Đánh con ở quán trà sữa: Lúc trẻ trầm cảm, muốn tự tử đổ lỗi tại ai?

Tâm lý "con tôi, tôi có quyền" hiện khiến nhiều phụ huynh thiếu kiềm chế, tinh tế trong cách giáo dục các bạn trẻ.

Đánh con ở quán trà sữa: Lúc trẻ trầm cảm, muốn tự tử đổ lỗi tại ai?
Danh con o quan tra sua: Luc tre tram cam, muon tu tu do loi tai ai?
 Hành động cầm ghế dọa đánh gây tranh cãi của người phụ nữ áo cam. Ảnh cắt từ clip.
Chưa đầy một tuần, hàng loạt thông tin tiêu cực được lan truyền trên mạng với tốc độ nhanh chóng. Vụ mây mưa trong quán trà sữa chưa kịp lắng xuống thì đến hình ảnh phản cảm đôi trẻ "hành xử" ngoài công viên.
Gần đây nhất, clip một người phụ nữ được cho là mẹ đánh con gái giữa quán trà sữa vì đi chơi với bạn trai tiếp tục gây tranh cãi. Phần lớn dân mạng cho rằng dạy con là đúng, nhưng liệu đánh con giữa chốn đông người có phải là cách giáo dục đáng ủng hộ không?
Đánh nơi đông người là cách dạy con thiếu khôn khéo
Nhìn thấy hình ảnh tát con nơi đông người, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra bất bình, cho rằng đây là hành động không nên có, gây ảnh hưởng đến tâm lý bạn trẻ.
"Con cái rất dễ bị tổn thương. Đừng chỉ vì một phút nóng nảy, hành động xả giận mà khiến con tổn thương vĩnh viễn. Nếu chị này không kiềm chế được cảm xúc thì đợi về nhà nói chuyện. Hành động 'sửng cồ' chốn đông người không giải quyết được vấn đề, chỉ đưa mọi thứ vào bế tắc", chị Ngọc Thảo (47 tuổi, TP.HCM) nói với Zing.vn.
Cùng ý kiến, chị Thanh Lan (39 tuổi, TP.HCM) cho hay: "Đừng tưởng cứ đánh con để nó sợ mà không tái phạm, thực chất chỉ khiến mọi thứ khó khăn hơn thôi. Trẻ con vốn nhạy cảm, đặc biệt là đang độ tuổi trưởng thành. Nếu mọi chuyện vượt quá giới hạn chịu đựng, bọn trẻ sẽ làm liều, nghĩ quẩn là điều khó tránh khỏi".
Tuy nhiên, một số phụ huynh lại tỏ ra cảm thông với người được cho là mẹ trong clip tát vào mặt con. Họ nhận định người làm cha, làm mẹ nào cũng thương con. Chỉ là một phút bốc đồng, họ vô tình làm tổn thương con trẻ.
"Mỗi người có một cách giáo dục con cái khác nhau, đừng nhìn người mẹ tát vào con như vậy rồi lên án. Sao các bạn biết người mẹ này không thương con, chẳng qua quá tức giận thôi. Cùng là người làm mẹ, tôi thấy đồng cảm với người phụ nữ đó", chị Mỹ Linh (38 tuổi, Bạc Liêu) cho ý kiến.
Tại sao cứ phải dùng bạo lực?
Trước đoạn video trên, nhiều bạn trẻ tỏ ra bức xúc, khó thông cảm với hành động tát vào mặt nữ sinh của người phụ nữ được cho là mẹ.
Tường Vy (23 tuổi, TP.HCM) cho biết: "Đặt mình là bạn gái trong clip, có lẽ mình sẽ xấu hổ chết mất. Dù sao cô gái này đã lớn, nếu bị đánh giữa chốn đông người như vậy, chắc chắn xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực".
"Nhiều người vẫn giữ tư tưởng 'thương cho roi cho vọt' mà không hiểu tâm lý con cái. Đánh chốn đông người chắc chắn bạn trẻ sẽ bị tổn thương. Hành động vùng vằng bỏ đi của nữ sinh đã chứng minh điều đó", Linh Anh (23 tuổi, Tiền Giang) chia sẻ.
"Còn nhớ trước đây có một bạn nam học lớp 9 ở quận Gò Vấp (TP.HCM) đã nhảy lầu tự tử chỉ vì bị mẹ sỉ nhục giữa sân trường. Đây chính là bài học cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh. Có nhiều cách để dạy con, cớ sao phải sử dụng bạo lực để giải quyết?", Thùy Linh (22 tuổi, TP.HCM) thẳng thắn bày tỏ.
Người trẻ rất dễ bị sang chấn tâm lý
Chia sẻ với Zing.vn, bà Bùi Thị Vân - chuyên gia tư vấn tâm lý - cho hay hành động tát con chốn đông người khá thiếu suy nghĩ, bản thân không có sự kiểm soát. Việc này vi phạm cả đạo đức và pháp luật về quyền trẻ em.
Nữ chuyên gia cho biết thêm hành động bạo lực nơi công cộng có ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên. Bất cứ ai, lứa tuổi nào bị đánh cũng có những ảnh hưởng tâm lý nhất định, không riêng gì trẻ em.
"Bạo hành nơi công cộng khiến trẻ mất tự tin, sang chấn tâm lý, dẫn đến sợ xã hội, đám đông, không dám giao lưu. Thậm chí, cuộc sống sau này luôn bị ám ảnh với những ký ức bị đánh đập, chửi mắng", chuyên gia nhấn mạnh.
Lý giải hành động người phụ nữ trong đoạn video, bà Vân nhận định: "Nếu người này là mẹ nữ sinh, hành động đánh con chứng tỏ chưa thực sự có kỹ năng làm bạn cùng con và chưa biết cách kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt hành động này chứng tỏ chưa học được cách tôn trọng con mình như một cá thể độc lập với đầy đủ quyền về trẻ em".
Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Vân cho rằng nhiều bậc cha mẹ đang quá cổ hủ, tức giận con sinh ra có quyền dạy dỗ theo cách của mình.
"Họ đang quá nghiêm khắc, luôn dạy dỗ con cái bằng bạo lực, mà không tạo cho con cơ hội sống trong môi trường giàu tình thương", bà nói.
Theo đó, trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là nói chuyện một cách thông minh để con hiểu được mình làm sai ở đâu. Từ đó, cho con tự biết nhận lỗi, có cơ hội sửa chữa, rút kinh nghiệm. Ngoài ra, các bậc làm cha, làm mẹ cần có hành vi mẫu mực để con cái học hỏi và hình thành nhân cách đúng đắn.
Danh con o quan tra sua: Luc tre tram cam, muon tu tu do loi tai ai?-Hinh-2
 Phần lớn dân mạng chỉ trích cách hành xử của người phụ nữ trong clip. Ảnh cắt từ clip.

Nữ sinh bị đánh dã man, bạn học vẫn đứng quay clip

Một nhóm nữ sinh đánh nhau, lột đồ một nữ sinh khác mà không có bất cứ sự can ngăn nào.

Nữ sinh bị đánh dã man, bạn học vẫn đứng quay clip
Xem clip nhóm nữ sinh Trung Quốc đánh bạn kinh hoàng:
Mới đây, một clip nữ sinh đánh nhau ở Hải Nam, Trung Quốc đã khiến dân mạng nước này xôn xao. Clip cũng báo động tình trạng bạo lực ở độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là hồi chuông báo động về sự "máu lạnh" của những người bạn cùng lớp.

Bị bạn gái đánh đập giữa đường vì... không chịu mua hoa quả

Đoạn video ghi lại cảnh tượng một chàng trai bị bạn gái đánh đập ngay giữa đường vì không chịu mua trái cây cho bạn gái đã được cư dân mạng Trung Quốc lan truyền.

Bị bạn gái đánh đập giữa đường vì... không chịu mua hoa quả
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh tượng một chàng trai bị bạn gái đánh đập ngay giữa đường vì không chịu mua trái cây cho bạn gái đã được cư dân mạng Trung Quốc lan truyền một cách chóng mặt.

Bạo lực học đường ở Nhật và những cái chết gây ám ảnh

Bị bắt nạt cả về thể chất và tinh thần, mỗi năm, 400-500 thanh thiếu niên Nhật Bản tìm cái chết để giải thoát. 

Bạo lực học đường ở Nhật và những cái chết gây ám ảnh
Bạo lực học đường là bóng đen phủ lên văn hóa học đường xứ phù tang nhiều thập kỷ.
Cây dương cầm phủ bụi, nằm im lìm ở góc căn phòng tatami trong nhà Naoko Nakashima tại thành phố Toride (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản) gần hai năm nay. Đây là món quà bà tặng Naoko khi cô 5 tuổi. Cô gái từng luyện tập chăm chỉ mỗi ngày với ước mơ trở thành nghệ sĩ piano.

Đọc nhiều nhất

Tin mới