Tôm và thịt gà là thực phẩm 'đại kỵ' khi bị ho?

ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều bà mẹ thấy con ho là kiêng không cho trẻ ăn tôm, không ăn các chất tanh như cua, cá và nhất là thịt gà… Điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Tôm và thịt gà là thực phẩm 'đại kỵ' khi bị ho?
Tom va thit ga la thuc pham 'dai ky' khi bi ho?
Ảnh minh họa: Internet. 
Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải, ho là do bệnh lý chứ không phải vì ăn uống. Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, việc kiêng các loại món ăn mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Đáng nói nữa là suy nghĩ kiêng thịt gà khi bị ho đã ăn sâu vào thói quen, suy nghĩ của nhiều người trong khi thịt gà chứa rất nhiều protein, nhất là kẽm. Đặc biệt, kẽm là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng. Vì vậy, kiêng thịt gà khi ho là không nên. Trái lại, các mẹ nên cho con ăn thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cũng theo BS Hải, vỏ tôm không tốt đối với trẻ đang ho nhưng lại rất tốt khi mẹ cần tăng can xi cho trẻ. Đa phần mọi người cho rằng ăn tôm sẽ có nhiều canxi bởi thịt tôm chứa chất này và tất nhiên, bỏ hết phần vỏ và càng tôm. Nhưng thực chất, lượng canxi chủ yếu ở trong vỏ tôm còn phần thịt tôm chỉ cung cấp chất đạm là chính. Vì vậy, nếu muốn cung cấp canxi cho cơ thể, có thể chọn các loại tôm nhỏ cho trẻ để ăn được cả vỏ. 
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng: Việc kiêng thịt gà và tôm khi bị ho là không đúng. Tuy nhiên, đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì làm tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, cơ chế gây ho ngoài các yếu tố môi trường, do nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn còn có yếu tố thần kinh, thay đổi cảm xúc là lên cơn ho và hen.
Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, Không ít bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy con mình ho dài ngày không dứt. Thực tế, trong thời gian bé bị ho, cần chú ý đến các thực phẩm nên kiêng kị dưới đây để nhanh chóng giúp bé khỏi bệnh.
1. Thực phẩm lạnh: Khi trẻ bị ho, không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.
Lúc này, nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
2. Thực phẩm béo, ngọt, vị đậm: Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hằng ngày, nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Ngoài ra, cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi. Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, socola… khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.
3. Thực phẩm bồi bổ: Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về
Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Những suy nghĩ sai lầm trong việc chăm sóc trẻ bị ho

Rất nhiều bậc cha mẹ có cách nghĩ sai lầm trong việc chăm sóc trẻ, đặc biệt khi trẻ bị ho. Việc kiêng khem thái quá như không cho con ăn tôm cua, thịt gà là một sai lầm.

Những suy nghĩ sai lầm trong việc chăm sóc trẻ bị ho
ThS.BS Lê Thị Hải (nguyên Giám đốc trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay, ai cũng biết tôm, thịt gà, cua cá rất nhiều đạm và giàu canxi. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ thấy trẻ bị ho là kiêng không cho trẻ ăn tôm, thịt gà, không ăn các chất tanh… là hoàn toàn sai lầm.

Có nên kiêng tôm, thịt gà khi trẻ bị ho?

Khi trẻ bị ho, trong dân gian vẫn thường truyền tai nhau rằng nên kiêng ăn thịt gà hoặc tôm, vì cho rằng sẽ làm cho tình trạng ho tăng thêm. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, điều này không hoàn toàn đúng.

Có nên kiêng tôm, thịt gà khi trẻ bị ho?
Tôm và thịt gà... là những món ăn giàu dinh dưỡng nhưng khi bị ho mọi người vẫn truyền tai nhau nên tránh các thực phẩm này vì sẽ làm tăng tình trạng ngứa cổ, ho càng nặng thêm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.