Đặt tên Phật cho con

Hãy làm tất cả những gì có thể để giữ gìn sự tôn nghiêm của hồng danh Phật, Bồ-tát.

Đặt tên Phật cho con
HỎI: Tôi là Phật tử thường tụng kinh Pháp hoa. Trong quá trình đọc tụng, tôi phát tâm kính ngưỡng và yêu thích ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Nhiên Đăng nên muốn lấy danh hiệu này đặt tên cho con trai sắp sinh của mình. Cha mẹ và các bậc lớn tuổi đều khuyên không nên, vì “phạm húy” với Phật. Vậy mong quý Báo giúp tôi về vấn đề này.
(HOA HẠNH, catphuc.nguyen@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Hoa Hạnh thân mến!
Trong thực tế thì khá nhiều tên “đẹp” của người Việt, có nguồn gốc Hán-Việt, trùng với danh hiệu các vị Phật, nhất là đối với những danh hiệu ít phổ biến, không nhiều người hay biết. Ai đã từng kính lễ danh hiệu Phật ở những bộ kinh như Vạn Phật, Tam thiên Phật, Ngũ bách danh Phật… thì thấy rõ điều này.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thường thì các bậc cha mẹ sau một thời gian dài suy ngẫm về một cái tên thật hay, thật ý nghĩa để đặt cho con mà hoàn toàn không hề có chủ ý lấy danh hiệu Phật đặt tên cho con của mình. Nếu tên ấy trùng với danh hiệu Phật thì đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, rất bình thường, và dĩ nhiên là không có gì thất lễ với Phật Thánh cả.
Tuy nhiên, hiện bạn đang có chủ ý lấy danh hiệu Đức Phật Nhiên Đăng để đặt tên cho con vì “kính ngưỡng và yêu thích ý nghĩa danh hiệu” Ngài, tuy không “phạm húy” và chư Phật cũng chẳng quở trách gì nhưng thiết nghĩ là không nên. Có nhiều lý do bất tiện về vấn đề đặt tên này, ở đây chúng tôi chỉ nêu một lý do đơn giản nhất là sau này khi mình la mắng con cái (hay con mình bị người khác phàn nàn, chửi mắng) thì không chừng Đức Phật tôn kính của mình bị hàm oan, vì có chủ ý về cái tên của con (giống tên Phật) nên khi nghe như vậy mình sẽ không đành lòng.
Nhân đây chúng tôi thiết nghĩ, mọi người không nên lấy danh hiệu Phật, Bồ-tát đặt tên cho các sản phẩm, thương hiệu như “trà Dược Sư”, “nhang Quan Âm”, “Buddha bar” v.v… vì dù không cố ý nhưng khó tránh khỏi ảnh hưởng và tác động nhiều phía đến sự tôn nghiêm của hồng danh và hình ảnh chư Phật, Bồ-tát.
Trong trường hợp vì quá ngưỡng vọng, tin tưởng, muốn những người thân hay các sản phẩm của mình có sự “kết nối” với Tam bảo thì hãy nên sử dụng các danh từ chung để đặt tên như: nước Cam lộ (ngon ngọt), trà An lạc (an vui), cơm Từ bi (yêu thương), đèn Bát-nhã (trí tuệ)…
Tóm lại, hồng danh Phật và Bồ-tát tuy là những từ ngữ bình thường nhưng trong tâm khảm của người con Phật luôn thiêng liêng, cao cả. Do đó, Phật tử chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể để giữ gìn sự tôn nghiêm của hồng danh Phật, Bồ-tát.
Chúc bạn tinh tấn!

Cắt nghĩa các tên gọi khác của Chùa

Cắt nghĩa các tên gọi khác của Chùa
(Kienthuc.net.vn) - Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thân thiết với mỗi chúng ta. Đâu đâu cũng có chùa và tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong lòng người Việt.

Về tên gọi Chùa, hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định.

Bên cạnh cái tên Chùa thuần Việt, chất phác ấy thì còn nhiều mỹ từ gốc Hán khác như Tự, Già lam cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trong tiếng Việt. Nhưng vì sao những từ đó được dùng để chỉ kiến trúc nhà có chức năng thờ Phật?

v
Chùa Đình Quán (hay Phúc Quang Tự) ở xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Trước hết là Tự (寺): Ngày nay chữ này được dùng đứng sau làm thành tố chính để kết hợp với một từ định danh nào đó tạo thành một cụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể. Ví dụ như Trấn Quốc Tự, Phúc Quang Tự, Linh Viên Tự,...

Như vậy, Tự được hiểu nghĩa là chùa nhưng trong ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại thì nghĩa của Tự không phải là chùa. Bởi vì Phật giáo mới tiến nhập Trung Quốc từ đầu Công Nguyên, trong khi chữ Hán thì đã có sớm hơn rất nhiều.

Tự vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc cụ thể của bộ máy chính quyền phong kiến. Vậy tại sao từ Tự chỉ một sở cục cụ thể được chuyển hẳn sang nghĩa là chùa? Đây là nguyên nhân lịch sử, dấu mốc đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Hán Minh Đế Lưu Trang (25-75) là vị vua đầu tiên thừa nhận địa vị của Phật giáo ở Trung Quốc. Tương truyền nhà vua nằm mộng thấy “người vàng” bay qua sân điện, bèn sai sứ giả 12 người do Lang Trung Thái Âm dẫn đầu sang Tây Trúc cầu tìm đạo Phật. Đó là sự kiện năm Vĩnh Bình 7 (64).

Ba năm sau (67), sứ giả về với hai tăng nhân người Ấn Độ cùng rất nhiều kinh sách và tượng Phật được thồ trên lưng ngựa trắng. Lúc các tăng nhân cùng kinh, tượng, về đến kinh đô, triều đình chưa chuẩn bị kịp chỗ ở riêng nên cho ở tạm trong Hồng lô tự.

Sau đó nhà vua mới cho xây dựng khu nhà mà chúng ta gọi là chùa để thờ Phật và các tăng nhân tu tập. Kiến trúc xây dựng theo kiểu mẫu dinh thự của quý tộc đương thời.

Sau đó chùa được xây dựng ngày càng nhiều cũng theo kiểu mẫu nhà ở của địa phương. Chính vì vậy mà chùa ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam khi tiếp nhận Phật theo hướng Trung Quốc có kiểu chùa rất riêng, không theo quy chuẩn mái cong tháp nhọn như nơi Phật giáo phát nguyên.

Già lam (伽 藍) cũng là tên gọi của ngôi chùa. Đây không phải là tên có nguồn gốc biến đổi như Tự ở trên. Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam ma (Sangharama). Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Tăng già lam ma 僧伽藍: là nơi ở của các tăng nhân để tu hành, sau chỉ chung kiến trúc ngôi chùa.

Như vậy, Già lam ở đây nghĩa như Tự. Nhưng theo tài liệu bằng chữ Hán của Tuần phủ Hà Nam-hiệp biện đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển (1854- 1919) trong “An Nam phong tục sách” thì Già lam chỉ là chùa nhỏ.

Cũng có chùa nhỏ (tiểu tự) không có Tăng Ni mà có một người giữ chùa (Thủ tự, ông Tự) để dâng hương, thắp đèn lễ cúng, gọi là Già lam.

Vậy thế nào gọi là Chùa?

Truy về nguồn gốc chữ Chùa không đâu hơn là dựa vào mã chữ Nôm. Trong chữ Nôm, Chùa được ghi bằng Trù. Ngữ âm lịch sử đã chứng minh: /ch/ là âm trước của /tr/ khi người Việt đọc chữ Hán.

Chùa là âm tiền Hán Việt của Trù, nó nằm trong hệ thống ch > tr, như chén > trản, chém > trảm, chọn > trạch, chèo > trạo, chầy > trì, chay > trai, chứa > trữ... Trù có nghĩa là bếp, tiếng Hán hiện đại, trù phòng có nghĩa là nhà bếp, nơi ấm áp, yên bình trong mỗi gia đình.

Suy rộng ra xã hội, nơi ấm áp, yên bình nhất chính là ngôi chùa. Chùa là nơi người ta được san sẻ, được thỏa nguyện về cả vật chất lẫn tinh thần.

Trong tiếng Việt ta còn có chữ Chùa chiền để chỉ chung về những thắng cảnh Phật giáo. Vậy Chiền là gì? Nó là từ có yếu tố độc lập hay là yếu tố láy của từ chùa? Thực ra nó xuất phát từ âm Triền: chỗ ở của người dân nói chung. Cũng như Chùa, Chiền là âm tiếng Việt của âm Triền Hán Việt.

Như vậy đây là một từ ghép đẳng lập của người Việt để chỉ thắng cảnh Phật giáo nói chung. Trong đó, Chùa là yếu tố trung tâm, tương đương với nó chính là Tự. Còn tiếng Hán tương đương với Chùa Chiền không phải là Tự mà là Sát. Sát là âm được phiên âm từ tiếng Phạn, là chùa nói chung, từ Hán Việt có các từ như: Cổ sát: chùa cổ, Bảo sát danh sơn: thắng cảnh núi non có chùa…

Tổng quan lại có thể thấy nghĩa của các từ chỉ về ngôi chùa Phật giáo luôn gắn bó mật thiết với ngôi nhà của chúng ta. Do đó, nó vừa tạo sự gần gũi lại vừa linh thiêng. Chính vì vậy mà ngay từ tên gọi đã toát lên vẻ ấm áp, thân thương và thành kính, mang đậm tư duy Phật giáo Á Đông nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.

(Bài viết có sử dụng tài liệu của Thạc sĩ Tạ Đức Tú - Bộ môn Ngữ văn, Khoa KHXH &NV, ĐH Cần Thơ)

Bùi Hiền 

Chuyện lạ thường về “truyền nhân” của Đức Phật

Lễ chọn và tấn phong diễn ra theo đúng các quy tắc và lễ nghi tôn giáo cổ truyền.

Chuyện lạ thường về “truyền nhân” của Đức Phật
Sự kỳ bí “độc nhất vô nhị” của nghi thức Lễ tấn phong Phật sống truyền thế cũng như vai trò cực kỳ to lớn của Phật sống sau khi được tấn phong, đã thu hút sự quan tâm không những của người dân Trung Quốc (TQ), mà còn nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Bão dạy ta điều gì trong cuộc sống?

Thiên tai nhắc nhở chúng ta nhiều điều, về sự vô thường mong manh, về những ẩn số không một ai biết trước, nhưng con người chúng ta thì sao?

Bão dạy ta điều gì trong cuộc sống?
“Năm nào cũng có thiên tai...nhắc nhở chúng ta rất nhiều... cuộc đời vốn vô thường, cuộc sống vốn mong manh, tai họa đến bất cứ lúc nào ko biết trước được, ngày mai vẫn là những ẩn số với tất cả, hãy sống yêu thương hơn, ý nghĩa hơn, đừng phân biệt người này kẻ nọ...

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.