Dấu hiệu và cách điều trị chứng ớn lạnh ở phụ nữ

Người mắc chứng ớn lạnh sẽ cảm thấy tay chân giá lạnh, hoặc vùng lưng lạnh mát; đôi khi kèm các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, cứng vai, bồn chồn, váng đầu, hoa mắt, khó thở…

Dấu hiệu và cách điều trị chứng ớn lạnh ở phụ nữ
Dau hieu va cach dieu tri chung on lanh o phu nu
Ớn lạnh là chứng bệnh đặc trưng của nữ giới 
Chứng ớn lạnh, do đâu?
Bạn quá gầy. Trọng lượng cơ thể nhẹ có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn cảm thấy ớn lạnh run dù không phải đang ở trong mùa đông. Thiếu cân có nghĩa cơ thể thiếu chất béo làm nhiệm vụ như một bức tường ngăn cản nhiệt độ xâm nhập vào.
Rối loạn tuyến giáp. Luôn bị lạnh là dấu hiệu của suy giáp, có nghĩa tuyến giáp không tiết đủ hormone tuyến giáp cần thiết để nó hoạt động đúng chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.
Thiếu chất sắt. Nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp là một trong những lý do phổ biến gây nên tình trạng ớn lạnh. Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể cũng như mang lại sức nóng và các chất dinh dưỡng khác cho mọi tế bào trong hệ thống cơ thể.
Máu lưu thông kém. Nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường, có thể do vấn đề lưu thông máu vào tứ chi của bạn quá kém.
Ngủ không đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Mất nước. Nếu cơ thể đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Khi ít nước, cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài.
Khối lượng cơ bắp ít. Cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất nhiệt. Không có đủ cơ bắp góp phần gây nên cảm giác lạnh. Ngoài ra, khối lượng cơ bắp nhiều còn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất nhằm chống lại các cơn ớn lạnh tấn công.
Điều trị
Chứng lạnh là bệnh về thể chất, không có nguy cơ gây tử vong. Tuy nhiên, chứng lạnh dễ bộc phát viêm bàng quang, đau thần kinh, cũng có thể gây hiếm muộn và sảy thai. Điều trị chứng lạnh, cần quan tâm những sinh hoạt thường ngày, làm cho vận hành thần kinh tự động được cải thiện, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và chuyển hóa các chất, tăng cường thể chất.
Cần vận động một cách tích cực, thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn. Về mặt ăn uống, hấp thu nhiều chất đạm, vitamin, chất sắt và thức ăn giàu năng lượng. Chất đạm không thể thiếu trong việc giữ ấm cơ thể, cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E.

Thói quen xấu khiến bé gái bị méo mồm sau giấc ngủ trưa

Dù đang là giữa mùa hè nhưng có không ít trẻ phải nhập viện vì bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do bị nhiễm lạnh.

Thói quen xấu khiến bé gái bị méo mồm sau giấc ngủ trưa
Hà Nội vừa trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân ít nhiều bị xáo trộn. Trong những ngày nắng nóng, điều hòa nhiệt độ được rất nhiều gia đình sử dụng để giảm cơn nóng, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do sử dụng thiếu khoa học nên nhiều trẻ đã phải nhập viện do bị liệt dây thần kinh số 7, viêm phổi, viêm phế quản...

Vụ tài xế bỏ rơi sản phụ trên đường: Cách sơ cứu khi sinh ngoại viện

(Kiến Thức) - Liên quan tới vụ tài xế bỏ rơi sản phụ trên đường, bác sĩ cho biết trong trường hợp sản phụ phải vượt cạn giữa đường, nếu người nhà biết cách sơ cứu thì mẹ và em bé vẫn đảm bảo được an toàn.

Vụ tài xế bỏ rơi sản phụ trên đường: Cách sơ cứu khi sinh ngoại viện
Ngày 17/8, sự việc một sản phụ chuyển dạ ở Bình Phước bị tài xế đuổi xuống xe giữa đường, bé trai tử vong khi vừa mới sinh, khiến dư luận bức xúc.
Trong vụ tài xế bỏ rơi sản phụ trên đường, theo các bác sĩ nếu sản phụ chuyển dạ sinh con dọc đường có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Tôm và thịt gà là thực phẩm 'đại kỵ' khi bị ho?

ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều bà mẹ thấy con ho là kiêng không cho trẻ ăn tôm, không ăn các chất tanh như cua, cá và nhất là thịt gà… Điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Tôm và thịt gà là thực phẩm 'đại kỵ' khi bị ho?
Tom va thit ga la thuc pham 'dai ky' khi bi ho?
Ảnh minh họa: Internet. 
Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, ho là do bệnh lý chứ không phải vì ăn uống. Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, việc kiêng các loại món ăn mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.