Dấu ấn của GS Phạm Minh Hạc đối với khoa học giáo dục Việt Nam

Với tư cách một nhà khoa học, GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển ngành tâm lý học với những nghiên cứu về phát triển khoa học giáo dục, triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục.

Ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.
Dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa; GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành, chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục, hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam. Đại diện gia đình có PGS.TS Hoàng Anh - phu nhân, người thay mặt cho GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc và gia đình.
"Hội thảo nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc cho sự phát triển lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam. Đồng thời, thông qua hội thảo tiếp tục phat triển những giá trị khoa học trong các công trình nghiên cứu của GS Phạm Minh Hạc vào thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, góp phần lan toả tấm gương sáng của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục mẫu mực trong toàn ngành và toàn xã hội", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Dau an cua GS Pham Minh Hac doi voi khoa hoc giao duc Viet Nam
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội thảo. 
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định,  đây là hội thảo đặc biệt, mang tính khoa học, tính thực tiễn, ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc.
GS Phạm Minh Hạc là một nhà khoa học, nhà giáo, một nhà quản lý, một chính trị gia, một nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục, đã có một khoảng thời gian rất dài và có nhiều đóng góp nổi bật, to lớn cho giáo dục nước nhà.
Với tư cách là nhà khoa học, GS đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học giáo dục Việt Nam, những nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục, triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục. Nhiều nghiên cứu khoa học của GS đã có đóng góp làm phát triển ngành tâm lý học, khoa học giáo dục nói chung và có đóng góp trong phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ hiện đại nói riêng.
Với tư cách là nhà quản lý, trải qua nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt là cương bị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, GS đã có những quyết sách đổi mới giáo dục vào thời kỳ đất nước đã độc lập thống nhất nhưng cũng là giai đoạn cực khó khăn, giáo dục đầy thách thức. Phương châm chỉ đạo của giai đoạn thử thách đó được GS đề ra là: “giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển cái cần thiết”. Đó là tinh thần mang tính tình thế, có kế thừa và lựa chọn cái cần làm phù hợp với hoàn cảnh, nó cũng mang tính kế thừa, một tinh thần quan trọng của giáo dục.
Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, GS đã có nhiều đề xuất và chỉ đạo triển khai mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000… Những kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn giáo dục nước nhà của GS hiện vẫn còn nhiều ý nghĩa tham khảo đối với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặc biệt là phát triển nền giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Hoạt động khoa học và thực tiễn của GS để lại cho những người quản lý giáo dục ngày nay nhiều bài học quan trọng. Trong đó có bài học về việc phát triển khoa học tâm lý, lấy khoa học tâm lý làm gốc căn cơ nền tảng để phát triển khoa học giáo dục. Đó là tầm nhìn xa về chính sách trong giáo dục, là tinh thần bám sát thực tiễn, tinh thần đề cao công bằng trong giáo dục, tinh thần nhân văn trong giáo dục…”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ. 
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng bày tỏ những điều may mắn, hạnh phúc từ góc độ là hậu học, hậu sinh, hậu bối, hậu kế của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc. Đó là may mắn, hạnh phúc khi có những người thầy lớn, bậc tiền bối để có chỗ dựa và hỏi han; có những nền tảng gốc mà những tiền bối đã gây dựng một cách chắc chắn từ trước để nay kế thừa; có bài học lớn, tấm gương sáng để tiếp nối, soi sửa và noi theo.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng, thế hệ sau, đồng nghiệp và học trò thừa nhận tôn vinh những người thầy lớn, như Hội Cựu giáo chức tôn vinh GS Phạm Minh Hạc, làm gương và làm lan tỏa cho việc “trò kính thầy, sơn môn kính trưởng lão” trong toàn xã hội… là niềm hạnh phúc cho toàn ngành hôm nay.
Dau an cua GS Pham Minh Hac doi voi khoa hoc giao duc Viet Nam-Hinh-2
 Quang cảnh hội thảo.
Hội thảo khoa học “GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” nhận được hơn 30 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cả nước. Nội dung các tham luận đã khẳng định những đóng góp quan trọng của GS Phạm Minh Hạc.
Cụ thể, GS Phạm Minh Hạc đã công bố một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó có những công trình đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Đó là nguồn tài liệu quan trọng góp phần phát triển tâm lý học giáo dục hiện đại.
Các công trình của GS Phạm Minh Hạc đã luận giải, khái quát nhiều khái niệm, phạm trù khoa học mới về tâm lý học, giáo dục học, góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú lý luận về tâm lý học và giáo dục học hiện đại.
Những công trình nghiên cứu về triết lý giáo dục Việt Nam, nghiên cứu về giá trị học, giá trị con người Việt Nam, nghiên cứu về con người… không chỉ có giá trị định hướng, dẫn dắt cho xu hướng phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam trong các thời điểm mang tính bước ngoặt mà còn là cơ sở khoa học đề đề xuất các chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế.
Trong quản lý, với cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã từng đưa ra những quyết sách giáo dục đổi mới vào thời điểm nhiều khó khăn của giáo dục. Ông luôn bám sát thực tiễn giáo dục ở mọi vùng miền đất nước. Nhờ đó đã đề xuất được nhiều giải pháp quản lý phù hợp với thực tiễn. Ông đã có công lớn trong thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà sư phạm đồng thời đã gửi một số kiến nghị tới Bộ GD&ĐT về việc lưu giữ, tiếp tục phát huy những giá trị, kết quả nghiên cứu, đóng góp, cống hiến của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc.
Phát biểu kết thúc hội thảo, GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành, chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam nhấn mạnh: Hội thảo khoa học “GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” không phải là để đánh giá về một nhà khoa học lớn trong lĩnh vực giáo dục mà là dịp để tri ân GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Kỳ họp thứ 7 thể hiện sự tôn trọng trí thức

Chủ tịch Phan Xuân Dũng cho hay, VUSTA đã góp một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các luật tại kỳ họp này. Điều đó thể hiện, đất nước ta rất tôn trọng trí thức KH&CN.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và được chia làm 2 đợt (đợt 1, từ ngày 20/5-8/6 và đợt 2, từ ngày 17-29/6). Theo chương trình, sáng nay (29/6), Kỳ họp sẽ tiến hành phiên bế mạc.
Đóng góp quan trọng của VUSTA trong hoàn thiện các dự án luật

Nhiều người lao động kỳ vọng vào tăng lương cơ sở

Các đại biểu đánh giá, Kỳ họp thứ 7 nổi bật là hoạt động lập pháp, với nhiều chính sách tác động lớn, trong đó có tăng lương cơ sở. Nhiều người lao động rất kỳ vọng vào chính sách này.

Tăng mức lương cơ sở là chính sách có tác động lớn
Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một Kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi.

Bình tĩnh cùng con vượt cú sốc thi trượt vào lớp 10

Theo chuyên gia, nhà giáo, khi thi trượt lớp 10, bản thân các con là người buồn nhất. Cha mẹ tuyệt đối không chỉ trích, trách móc con. Cơ hội vẫn còn ở phía trước nếu còn biết cố gắng.

Tối 1/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của Hà Nội năm 2024. Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm nào cũng căng thẳng, nhưng năm 2024 sự cạnh tranh còn khốc liệt hơn.

Số học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm nay khoảng 135.000 em (tăng 5.000 em so với năm học trước). Đây cũng là năm cuối cùng thí sinh học theo chương trình GDPT 2006 nên cuộc đua càng trở nên “nóng”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới