tới SSI là Quỹ Daiwa - SSIAM Vietnam Growth Fund II L.P nắm giữ 14% và Lee Young Hoon (5,73%). Chủ tịch HĐQT tại đây là ông Nguyễn Quốc Minh.

Đầu năm 2021, Quỹ đầu tư tư nhân châu Á Quadria Capital đã đầu tư 90 triệu USD vào thương hiệu mẹ và bé Con Cưng và đặt mục tiêu khai trương 2.000 siêu thị mẹ và bé vào năm 2025.

Dau tu Con Cung bao lai lao doc 95%, het du no trai phieu-Hinh-2
 

Về tình hình kinh doanh trong 3 năm 2017-2019, Con Cưng không mấy khả quan khi không phát sinh lợi nhuận thuần, riêng năm 2019, doanh thu thuần ở mức âm 737 triệu đồng. Tuy nhiên, bước sang nửa đầu năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng từ COVID-19, CCI đã ghi nhận tăng trưởng với khoản lợi nhuận sau thuế hơn 25 tỷ đồng, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, vốn chủ sở hữu ở mức 416 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong năm 2020, CCI cũng hoạt động mạnh trên thị trường trái phiếu với giá trị huy động hơn 80 tỷ đồng. Trong đó đợt phát hành 41 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 17/1/2020 đã hé lộ việc CCI được định giá hơn 1.272 tỷ đồng, tương đương 56 triệu USD.

CCI là công ty mẹ của 3 pháp nhân khác là: CTCP Con Cưng (Con Cưng), CTCP Thương mại Liam (LTJSC) và CTCP Tập đoàn Sakura (Sakura Group). Trong đó, Con Cưng - nhà phát triển chuỗi cửa hàng, siêu thị Con Cưng, Toycity, CF có thể coi là doanh nghiệp hạt nhân và là động lực tăng trưởng chính của nhóm CCI.

Trong năm 2020, kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước kết luận một nhà băng tư nhân đã không thực hiện báo cáo giao dịch với 4 nhóm khách hàng, trong đó có 1 nhóm là: CTCP Con Cưng, CTCP Đầu tư Con Cưng và CTCP TM Liam.

Bộ Công Thương rà soát quy trình kiểm tra Con Cưng

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định thành lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường.

Tổ rà soát Con Cưng do ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) làm tổ trưởng. Cùng tham gia tổ công tác đặc biệt này có đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Quản lý thị trường.
Bo Cong Thuong ra soat quy trinh kiem tra Con Cung
 Ảnh minh họa.

Con Cưng giải thích gì về hàng hóa bị nghi không rõ xuất xứ?

Con Cưng nói do có một bộ hồ sơ gốc cho mỗi đơn hàng nên không thể trình khi bị kiểm tra đồng loạt còn việc dán chồng nhãn sản phẩm là do đối tác đổi tên.

Trao đổi với Zing.vn tối 26/7, bà Nguyễn Hồng Liễu - Trưởng bộ phận Pháp lý Hành chính của Công ty cổ phần Con Cưng (Con Cưng), xác nhận việc công ty vừa đưa ra thông báo chính thức giải thích những nghi vấn mấy ngày qua về nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm đang kinh doanh.

Tin mới