DATC đấu giá khoản nợ 118 tỷ của Thương mại NEM với giá chỉ 43 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đang tiến hành lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ phải thu tại CTCP Thương mại NEM (NEM Trading) trong thời gian từ 10-17/12.

Theo đó, giá trị khoản nợ tính đến thời điểm 30/06/2019 là 118 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc gần 61 tỷ đồng và nợ lãi 57 tỷ đồng. Giá khởi điểm của khoản nợ này là 43 tỷ đồng.

DATC dau gia khoan no 118 ty cua Thuong mai NEM voi gia chi 43 ty dong
 

Trước đó, hồi tháng 9/2018, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, CTG) cũng rao bán khoản nợ gần 111 tỷ đồng có tài sản đảm bảo của CTCP Thương mại NEM. Trong đó, gần 61 tỷ đồng dư nợ gốc và gần 50 tỷ đồng nợ lãi.

Tài sản bảo đảm là toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển (hàng thời trang: quần, áo, đầm...) của công ty. Tại thời điểm 30/6/2018, giá trị hàng tồn kho của công ty theo ghi nhận là 33,9 tỷ đồng.

Được biết, CTCP Thương mại NEM chính là đơn vị quản lý các cửa hàng thời trang với thương hiệu NEM tại nhiều địa chỉ khắp Hà Nội.

Công ty này được thành lập từ đầu năm 2009 do ông Trương Việt Bình là người đại diện theo pháp luật, với ngành nghề kinh doanh là buôn bán hàng may mặc.

Công ty là một thành viên trong hệ thống các công ty có liên quan đến NEM (thành lập từ năm 2002), thương hiệu thời trang nữ bình dân lớn tại Việt Nam với hệ thống 44 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM.

Gần đây, vào tháng 11 vừa qua, Cục Quản lý Thị trường Hà Nội phát hiện một cơ sở may mặc tại quận Long Biên nhập hàng nước ngoài sau đó thay nhãn mác. Cục này cho biết sẽ mời NEM, IFU lên làm việc để xác minh vụ việc.

Thương hiệu thời trang NEM của Việt Nam sắp bán cho Nhật?

(Kiến Thức) - Trong lúc các thương hiệu thời trang ngoại đổ bộ Việt Nam thì có thông tin cho rằng thương hiệu thời trang NEM của Việt Nam sắp được bán cho công ty Nhật. 

Theo nguồn tin đăng tải trên Yahoo Nhật Bản ngày 8/11, công ty bán lẻ thời trang của Nhật Bản Stripe International cho biết sẽ mua lại công ty cổ phần Thời trang Nem của Việt Nam. 
Hiện tại, hai bên đang trong quá trình đàm phán, thỏa thuận hợp tác. Chi tiết thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.

Thời trang NEM và IFU liên quan đến 4 tấn quần áo ngoại cắt mác?

Trong số hàng bị thu giữ có cả hàng hóa của NEM - thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường với gần 100 cửa hàng trên toàn quốc.

Cục QLTT Hà Nội vừa phát hiện một cơ sở may mặc tại quận Long Biên nhập hàng nước ngoài sau đó thay nhãn mác. Cục này cho biết sẽ mời NEM, IFU lên làm việc để xác minh vụ việc.

Ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội QLTT số 17) tiến hành kiểm tra cơ sở may mặc tại số 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công nhân của cơ sở này đang thực hiện cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn IFU trên các sản phẩm quần áo.

Cụ thể hàng hóa bao gồm 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2.130 sản phẩm quần áo, 16 bao quần áo ghi nhãn nước ngoài, 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Tổng trọng lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng.

Thoi trang NEM va IFU lien quan den 4 tan quan ao ngoai cat mac?

Tổng trọng lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Theo Infonet, trong số hàng bị thu giữ có cả hàng hóa của NEM - thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường với gần 100 cửa hàng trên toàn quốc.

Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết vụ việc vẫn đang trong quá trình xác minh. Cục sẽ mời các đối tượng lên xuất trình hóa đơn chứng từ, xem có của đơn vị nào thì họ phải giải trình.

Thoi trang NEM va IFU lien quan den 4 tan quan ao ngoai cat mac?-Hinh-2

Các tem nhãn được cơ sở cắt bỏ, nhiều tem thể hiện nhãn hiệu IFU. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hà, Đội trưởng Quản lý thị trường số 17 thông tin đội đang xác minh, làm rõ. Hiện chủ cơ sở vẫn chưa ra mặt. “Chúng tôi đã mời họ lên làm việc nhưng họ bảo đang bị ốm”, đội trưởng Hà cho hay.

Cũng theo ông Hà, trong số lượng hàng thu giữ, số lượng của NEM không nhiều. Theo lời khai của nhân viên cơ sở may mặc thì họ mua đồ của NEM.

“Hiện họ mới khai báo như thế nhưng mình phải xác minh có phải hàng của NEM không, có giấy tờ không? NEM xác nhận có phải hàng của NEM không, nếu không phải thì là hàng giả. Còn nếu của NEM thì lại khác. Chúng tôi đương nhiên sẽ có công văn gửi sang NEM mời họ sang”.

“Đối với IFU, chúng tôi cũng phải mời họ đến để xem là hàng của họ hay là hàng giả, văn bằng của họ đã được bảo hộ chưa, yêu cầu họ xuất trình giấy tờ... Hiện tại, chúng tôi tra thì họ mới nộp đơn, chưa được bảo hộ. 

Nếu bảo hộ của họ thì chuyện bình thường, chỉ sai về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa chứ không phải hàng giả. Nếu hàng giả thì giả của ai, bị hại như thế nào. Tất cả cần phải xác minh và làm rõ”, ông Hà nói.

Đội trưởng Quản lý thị trường số 17 khẳng định cần xử lý vụ việc một cách cẩn trọng, không làm ảnh hưởng tới uy tín các thương hiệu.

Theo đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên và thu giữ thêm tang vật là 4 máy khâu và 49 kg tem nhãn các loại để điều tra xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. 

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.