Dấu hiệu bệnh tiểu đường, chú ý ngay kẻo hối không kịp

Dấu hiệu bệnh tiểu đường, chú ý ngay kẻo hối không kịp

Bệnh nhân tiểu đường ngày càng có sự trẻ hóa, già trẻ, nam nữ đều có thể mắc phải. Để ngăn ngừa biến chứng, nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên chú ý dấu hiệu bệnh tiểu đường để có biện pháp can thiệp.

Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đây là nguyên nhân cản trở cơ thể chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, gây ra hiện tượng đường tích tụ tăng dần trong máu. (Ảnh minh họa)
Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đây là nguyên nhân cản trở cơ thể chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, gây ra hiện tượng đường tích tụ tăng dần trong máu. (Ảnh minh họa)
Đường huyết cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tổn thương các bộ phận như mắt, thận, thậm chí gây tử vong. Do vậy, nhận diện  dấu hiệu bệnh tiểu đường để điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng.
Đường huyết cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tổn thương các bộ phận như mắt, thận, thậm chí gây tử vong. Do vậy, nhận diện dấu hiệu bệnh tiểu đường để điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng.
1. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành glucose - nguyên liệu để các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Vậy nhưng, nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc các tế bào kháng lại insulin cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào và tạo năng lượng.
1. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành glucose - nguyên liệu để các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Vậy nhưng, nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc các tế bào kháng lại insulin cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào và tạo năng lượng.
Kết quả là, lượng thực phẩm nạp vào rất nhiều cũng không thể tạo thành năng lượng. Thiếu năng lượng khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi.
Kết quả là, lượng thực phẩm nạp vào rất nhiều cũng không thể tạo thành năng lượng. Thiếu năng lượng khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi.
2. Ngứa da. Mắc các bệnh ngoài da như mề đay, chàm, dị ứng... cơ thể sẽ có biểu hiện ngứa, phát ban cục bộ. Những rắc rối này có thể giải quyết khi sử dụng các loại thuốc đặc trị.
2. Ngứa da. Mắc các bệnh ngoài da như mề đay, chàm, dị ứng... cơ thể sẽ có biểu hiện ngứa, phát ban cục bộ. Những rắc rối này có thể giải quyết khi sử dụng các loại thuốc đặc trị.
Mắc tiểu đường, người bệnh cũng có dấu hiệu ngứa da. Nghiên cứu chỉ ra, hiện tượng ngứa này thường thấy ở giai đoạn đầu khởi phát, hơn 30% người bị ngứa da.
Mắc tiểu đường, người bệnh cũng có dấu hiệu ngứa da. Nghiên cứu chỉ ra, hiện tượng ngứa này thường thấy ở giai đoạn đầu khởi phát, hơn 30% người bị ngứa da.
Nguyên nhân tình trạng bắt nguồn từ việc lượng đường trong máu tăng cao, lượng đường trong dịch mồ hôi tiết ra cũng tăng theo. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sức đề kháng của da lúc này cũng suy yếu, người bệnh dễ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
Nguyên nhân tình trạng bắt nguồn từ việc lượng đường trong máu tăng cao, lượng đường trong dịch mồ hôi tiết ra cũng tăng theo. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sức đề kháng của da lúc này cũng suy yếu, người bệnh dễ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao còn làm tổn thương dây thần kinh, rối loạn chức năng thần kinh.
Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao còn làm tổn thương dây thần kinh, rối loạn chức năng thần kinh.
3. Suy giảm thị lực. Mắc chứng tiểu đường, người bệnh có hiện tượng suy giảm thị lực. Tình trạng này bắt nguồn từ việc lượng đường trong máu tăng cao liên tục làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc, suy giảm thị lực.
3. Suy giảm thị lực. Mắc chứng tiểu đường, người bệnh có hiện tượng suy giảm thị lực. Tình trạng này bắt nguồn từ việc lượng đường trong máu tăng cao liên tục làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc, suy giảm thị lực.
Ngoài suy giảm thị lực, bệnh nhân tiểu đường còn có thể có hiện tượng khô mắt, mỏi mắt, khó chịu... do sự gia tăng mạch máu mắt, các vấn đề thần kinh do lượng đường trong máu tăng cao liên tục.
Ngoài suy giảm thị lực, bệnh nhân tiểu đường còn có thể có hiện tượng khô mắt, mỏi mắt, khó chịu... do sự gia tăng mạch máu mắt, các vấn đề thần kinh do lượng đường trong máu tăng cao liên tục.
4. Giảm ham muốn tình dục. Mắc chứng tiểu đường, nhiều bệnh nhân còn có hiện tượng giảm ham muốn tình dục. Được biết, lượng đường trong máu tăng cao thời gian dài dễ gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu ở nhiều nơi trong cơ thể.
4. Giảm ham muốn tình dục. Mắc chứng tiểu đường, nhiều bệnh nhân còn có hiện tượng giảm ham muốn tình dục. Được biết, lượng đường trong máu tăng cao thời gian dài dễ gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu ở nhiều nơi trong cơ thể.
Hệ thần kinh hoạt động không tốt dễ dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn, dần dần mất hứng thú với sinh hoạt chăn gối.
Hệ thần kinh hoạt động không tốt dễ dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn, dần dần mất hứng thú với sinh hoạt chăn gối.
5. Tay chân tê bì. Tay chân tê bì có thể bắt nguồn từ các vấn đề như huyết áp cao, mỡ máu cao hay tiểu đường... Để xác định chính xác nguyên nhân tê bì chân tay, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu kịp thời.
5. Tay chân tê bì. Tay chân tê bì có thể bắt nguồn từ các vấn đề như huyết áp cao, mỡ máu cao hay tiểu đường... Để xác định chính xác nguyên nhân tê bì chân tay, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu kịp thời.
Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. (Nguồn video: TTV)

GALLERY MỚI NHẤT