“Đấu khẩu” giữa hai miền Triều Tiên: Loa nào to hơn?

(Kiến Thức) - Đáp lại tuyên bố của Bình Nhưỡng về thử bom khinh khí, Seoul bật các bộ loa phóng thanh tuyên truyền khổng lồ chĩa qua biên giới hai miền Triều Tiên.

“Đấu khẩu” giữa hai miền Triều Tiên: Loa nào to hơn?
Đến lượt Triều Tiên cũng bật lại bộ loa to không kém của họ.
“Dau khau” giua hai mien Trieu Tien: Loa nao to hon?
Binh sĩ Hàn Quốc đang lắp đặt dàn loa tuyên truyền chĩa sang CHDCND Triều Tiên.
Trong lúc cả thế giới tiếp tục điều tra liệu tuyên bố thử bom khinh khí của Triều Tiên là có thật hay không và nên phản ứng thế nào, thì hai miền Triều Tiên đang “đấu khẩu” bằng những bộ loa phóng thanh khổng lồ.

Các hệ thống loa này phát đi những gì?

Theo BBC, mục tiêu của Hàn Quốc là tuyên truyền, thuyết phục binh sĩ Triều Tiên nghi ngờ thể chế và thậm chí đào ngũ.
Chương trình tuyên truyền lúc bật lúc không kể từ thời Chiến tranh Triều Tiên, đã trở nên khéo léo hơn trong những năm gần đây.
Trong đó có bản tin thời tiết, tin tức về cả hai miền Triều Tiên, tin nước ngoài và các cuộc thảo luận tuyên truyền chủ nghĩa tư bản và cuộc sống ở Hàn Quốc. Đó là chưa kể những bình luận “khó nghe” hơn về tham nhũng và quản lý yếu kém ở miền bắc Triều Tiên.
Dàn loa cũng ra rả nhạc pop Hàn Quốc (K-pop) vốn bị cấm ở Triều Tiên. Những bài hát của nhóm nhạc nữ Apink, ca sỹ IU và nhóm nhạc nam Big Bang – trong đó có bài hát nổi tiếng Bang Bang Bang – cũng nằm trong danh mục nhạc tuyên truyền.
Chương trình loa phóng thanh của Bắc Hàn thì “khó nhằn” hơn, có lẽ là do chất lượng loa kém hơn, toàn những lời lẽ lên án Hàn Quốc và đồng minh.
Nội dung tuyên truyền này xem ra không có nhiều tính thuyết phục, nhưng được cái phần nào át đi tiếng loa phát từ Hàn Quốc.

Phát mấy lần trong ngày?

Một phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc cho biết, mỗi ngày nước này có hai buổi phát loa kéo dài từ 2 đến 6 tiếng, cả ngày lẫn đêm và vào những giờ không cố định.
Âm thanh lan truyền xa tới đâu còn tùy thuộc vào những yếu tố như địa hình, điều kiện thời tiết. Quân đội Hàn Quốc nói những chương trình phát thanh có thể nghe được từ khoảng cách 10 cây số qua biên giới vào ban ngày và tới 24 cây số vào ban đêm.
“Dau khau” giua hai mien Trieu Tien: Loa nao to hon?-Hinh-2
Quân đội Hàn Quốc nói chương trình phát thanh có thể nghe được qua biên giới từ khoảng cách 10 cây số vào ban ngày và tới 24 cây số ban đêm. 
Hồi tháng 8/2015, Hàn Quốc chớp nhoáng bật lại loa phóng thanh sau 11 năm tạm ngưng. Quân đội Hàn Quốc cho biết có 11 điểm đặt loa, nhưng không xác nhận liệu con số này vẫn chính xác. Địa điểm chính xác đặt những dàn loa này cũng không được công bố.
Một quan chức chính quyền Hàn Quốc nói rằng phía Triều Tiên có vẻ cũng đã tăng cường chiến dịch phát loa của họ.

Vì sao Triều Tiên khó chịu?

Bình Nhưỡng nói đang xem xét việc coi đây là hành động chiến tranh và đe dọa cho nổ sập các dàn loa. Xem ra, chương trình tuyên truyền bằng loa của Hàn Quốc phần nào có hiệu quả.
Văn hóa pop “làn sóng Hàn Quốc” không chỉ vượt qua ranh giới nhờ bộ loa – người hâm mộ Bắc Hàn cũng tuồn phim truyền hình và phim điện ảnh qua biên giới – theo Kim Yong hun, chủ tịch của Daily NK, báo mạng chuyên tin tức về Bắc Hàn với mạng lưới nguồn cung cấp tin từ trong nước cho biết.
“Sự phổ biến này dần len lỏi vào những người dân thường và đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng. Lính tráng cũng không là ngoại lệ; các bài hát và chương trình văn hóa do phía Nam phát thanh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách những người lính nhìn vào thể chế Bắc Hàn.”
“Nghe những chương trình phát thanh kéo dài cả ngày lẫn đêm này có ảnh hưởng dần dần và sau đó có hiệu ứng biến đổi,” ông Kim Yong Hun nói. “Câu trả lời giận dữ của chính quyền Bắc Hàn là bằng chứng tích cực cho thấy mối đe dọa của những chương trình này đối với sự kiểm soát quyền lực của nước này.

Còn tiếp diễn bao lâu?

Vào năm 2004, các chương trình phát thanh bị ngưng lại theo một phần của thỏa thuận Bắc – Nam. Seoul dọa sẽ lại tiếp tục vào năm 2010 – và chỉ dừng ở mức đặt lại dàn loa dọc biên giới, trước khi chuẩn bị phát thanh.
Cuối cùng thì họ cũng khởi động lại vào ngày 10/08/2015 – sau khi mìn đặt ở biên giới khiến hai quân nhân Nam Hàn bị tàn phế - nhưng chương trình đã ngừng ngay một tuần sau đó, do một thỏa thuận khác với Bắc Hàn nhằm giải quyết căng thẳng đang quay lại.
Một số người cho rằng những chương trình này gây khiêu khích một cách không cần thiết. Nhưng những người ủng hộ chương trình cho rằng Triều Tiên cảm thấy khó chịu bởi chúng thực sự có hiệu quả, hay ít nhất, đây cũng là công cụ mặc cả qua lại trong đàm phán liên Triều.

Hình ảnh hai miền Triều Tiên “sẵn sàng chiến đấu”

(Kiến Thức) - Sau vụ đấu pháo ở biên giới ngày 20/8 khiến căng thẳng leo thang, hai miền Triều Tiên đã đặt quân đội trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu".

Hình ảnh hai miền Triều Tiên “sẵn sàng chiến đấu”
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Cung điện Kumsusan ở Bình Nhưỡng trong khi yêu cầu binh sĩ sẵn sàng chiến đấu nhằm đáp trả việc Hàn Quốc lắp đặt hệ thống loa phóng thanh công suất lớn, tuyên truyền chống CHDCND Triều Tiên ở biên giới liên Triều
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-2
Cuộc họp của Ủy ban Quân sự Trung ương Triều Tiên do Chủ tịch Kim Jong-un chỉ trì. Quyết định đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu được đưa ra sau cuộc họp. Bình Nhưỡng đã ra tối hậu thư đòi Seoul gỡ bỏ hệ thống loa phóng thanh thù địch nói trên trong vòng 48 giờ (17 giờ ngày 22/8/2015), nhưng Hàn Quốc xem ra không lùi bước và đặt quân đội vào tình trạng báo động cao nhất.
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-3
Binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại cầu Thống Nhất  gần làng Bàn Môn Điếm ở thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-4
Binh sĩ Hàn Quốc đang tuần tra tại cây cầu Unification trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước. 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-5
Binh sĩ Hàn Quốc trở lại doanh trại sau khi tuần tra ở Paju, phía nam của khu vực phi quân sự (DMZ). 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-6
Các chốt quân sự của Hàn Quốc (dưới) và Triều Tiên (trên) đối diện nhau. 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-7
Binh sĩ Hàn Quốc dịch chuyển hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền ở khu DMZ tại Paju. Động thái này diễn ra vì Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đã thực hiện vụ nổ mìn nhằm vào binh sĩ của họ ở khu vực phi quân sự hồi đầu tháng. 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-8
Xe quân sự của  một đơn vị quân đội Mỹ ở Dongducheon, phía đông bắc Seoul, trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-9
Các xe quân sự Mỹ đi qua thị trấn Pajuadmid ở biên giới Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng hai miền Triều Tiên gia tăng sau vụ đấu pháo qua biên giới ngày 20/8. 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-10
 Lính Mỹ ngồi trên xe quân sự ở thị trấn Paj, Hàn Quốc.
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-11
 Người đàn ông Hàn Quốc cõng mẹ già đến hầm trú ẩn ở Yeoncheon-gun, sau khi các nhà chức trách nước này yêu cầu sơ tán dân cư đang sinh sống ở gần khu vực biên giới phía tây.
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-12
 Một em nhỏ Hàn Quốc bật khóc ở nơi trú ẩn tại Yeoncheon-gun. 
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-13
 Người dân Hàn Quốc thấp thỏm chờ đợi sau khi phải sơ tán đến nơi an toàn.
Anh hai mien Trieu Tien “san sang chien dau”-Hinh-14
Trong khi đó, hai miền Triều Tiên có thể cân nhắc đến việc sử dụng tên lửa đạn đạo (ảnh) khi chiến sự xảy ra. 

Bắc Kinh “bó tay” trước việc Bình Nhưỡng thử bom H

(Kiến Thức) - Bắc Kinh chẳng thể làm gì trước việc Bình Nhưỡng thử bom H bởi vì Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un nắm quyền.

Bắc Kinh “bó tay” trước việc Bình Nhưỡng thử bom H
Trong bài xã luận “Trung Quốc đứng trước thách thức”, báo Pháp Le Figaro phân tích khả năng phản ứng của Trung Quốc trước việc CHDCND Triều Tiên liên tục thử hạt nhân, đặc biệt là vụ thử bom H vừa qua.
Bac Kinh “bo tay” truoc viec Binh Nhuong thu bom H
Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền. 
Lo tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố, tương đối an tâm trước thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran hồi tháng 7/2015,cộng đồng quốc tế bớt cảnh giác trước nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử. Vụ Triều Tiên thử bom H vào sáng ngày 6/1 khiến thế giới phải quay lại với nỗi lo thảm họa hạt nhân.

Hàn Quốc lại “chọc tức” Triều Tiên bằng loa phóng thanh

Hàn Quốc lại "chọc tức" Triều Tiên bằng loa phóng thanh cỡ lớn sau vụ Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.

Hàn Quốc lại “chọc tức” Triều Tiên bằng loa phóng thanh
Hàn Quốc "chọc tức" Triều Tiên khi nước này đã cho phát các chương trình nhạc Hàn K-pop, dự báo thời tiết và phê bình chính trị qua hàng loạt loa phóng thanh cỡ lớn đặt sát biên giới với CHDCND Triều Tiên, sau vụ Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.
“Chúng tôi đang phát đi những thông điệp chỉ trích chế độ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và vụ thử hạt nhân thứ tư, nói rằng việc phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đẩy người dân vào thời kỳ khốn khó hơn về kinh tế”, hãng tin Al Jazeera dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc. Quan chức này cho biết, rất nhiều bài “hit” gần đây được chọn để “chương trình trở nên thú vị”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.