“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, uy tín quốc tế như hiện nay"

(Kiến Thức) - Nhấn mạnh, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói rằng, những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước.

“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, uy tín quốc tế như hiện nay"
Sáng 10/12, với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X chính thức khai mạc với sự tham dự của 2.300 đại biểu, gồm 280 đại biểu khách mời và 2.020 đại biểu chính thức.
Tại Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, trong đó nêu rõ, “công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng.
“Dat nuoc ta chua bao gio co duoc co do, vi the, uy tin quoc te nhu hien nay“

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, trải qua chặng đường dài lịch sử xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua ái quốc luôn phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp; đã cổ vũ, động viên cả dân tộc nỗ lực thi đua thể hiện lòng yêu nước, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, vươn lên đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với các phong trào thi đua quy mô toàn quốc, tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đều có những phong trào thi đua, với nhiều hình thức tổ chức phong phú, nội dung thiết thực, động viên và lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia.
Điểm lại những thành tựu quan trọng, toàn diện mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, đạt được trong thời gian qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.” Những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước.
Các phong trào thi đua đã bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị gắn với "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", thi đua lập thành tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhiều bộ, ban, ngành, địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, huy động được nhiều nguồn lực xã hội và của nhân dân vào xây dựng quê hương, đất nước, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, lan tỏa rộng khắp.
Qua thực tiễn các phong trào thi đua, đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực và khắp mọi miền của Tổ quốc. Đó là những tấm gương lao động điển hình trên các công trình xây dựng, trong các nhà máy, đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như trên các mặt trận văn hoá, khoa học, y tế, giáo dục,… Xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tài năng, sáng tạo, có đạo đức kinh doanh, chấp hành pháp luật, làm lợi cho đất nước…
Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, biên phòng, hải quan, kiểm lâm sẵn sàng hy sinh trên mặt trận phòng, chống tội phạm, lâm tặc, buôn lậu… Phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả, thành tích trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm 2015 - 2020; chúc mừng các đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội hôm nay, những bông hoa tươi thắm trong phong trào thi đua của cả nước.
Bên cạnh khẳng định những kế quả đạt được, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục trong công tác thi đua, khen thưởng.
Đó là, nhiều mô hình, gương điển hình tiên tiến ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời và nhân rộng có hiệu quả. Việc tuyên truyền, tổ chức học tập, áp dụng mô hình mới còn ít được quan tâm. Công tác khen thưởng có lúc, có việc chưa kịp thời; khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp còn chưa nhiều, nhất là các hình thức khen bậc cao; tính tiêu biểu, nêu gương và lan toả trong công tác khen thưởng có lúc còn hạn chế...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong thời gian tới, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua phải có phương hướng đúng và vững"; "Thi đua ái quốc là lợi ích cho mình, lợi ích cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc", phong trào thi đua yêu nước cần cổ vũ các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt các cơ hội, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu…, đưa đất nước tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển, phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025).
“Dat nuoc ta chua bao gio co duoc co do, vi the, uy tin quoc te nhu hien nay“-Hinh-2
Các đại biểu dự đại hội. Ảnh: VGP 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, tiếp tục quán triệt, thực hiện thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực, biện pháp góp phần tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng của các cấp ủy đảng, chính quyền, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác thi đua, khen thưởng; đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo, các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của từng bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua sao cho thật bổ ích, thiết thực, tránh hình thức lối mòn, nhàm chán, tẻ nhạt; đối tượng thi đua cần phải rộng rãi; bảo đảm hài hòa các lợi ích của người lao động, của bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và của xã hội. Các phong trào thi đua cần có nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát; huy động được sự tham gia đông đảo và sự hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất, bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương; quan tâm và cụ thể hóa bằng các quy định về việc khen thưởng qua phát hiện các điển hình, nhân tố mới, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất; khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề; tăng cường phát hiện các điển hình tiên tiến để động viên, khen thưởng kịp thời. Khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được. Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới, tránh hình thức.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị, sau Đại hội, hơn 2.000 đại biểu là điển hình tiên tiến, anh hùng, chiến sĩ thi đua có mặt hôm nay tiếp tục phát huy năng lực, trí tuệ, tích cực tham gia và làm nòng cốt các phong trào thi đua yêu nước tại cơ quan, địa phương, đơn vị để những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt nhanh chóng được lan toả sâu rộng đến cộng đồng xã hội.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì phiên họp 16 Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT:

Nguồn: VTV1

Lão nông bất ngờ thắng lớn tiền tỷ mỗi năm nhờ cây mít lạ

Sau một chuyến đi du lịch vào miền Nam, ông Thủy tình cờ biết đến giống mít Thái Changai và mua 10 cây về trồng trên mảnh đất quê hương. Đến nay, ông sở hữu trang trại trồng mít rộng 1ha, cho doanh thu 1 tỷ/năm.

Lão nông bất ngờ thắng lớn tiền tỷ mỗi năm nhờ cây mít lạ

Trồng 1ha mít Thái, thu lãi 800 triệu/năm

Một thời nuôi bò sữa bị thua lỗ nặng, trồng cây ăn quả không đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng nhờ quyết tâm và ý chí vươn lên làm giàu, ông Ngô Văn Thủy tại thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược (Sóc Sơn, Hà Nội) đã thành công với mô hình trồng mít Thái Changai. Được ví như “cha đẻ” của giống mít Thái Changai ở miền Bắc, ông còn được người dân thân mật gọi với cái tên “Thủy mít”.

Tập huấn tuyên truyền nội dung dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng

(Kiến Thức) - Ngày 30/10, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn phóng viên báo chí tuyên truyền về nội dung dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tập huấn tuyên truyền nội dung dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Tap huan tuyen truyen noi dung du thao van kien Dai hoi XIII cua Dang
 Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Phạm Văn Linh báo cáo chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Hội nghị nhằm cung cấp cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, những người làm báo những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; trao đổi, thảo luận phương pháp, cách thức tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội, qua đó, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, góp ý có chất lượng vào dự thảo các văn kiện; góp phần để Đại hội thành công, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.
Tại hội nghị, PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thông tin về các nội dung cốt lõi của dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Từ đó, giúp có cái nhìn tổng quát toàn diện những kết quả đạt được, những thành tựu và cả những hạn chế, bất cập trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc lây COVID-19 ra cộng đồng

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi điện thoại cho lãnh đạo TPHCM và Bộ Y tế để yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm về việc lây nhiễm COVID-19 ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly. Cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc lây COVID-19 ra cộng đồng
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống chiều 1/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông đã gọi điện thoại cho lãnh đạo TPHCM và Bộ Y tế để có biện pháp mạnh hơn.
“Tôi yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm về việc lây nhiễm này, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly. Cơ quan nào chịu trách nhiệm” - Thủ tướng nêu rõ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.