10 câu nói để đời của Gia Cát Lượng

Đây là 10 câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng, ghi nhớ được câu nào tốt câu đó.

1. Đạm bạc để sáng tỏ chí lớn, yên tĩnh để chí hướng xa xôi
(Nguyên văn: Đạm bạc dĩ minh chí, ninh tĩnh nhi trí viễn).
Người ta thường nói có chí thì nên, hay “hữu chí giả, sự cánh thành” (người có chí thì việc ắt thành công). Có thể nói có chí lớn, hay có ý chí mạnh mẽ, con người có thể làm được việc phi thường, mới gây dựng được lên đại nghiệp. Để có được chí lớn, làm sáng tỏ được ý chí thì cần sống đạm bạc, vì đạm bạc nuôi chí lớn.
2. Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi
(Nguyên văn: Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu kỷ)
Mưu sự cho người phải tận trung, hết lòng dốc sức, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi là tiêu chuẩn nền tảng làm người quân tử. Điều này trái ngược với phong thái xã hội hiện nay, khi nhiều người mượn công lợi tư, làm việc gì cho ai cũng nghĩ đến mình sẽ được cái gì, đặt cái lợi ích cá nhân lên bàn cân đong đo đếm.
Hoặc cũng có người làm cho người ta nhưng chẳng chịu dốc sức, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Chính cái suy nghĩ này khiến họ tự đánh mất phẩm chất, đánh mất lòng tin của mọi người, khiến trong mắt mọi người, họ chỉ là phường giá áo túi cơm, hoặc là kẻ tiểu nhân vì lợi mà thôi.
3. Vui cũng không nên vui với việc không đáng vui, giận cũng không nên giận với cái không đáng giận
(Nguyên văn: Hỷ bất ưng hỷ vô hỷ chi sự, nộ bất ưng nộ vô nộ chi vật).
Đến như Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán ” thông thiên văn tường địa lý” còn phải ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Con người sống trong cõi trần thế, là sống trong bể khổ, vui vẻ đắc ý thì ít mà buồn đau khổ cực thì nhiều.
10 cau noi de doi cua Gia Cat Luong
Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên Gia Cát Lượng cho chúng ta biết cách đối nhân xử thế sao cho xứng với bậc trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất, đường đường chính chính làm bậc chính nhân quân tử, vui thích cái gì, giận dữ điều gì cũng phải đáng vui đáng giận, phải có lý và hợp lý, hợp đạo của người quân tử.
4. Không vì có tài mà kiêu với người, không vì được sủng ái mà tác oai tác quái
(Nguyên văn: Bất ngạo tài dĩ kiêu nhân, bất dĩ sủng nhi tác uy).
Con người theo lẽ thường tình là khi thấy mình có tài năng vượt trội mọi người thì không còn coi ai ra gì, từ hành vi nói năng đi lại nghênh ngang, như đứng trên tất cả, muốn nhất hô bá ứng, muốn mỗi lời nói của mình phải được tung hô, cao ngạo lấn át người khác.
Những người như thế tuy có tài cũng chỉ là kẻ tầm thường, và sẽ dẫn đến thất bại, thậm chí diệt vong mà mất cả sự nghiệp.
5. Việc lớn bắt đầu khó, việc nhỏ bắt đầu dễ
(Nguyên văn: Đại sự khởi đầu nan, tiểu sự khởi đầu dị).
Chúng ta biết câu cổ ngữ “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng chính xác thì phải là câu “Đại sự khởi đầu nan, tiểu sự khởi đầu dị” của Gia Cát Lượng.
Những việc nhỏ hầu như không phải chuẩn bị nhiều, mà làm liền đạt, dễ như trở bàn tay. Những việc lớn thì trái lại, sẽ gặp muôn vàn trắc trở.
6. Không yên tĩnh thì học chẳng thành
(Nguyên văn: Phi ninh tĩnh vô dĩ thành học).
Yên tĩnh ở đây gồm yên tĩnh môi trường và yên tĩnh nội tâm. Học ở đây gồm học thuật và học Đạo. Chỉ có môi trường xung quanh yên tĩnh và một nội tâm yên tĩnh mới có thể tập trung tinh thần sức lực dùi mài, khổ học. Chỉ có chuyên tâm, không bị can nhiễu bởi ngoại cảnh, và những tạp niệm nội tâm thì học mới thành tài.
Đây là lý do tại sao xưa các bậc kỳ tài thường ẩn cư nơi núi sâu rừng thẳm tu luyện, học tập, để rồi trở thành bậc kỳ tài vang danh thiên cổ như Khương Tử Nha, Chu Văn Vương, Quỷ Cốc Tử, Lão Tử, Khổng Tử, Tôn Tử, Trương Lương, Gia Cát Lượng…
7. Lười nhác thì không thể tinh thâm, nóng nảy mạo hiểm thì không thể lý tính
(Nguyên văn: Đãi mạn tắc bất năng khai tinh, hiểm táo tắc bất năng lý tính).
Ai cũng có tài năng sở trường cá nhân, nhưng lại rất ít người phát triển tài năng sở trường của mình thành bậc lương tài rường cột quốc gia hay đóng góp xuất sắc cho nhân loại, cũng chỉ bởi “lười nhác”.
Khi tự mình bỏ qua cho mình, tự mình thỏa mãn, tự cho phép mình tạm nghỉ ngơi, hoặc cho phép mình để công việc, học hành hoãn lại, lùi lại, hoặc ưu tiên thời gian cho các hoạt động giải trí, đánh bóng tên tuổi, xã giao… thì đó chính là đang bước trên con đường thất bại vậy.
Người nóng nảy, mạo hiểm không giữ được lý tính, sẽ không đủ tỉnh táo đánh giá tình huống để đưa ra quyết định đúng, nên thường sẽ mắc các sai lầm chí mạng dẫn đến thất bại, thậm chí mất đi cả sinh mạng mình, mà tiêu biểu nhất là cái của Trương Phi đã nói rõ ý nghĩa của câu nói này.
8. Có việc văn ắt phải có phòng bị việc võ
(Nguyên văn: Hữu văn sự tất hữu võ bị).
Đây là thể hiển tầm nhìn của nhà chính trị, nhà quân sự. Bình yên là vô sự. Khi có việc, dù việc văn (ngoại giao) thì đều có nghĩa ẩn chứa mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết, mà không giải quyết được thì biện pháp quân sự là không tránh khỏi.
Do đó, có việc văn thì ắt phải phòng bị việc võ. Trong lịch sử chiến tranh nhân loại, luôn luôn là “Tiên lễ hậu binh” (Lễ trước rồi sau đó đến hành động quân sự)
Người xưa cũng dạy “Cẩn tắc vô ưu” (Cẩn thận thì không phải lo lắng), và “Hữu bị vô hoạn” (Có phòng bị chuẩn bị thì không lo tai họa). Khổng Tử cũng răn rằng “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” (Người không lo xa, ắt có buồn gần).
9. Bậc tướng giỏi, ắt có người học rộng tài trí làm tâm phúc, có người trầm tĩnh thận trọng cẩn mật làm tai mắt, có người dũng mãnh thiện chiến làm móng vuốt
(Nguyên văn: Thiện tướng giả, tất hữu bác văn đa trí giả vi phúc tâm, do trầm thẩm cẩn mật giả vi nhĩ mục, dũng hãn thiện địch giả vi trảo nha).
Bậc tướng giỏi, cho dù tài giỏi, mưu lược đến đâu cũng không thể thành công nếu không có sự trợ giúp của mưu sỹ học rộng tài cao, suy xét cẩn trọng tỉ mỉ, và những tỳ tướng dũng mãnh thiện chiến xông pha sa trường.
10. Phàm việc học, cần phải tĩnh, để thành tài, cần phải học, không học thì không lấy gì phát triển tài năng, không quyết chí thì không cách gì thành tựu việc học
(Nguyên văn: Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học).
Câu này Gia Cát Lượng cho chúng ta biết mối quan hệ nhân quả của tài năng. Để có tài năng thì phải học, để thành tựu việc học thì phải có ý chí và sự yên tĩnh nội tâm.
Câu nói này cũng là tổng kết quá trình quyết chí học tập, tu luyện thành tài của Gia Cát Lượng. Ông 9 năm quyết chí cần mẫn hàng ngày lên núi theo học một đạo sỹ, rồi 9 năm nữa ẩn cư ở Long Trung mài giũa tài năng.

Khổng Minh tiên tri gì về Võ Tắc Thiên khiến hậu thế giật thót mình?

Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng được ca ngợi là nhân vật thông minh xuất chúng. Đặc biệt, Gia Cát Lượng được cho là đã có lời sấm truyền về số phận Võ Tắc Thiên.

Khong Minh tien tri gi ve Vo Tac Thien khien hau the giat thot minh?
 Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Bên cạnh tài mưu lược, thông minh hơn người, ông còn được người đời nhớ đến với khả năng tiên tri.

Khi mất, Lưu Bị trăn trối gì khiến Gia Cát Lượng không dám soán ngôi?

Trước lúc lâm chung, Lưu Bị dặn dò Gia Cát Lượng chuyện hết sức quan trọng, nhưng lời trăn trối của Lưu Bị có được Gia Lượng thực hiện?

Khi mat, Luu Bi tran troi gi khien Gia Cat Luong khong dam soan ngoi?
Lưu Bị là một nhân vật lớn thời Tam Quốc. Ông được mô tả là người thông minh, đa tài và biết chiêu mộ các văn sĩ, võ sĩ tài giỏi làm việc cho mình. Trong số này, Gia Cát Lượng là nhân tài lớn được Lưu Bị tốn nhiều thời gian và công sức để mời xuống núi, phò tá ông gây dựng đại nghiệp. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới