Dấu ấn của các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA năm 2023
Năm 2023, hoạt động của các tổ chức KH&CN thuộc VUSTA đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, tổng thuế nộp cho Nhà nước là 154 tỷ đồng, gấp gần 4 lần ngân sách cấp hằng năm.
Mai Loan
Nộp thuế 154 tỷ đồng, gấp gần 4 lần ngân sách cấp cho VUSTA
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) hiện có 580 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN) trực thuộc.
Thực hiện vai trò cơ quan chủ quản, trong năm 2023, VUSTA đã tiếp tục tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống các tổ chức KH&CN trực thuộc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan trưng bày các sản phẩm khoa học, kỹ thuật tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: TTXVN.
Thường trực lãnh đạo VUSTA đã chỉ đạo sửa đổi các quy định về thành lập tổ chức KH&CN theo hướng nâng cao tiêu chuẩn thành lập các tổ chức KH&CN trực thuộc, gắn trách nhiệm của các nhân sự chủ chốt của các viện nghiên cứu vào tạp chí trực thuộc viện, tăng các nội dung về đình chỉ, giải thể tổ chức hoạt động không đúng quy định, vi phạm pháp luật, điều lệ tổ chức với mục tiêu cao nhất là tạo ra một môi trường lành mạnh cho các trí thức, nhà khoa học làm việc, công hiến.
Theo số liệu báo cáo, trong năm 2023, kết quả hoạt động của các đơn vị KH&CN trực thuộc VUSTA đã đạt được những con số ấn tượng. Trong đó, đáng chú ý, về kinh phí, tổng huy động kinh phí: 1.244 tỷ đồng. Tổng thuế nộp Ngân sách Nhà nước là 154 tỷ đồng. Như vậy, tổng thuế nộp cho Nhà nước đã gấp gần 4 lần ngân sách cấp cho VUSTA hàng năm.
Góp ý kiến nhiều dự thảo Luật quan trọng
Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của LHHVN đã được thể chế trong Điều lệ đã được Thủ tướng phê chuẩn, quy định tại Quyết định 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thực tế, các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA cũng tham gia nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng chính sách, trong đó có đóng góp ý kiến, đề xuất sáng kiến đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng có thể dùng với nhiều cụm từ khác nhau như “tư vấn chính sách”, “góp ý chính sách”, “phản biện xã hội”.
Hội nghị “Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức, đơn vị về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Ảnh: Mai Loan.
Bên cạnh một số đơn vị có năng lực nghiên cứu sâu về chính sách được các nhà khoa học công nhận, có những hoạt động nghiên cứu, đánh giá bài bản để đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp với thực tế thì phần lớn các tổ chức trực thuộc VUSTA chủ yếu trực tiếp đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản sau khi cơ quan quản lý nhà nước đã có dự thảo.
Cụ thể, năm 2023, đã có 83 lượt góp ý, tư vấn các dự thảo luật; Lượt góp ý, tư vấn các dự thảo nghị định là 36; Lượt góp ý, tư vấn các dự thảo công tư là 41.
Có thể nói đây là hoạt động thể hiện rõ nhất vai trò của các trí thức trong hoạt động của các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA. Trong thời gian vừa qua, với sự nhiệt tình, tâm huyết của các trí thức đang hoạt động tại các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA, nhiều kết quả nghiên cứu, luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách đã được các tổ chức này đưa ra và kiến nghị lên Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ/ngành trong quá trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị định, chương trình, đề án.
Trong đó, đáng chú ý là với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một bộ luật quan trọng, các nhà khoa học, chuyên gia của VUSTA đã có nhiều ý kiến giá trị gửi tới Ban soạn thảo, Quốc hội. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua.
Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ được công nhận
Năm 2023 là một năm đặc biệt khó khăn với các tổ chức KH&CN nói chung và với các tổ chức trực thuộc VUSTA nói riêng. Mặc dù vậy, một số tổ chức vẫn nỗ lực trong các hoạt động nghiên cứu và có các sản phẩm được công nhận, ghi nhận hoặc thông qua các bài báo được đăng tải.
Mô hình sản xuất giống cây áp dụng công nghệ cao của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Ảnh: Trần Việt.
Cụ thể, đã có 21 bằng sáng chế độc quyền được cấp, số bằng giải pháp hữu ích độc quyền là 17; Số bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế là 195; 675 bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước: 675; Số lượng đề tài, dự án, chương trình: 681; Số lượng hợp đồng dịch vụ, dịch vụ KH&CN thực hiện: 1.222; 12 công trình về năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió…) đã được đơn vị tư vấn/thiết kế, triển khai...
Một số công trình đáng chú ý như đề tài cấp Nhà nước của Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật “Nghiên cứu đánh giá rối loạn vận động và bài tiết một số bệnh lý dạ dày, thực phẩm” (đã nghiệm thu tháng 8/2023) và đang dần hoàn thiện đề tài “Nghiên cứu phát triển hệ thông thông minh hỗ trợ chẩn đoán tổn thương đường tiêu hóa trên bằng hình ảnh nội soi”.
Viện Nấm và Công nghệ sinh học thực hiện dự án “Nấm lớn trong rừng Việt Nam: Ghi nhận các loài ăn được, ước tính sản lượng, mùa vụ và khả năng nuôi trồng” do Quỹ VinIF tài trợ. Đến nay đã có kết quả bước đầu thu thập, định dạng 500 mẫu nấm lớn tại các khu vực nghiên cứu. Đánh giá khả năng ăn được và nuôi trồng của 02 loại tiêu biểu.
Các hoạt động như Bảo tồn đa dạng sinh học, Xóa đói giảm nghèo, Hoạt động bình đẳng xã hội, bình đẳng giới, Hoạt động chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp bền vững, giáo dục và đào tạo, dạy nghề,... cũng được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA đều là các tổ chức tự chủ, tự trang trải, không có hỗ trợ ban đầu từ nhà nước. Bên cạnh các tổ chức KH&CN có hoạt động ổn định, phát triển tốt, không tránh khỏi có một số tổ chức gặp nhiều khó khăn, hoạt động yếu kém.
Từ cuối năm 2021 đến nay, VUSTA đã tăng cường kiểm tra, rà soát, các tổ chức KH&CN hoạt động yếu kém, vi phạm các quy định của Nhà nước và của VUSTA để tiến hành các thủ tục đình chỉ và giải thể. Đồng thời đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các ngành, các cấp tạo ra môi trường thuận lợi cho trí thức và các nhà khoa học ngoài công lập sáng tạo, cống hiến, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cân nhắc quy định giải quyết khiếu nại đất đai hạn chế quyền công dân
Góp ý Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc thêm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Bất cập khi không giao UBND giải quyết tranh chấp đất đai
Theo ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong điều kiện thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này chỉ giao cho Tòa án nhân dân, Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp đất đai, mà không giao cho UBND giải quyết như trước, là không phù hợp, không khả thi. Ngoài ra, sẽ kéo dài thời gian giải quyết, mất nhiều thời gian, kinh phí cho các bên tham gia giải quyết.
Nhiều điểm “vênh” giữa Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và Luật Lâm nghiệp
TS. Ngô Văn Hồng, Trung tâm CEGORN đã chỉ ra một số nội dung chưa thống nhất giữa Luật Lâm nghiệp 2017 và Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), TS. Ngô Văn Hồng, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) cho biết, đất, rừng vừa là tài nguyên thiên nhiên vừa là yếu tố sản xuất quan trọng đối với trong ngành lâm nghiệp.
Hội nghị Lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp tổ chức.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Dần giải quyết công việc một cách lý trí. Trong khi đó, tình duyên của người tuổi Dậu phát triển tốt đẹp.
(Vietnamdaily) - Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai sẽ phải trả lại khu đất rộng 283,2m2 tại phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đồng thời nhanh chóng tháo dỡ, di dời tài sản trên đất để bàn giao về Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp nhận, quản lí và xây dựng phương án khai thác theo quy định.
Đến những con phố Hà Nội này lần đầu tiên, bạn đừng dại mà tự tìm đường, hãy nhờ người dân chỉ giúp. Bởi chúng như mê cung dễ dàng "đánh gục" bạn về độ lòng vòng.
Trong tháng 1/2025, 4 con giáp này cực kỳ may mắn, họ được dự báo sẽ thu hoạch đầy bồ, tiền bạc rủng rỉnh, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, không sợ thiếu tiền.
Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á nổi tiếng với nền văn hóa độc đáo, phong cảnh tuyệt đẹp và ẩm thực hấp dẫn. Sau đây là những điều lý thú về đất nước này.
Diễn ra từ năm 1914 - 1918, Thế chiến 1 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử với hàng chục triệu người thương vong. Dưới đây là một số bức ảnh lịch sử về cuộc chiến.
Các nhiếp ảnh gia chụp nhiều bức ảnh lịch sử về thủ đô Moscow của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2. Người dân Liên Xô đã thực hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại khi phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược năm 1941.
Nghị quyết 57 lần đầu tiên xác định rõ các nội dung trọng tâm cốt lõi, đó là thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng và lạm dụng quyền lực phía sau việc biếu, tặng quà cho quan chức vào các dịp lễ, Tết, nhiều quốc gia trong khu vực đã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
Mới đây, chuyên trang về ẩm thực TasteAtlas đã công bố một bản danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Điều đặc biệt là Việt Nam có một đại diện duy nhất lọt vào bảng xếp hạng này.
Bảo tàng ảnh Hà Lan ở Rotterdam đã công bố một bộ sưu tập ảnh cũ ghi lại hình ảnh Trung Quốc hơn 90 năm về trước chụp bởi nữ nhà báo Ellen Thorbecke (tên khai sinh là Ellen Kolban, 1902-1973)
Syria là một quốc gia nằm ở Trung Đông với bề dày lịch sử và văn hóa kéo dài hàng ngàn năm. Đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh lớn, với di sản để lại là nhiều di tích lịch sử hấp dẫn.
Trong Chiến tranh thế giới 2, hậu phương Liên Xô đã tham gia sản xuất vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm... Những đóng góp của họ tiếp thêm sức mạnh cho Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề về quản lý hội.
Ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức của các tổ chức KH&CN".