Đào ống nước, lộ ra "đài thiên văn" cổ xưa hơn kim tự tháp

Một cấu trúc hình tròn đường kính tới 55 m, 7.000 năm tuổi vừa được khai quật tại Cộng hòa Czech. Nó có thể là một đại diện khác của những đài thiên văn bí ẩn thời đồ đá từng lộ diện ở nhiều nước châu Âu.

Đào ống nước, lộ ra "đài thiên văn" cổ xưa hơn kim tự tháp
Theo Live Science, đây có thể là một trong những bằng chứng lâu đời nhất về kiến trúc công cộng được tìm thấy ở châu Âu.
Cấu trúc bí ẩn lộ diện ở một khu đất ở Vinoř, gần thủ đô Prague. Những đặc điểm bất thường thực ra đã được tìm thấy lần đầu từ những năm 1980 bởi các công nhân lắp đặt đường ống dẫn khí và nước, nhưng di tích đã bị "bỏ rơi" khá lâu. Một cuộc khai quật mới đây đã tiết lộ tầm vóc không thể tin nổi của cấu trúc.
Dao ong nuoc, lo ra
 Hiện trường khai quật với di tích thời đồ đá hiện ra mờ ảo sau khi lớp đất nền được loại bỏ - Ảnh: IAP
Đó không chỉ là một vòng tròn đá, mà rõ ràng là một khu phức hợp nghi lễ với rất nhiều kho báu khảo cổ khác bên trong và xung quanh.
Theo Đài phát thanh quốc tế Prague, cấu trúc có đường kính lên tới 55 m, tức tương đương chiều cao của Tháp nghiêng Pisa. Và mặc dù còn quá sớm để đưa ra các kết luận chi tiết, nó chắc chắn thuộc về văn hóa Stroked Pottery huyền thoại trong khu vực, theo phát ngôn viên của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Czech (IAP) Jaroslav Řídký.
Giám đốc cuộc khai quật Miroslav Kraus cho biết việc toàn bộ cấu trúc được tiết lộ có thể cung cấp manh mối về việc nó đã được sử dụng như thế nào.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mảnh gốm, xương động vật và các công cụ đá trong khuôn viên di tích và từ các vật liệu hữu cơ trong đó mà tiến hành giám định niên đại bằng carbon phóng xạ.
Kết quả thực sự sốc: Kiến trúc này đã gần 7.000 năm tuổi, tức xưa hơn kim tự tháp cổ đại nhất của Ai Cập hơn 2 thiên niên kỷ. Kim tự tháp giữ kỷ lục của Ai Cập là Djoser, gần 4.700 tuổi.
Cấu trúc này có một số khoảng trống mang chức năng như lối vào, chủ yếu làm bằng đá và các rãnh đào, một số vị trí được gia cố bằng cọc gỗ và có dấu hiệu của bùn trát. Nó chắc chắn là một nơi tụ họp công cộng, nơi diễn ra các sự kiện lễ nghi, thiên văn hoặc sinh hoạt cộng đồng.
Một cấu trúc tương tự từng được tìm thấy ở Đức vào năm 1991, gọi là Vòng tròn Goseck, đường kính 74 m, có một hàng rào bằng gỗ đôi và 3 lối vào. 2 trong 3 lối vào tương ứng với hướng Mặt Trời mọc và lặn trong mùa đông và mùa hè, nên người ta tin Goseck là một dạng đài thiên văn cổ đại.
Các cấu trúc dạng vòng khác "mới" hơn ví dụ Stonehenge - vòng cự thạch nổi tiếng của nước Anh - cũng được cho là những đài thiên văn cổ đại, với vị trí một số phiến đá tương ứng với sự sắp xếp một số thiên thể trong các thời điểm nhất định.
Còn dạng vòng tròn kín có gia cố gỗ và lối vào như vòng Vinoř này hay Goseck dường như đã biến mất từ năm 4600 trước Công Nguyên, sau 3 thế kỷ phổ biến, sau đó vài thiên niên kỷ nhường chỗ cho dạng vòng cự thạch giống Stonehenge. Các nhà khoa học vãn đang tìm cách giải quyết bí ẩn.

Chế tạo đồng hồ chỉ lệch... 1 giây suốt 300 triệu năm

(Kiến Thức) - Thiết bị mới được chế tạo gọi là đồng hồ mắt cáo quang học, chỉ sai lệch 1 giây trong suốt 300 triệu năm.

Chế tạo đồng hồ chỉ lệch... 1 giây suốt 300 triệu năm
 
Các nhà khoa học tuyên bố họ đã phát hiện ra một phương pháp chính xác hơn để tính toán thời gian. 

Phút cuối cùng ngày 30/6 sắp tới sẽ kéo dài 61 giây

Thế giới sắp trải qua khoảnh khắc đặc biệt khi phút cuối cùng ngày 30/6 sắp tới sẽ kéo dài 61 giây. Hiện tượng được gọi là “giây nhảy cách”.

Phút cuối cùng ngày 30/6 sắp tới sẽ kéo dài 61 giây

Khi một phút không còn là... 60 giây!

Vào lúc 23h59 giờ GMT ngày 30/6 sắp tới, thế giới sẽ trải nghiệm khoảnh khắc đặc biệt khi phút cuối trong ngày hôm đó kéo dài 61 giây.

Nguyên do của sự kiện kỳ lạ này được gọi là “giây nhảy cách”, tin tức từ Business Insider cho hay.

Đó là khi người ta điều chỉnh những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao để đồng bộ với vòng quay của Trái đất, vốn bị thay đổi bởi sức hút trọng lực của Mặt trời và Mặt trăng.

Chỉ một số ít trong 7,25 tỷ người trên thế giới có thể nhận thức được những thay đổi sắp tới và thậm chí còn ít người hơn sẽ cần lên kế hoạch về việc họ sẽ làm gì trong giây “bonus” (thêm) này.

Tuy nhiên, đối với những người chuyên đo đếm từng thời khắc, “giây nhảy cách” lại là một vấn đề có ý nghĩa to lớn, với những ý kiến tranh luận rằng liệu nó có quan trọng hay nên được loại bỏ.

Phut cuoi cung ngay 30/6 sap toi se keo dai 61 giay
 Thế giới sắp có "giây nhảy cách" lần thứ 26 vào ngày 30/6/2015. Ảnh Flickr/DerekKey.

"Có một nhược điểm”, Daniel Gambis - Giám đốc Dịch vụ Vòng quay của Trái đất và Hệ thống tham chiếu (IERS) thừa nhận.

Thành thật mà nói, giây nhảy cách không cần phải thêm vào những chiếc đồng hồ bình thường nhưng nó lại rất quan trọng đối với những chiếc đồng hồ siêu chính xác, đặc biệt là những đồng hồ thường dùng các tần số nguyên tử làm cơ chế đếm thời gian của chúng.

“Cao tay” hơn cả đồng hồ nguyên tử là "lưới quang học”, thiết bị sử dụng các nguyên tử strontium. Ví dụ mới nhất trong đó được công bố hồi tháng Tư chính xác đến 15 tỉ năm - lâu hơn cả thời gian vũ trụ đã tồn tại.

Trong hành tinh của chúng ta, máy tính với dữ liệu khổng lồ có thể ít yêu cầu "khắt khe" hơn đồng hồ nguyên tử, nhưng vẫn cần thời gian nội bộ có độ chính xác cực kỳ cao.

Chẳng hạn như, Internet gửi dữ liệu trên toàn thế giới trong những gói nhỏ mà sau đó được kết nối lại với nhau chỉ trong phần triệu giây. Một số thuật toán trong giao dịch tài chính được tính toán dựa trên một phần vài giây nhanh hơn đối thủ để có thể tạo ra lợi nhuận.

Tranh cãi về “giây nhảy cách”

Kể từ năm 1971 đến nay, đã có 25 lần bổ sung thời gian “giây nhảy cách”, trong đó, lần gần đây nhất được thực hiện vào ngày 30/6/2012. Tuy nhiên, suốt 15 năm qua, các chuyên gia vẫn tranh cãi với nhau về việc có nên hay không đưa ra sự thay đổi này cũng như những rắc rối của nó.

"Lập luận của các nhà phê bình chính là, ngày nay, nó đang ngày càng trở nên khó khăn hơn để quản lý, khi quá nhiều thiết bị có đồng hồ nội bộ," Roland Lehoucq đến từ Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) cho biết.

"Vấn đề là ở khâu đồng bộ hóa giữa các máy tính. Họ cố gắng sắp xếp nhưng đôi khi việc này có thể mất nhiều ngày”, Roland nói tiếp.

Phut cuoi cung ngay 30/6 sap toi se keo dai 61 giay-Hinh-2
 Michel Abgrall đến từ Đài Thiên văn Paris, Pháp, theo dõi các thiết bị vào ngày 12/6/2015 để sẵn sằng cho "giây nhảy cách" sắp tới.

Được biết, lần chỉnh sửa gần đây nhất vào ngày 30/6/2012 đã gây rối loạn cho nhiều máy chủ Internet, trong khi hệ thống đặt chỗ trực tuyến của hãng hàng không Qantas của Australia “bị sập trong vài giờ”, Gambis cho biết.

“Bây giờ là lúc để bỏ giây nhảy cách. Nó là nguyên nhân gây ra rắc rối”, Sebastien Bize, chuyên gia về đồng hồ nguyên tử ở phòng thí nghiệm SYRTE (Hệ tham chiếu thời gian – không gian) tại Đài Thiên văn Paris, nhận định.

“Loài người là đầy tớ của công nghệ hay công nghệ là đầy tớ của con người?”, câu hỏi của Gambis khiến nhiều người suy ngẫm.

Tóm lại, nếu chúng ta loại bỏ giây nhảy cách, thời gian do con người tính toán sẽ không còn đồng nhất với vòng quay chính xác của hành tinh chúng ta.

“Nó có nghĩa là, trong 2.000 năm nữa, sẽ có sự khác biệt giữa giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) và thời gian Trái đất quay hết một vòng”, Gambis nhấn mạnh.

“Như vậy, trong quy mô hàng chục nghìn năm nữa, con người có thể sẽ ăn bữa sáng vào lúc 2 giờ sáng”, ông phân tích.

Kỳ quan đài thiên văn cổ tuyệt đỉnh của Ấn Độ

(Kiến Thức) - Đài thiên văn Jantar Mantar là ví dụ sáng ngời về thành tựu kiến trúc và thiên văn học của người Ấn Độ.

Kỳ quan đài thiên văn cổ tuyệt đỉnh của Ấn Độ
Ky quan dai thien van co tuyet dinh cua An Do
Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo của Ấn Độ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới