Đặt bẫy ảnh, sửng sốt thấy động vật “quý như vàng” ở VQG Vũ Quang

Đặt bẫy ảnh, sửng sốt thấy động vật “quý như vàng” ở VQG Vũ Quang

Thông qua 85 điểm bẫy ảnh, Vườn Quốc gia Vũ Quang ở Hà Tĩnh đã ghi nhận 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm. Trong số này có 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn.

Ngày 20/12, các cán bộ thuộc Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành đặt và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học. Theo đó, đơn vị bước đầu ghi nhận 58 loài  động vật hoang dã, quý hiếm, bao gồm 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn.
Ngày 20/12, các cán bộ thuộc Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành đặt và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học. Theo đó, đơn vị bước đầu ghi nhận 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm, bao gồm 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn.
Các loài động vật hoang dã, quý hiếm được Vườn Quốc gia Vũ Quang ghi nhận lần này bao gồm: khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang thường, sơn dương, nai, tê tê, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm.
Các loài động vật hoang dã, quý hiếm được Vườn Quốc gia Vũ Quang ghi nhận lần này bao gồm: khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang thường, sơn dương, nai, tê tê, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm.
Nhím đuôi dài, cầy vòi hương, chồn móc cua, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, mèo rừng, sóc, lợn rừng, gà so lưng gụ, khướu đất hung, hoét xanh... cũng được Vườn Quốc gia Vũ Quang ghi nhận lần này.
Nhím đuôi dài, cầy vòi hương, chồn móc cua, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, mèo rừng, sóc, lợn rừng, gà so lưng gụ, khướu đất hung, hoét xanh... cũng được Vườn Quốc gia Vũ Quang ghi nhận lần này.
Đặc biệt, một số loài động vật rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt được Vườn Quốc gia Vũ Quang ghi nhận là: mang lớn (một dạng hươu), mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á.
Đặc biệt, một số loài động vật rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt được Vườn Quốc gia Vũ Quang ghi nhận là: mang lớn (một dạng hươu), mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á.
Trong đó, mang lớn có tên khoa học là Muntiacus vuquangensis. Loài này được các nhà khoa học biết đến kể từ năm 1994 và chỉ được tìm thấy trong dãy núi Trường Sơn, nơi giáp ranh giữa Lào và Việt Nam. Năm 2016, tình trạng của loài này được chuyển từ bị đe dọa thành bị đe dọa nghiêm trọng trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên) về các loài bị đe dọa.
Trong đó, mang lớn có tên khoa học là Muntiacus vuquangensis. Loài này được các nhà khoa học biết đến kể từ năm 1994 và chỉ được tìm thấy trong dãy núi Trường Sơn, nơi giáp ranh giữa Lào và Việt Nam. Năm 2016, tình trạng của loài này được chuyển từ bị đe dọa thành bị đe dọa nghiêm trọng trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên) về các loài bị đe dọa.
Mang Trường Sơn có tên khoa học là Muntiacus truongsonensis. Đây là loài động vật đặc hữu đang trong tình trạng nguy cấp. Năm 1997, loài này được phát hiện lần đầu ở vùng rừng núi Quảng Nam
Mang Trường Sơn có tên khoa học là Muntiacus truongsonensis. Đây là loài động vật đặc hữu đang trong tình trạng nguy cấp. Năm 1997, loài này được phát hiện lần đầu ở vùng rừng núi Quảng Nam
Thỏ vằn Trường Sơn có tên khoa học Nesolagus timminsi. Theo Sách đỏ IUCN, loài thú này đang được xếp vào nhóm nguy cấp (Endangered). Các chuyên gia cho rằng, thỏ vằn Trường Sơn được cho chỉ có phân bố ở phía bắc và trung dãy Trường Sơn.
Thỏ vằn Trường Sơn có tên khoa học Nesolagus timminsi. Theo Sách đỏ IUCN, loài thú này đang được xếp vào nhóm nguy cấp (Endangered). Các chuyên gia cho rằng, thỏ vằn Trường Sơn được cho chỉ có phân bố ở phía bắc và trung dãy Trường Sơn.
Cầy vằn Bắc là một loài đặc hữu ở Đông Dương. Là một trong những loài thú ăn thịt có diện tích phân bố hẹp nhất, loài cầy này chỉ phân bố ở 3 nước là: Việt Nam, đông Lào và một phần phía nam Trung Quốc.
Cầy vằn Bắc là một loài đặc hữu ở Đông Dương. Là một trong những loài thú ăn thịt có diện tích phân bố hẹp nhất, loài cầy này chỉ phân bố ở 3 nước là: Việt Nam, đông Lào và một phần phía nam Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.