Đáng sợ 3 vũ khí nguy hiểm được dùng trong Thế chiến 1

Đáng sợ 3 vũ khí nguy hiểm được dùng trong Thế chiến 1

Trong Thế chiến 1 (1914 - 1918), một số vũ khí nguy hiểm đã được các nước tham chiến sử dụng trên chiến trường. Những vũ khí này có khả năng sát thương cao, thậm chí khiến một số nơi thành "vùng đất chết".

Súng phun lửa là một trong những  vũ khí nguy hiểm được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 1. Theo các nhà nghiên cứu, Đức là quốc gia đầu tiên trang bị súng phun lửa vác vai trong quân đội trong cuộc chiến tranh đẫm máu này.
Súng phun lửa là một trong những vũ khí nguy hiểm được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 1. Theo các nhà nghiên cứu, Đức là quốc gia đầu tiên trang bị súng phun lửa vác vai trong quân đội trong cuộc chiến tranh đẫm máu này.
Binh sĩ Đức đã sử dụng súng phun lửa vác vai với mục đích chính là thiêu rụi các chiến hào của kẻ địch. Theo đó, binh lính địch sẽ phải tháo chạy ra khỏi chiến hào. Lúc ấy, họ sẽ bị lực lượng đối phương tiêu diệt bằng súng trường, súng máy...
Binh sĩ Đức đã sử dụng súng phun lửa vác vai với mục đích chính là thiêu rụi các chiến hào của kẻ địch. Theo đó, binh lính địch sẽ phải tháo chạy ra khỏi chiến hào. Lúc ấy, họ sẽ bị lực lượng đối phương tiêu diệt bằng súng trường, súng máy...
Sau Đức, một số quốc gia khác như Anh cũng sử dụng súng phun lửa trong các trận chiến với kẻ địch. Vũ khí này cho thấy hiệu quả khi có thể thiêu đốt một phần chiến tuyến, khiến kẻ địch chịu tổn thất không nhỏ.
Sau Đức, một số quốc gia khác như Anh cũng sử dụng súng phun lửa trong các trận chiến với kẻ địch. Vũ khí này cho thấy hiệu quả khi có thể thiêu đốt một phần chiến tuyến, khiến kẻ địch chịu tổn thất không nhỏ.
Vũ khí đáng sợ tiếp theo được dùng trong Chiến tranh thế giới 1 là khí độc. Đây cũng là vũ khí nguy hiểm nhất thế giới. Trong Thế chiến 1, 3 loại khí độc được sử dụng phổ biến gồm: khí clo, phosgene và mù tạt.
Vũ khí đáng sợ tiếp theo được dùng trong Chiến tranh thế giới 1 là khí độc. Đây cũng là vũ khí nguy hiểm nhất thế giới. Trong Thế chiến 1, 3 loại khí độc được sử dụng phổ biến gồm: khí clo, phosgene và mù tạt.
Năm 1915, vụ tấn công bằng khí độc đầu tiên diễn ra khi quân Đức sử dụng khí clo khi đối đầu với 2 sư đoàn lính Pháp ở Ypres. Từ đó cho đến khi kết thúc Thế chiến 1, nhiều nước tham chiến sở hữu kho vũ khí hóa học và sử dụng trên chiến trường.
Năm 1915, vụ tấn công bằng khí độc đầu tiên diễn ra khi quân Đức sử dụng khí clo khi đối đầu với 2 sư đoàn lính Pháp ở Ypres. Từ đó cho đến khi kết thúc Thế chiến 1, nhiều nước tham chiến sở hữu kho vũ khí hóa học và sử dụng trên chiến trường.
Khí độc không gây chết người ngay lập tức mà chủ yếu ô nhiễm chiến trường, khiến quân địch phải rời bỏ vị trí chiến đấu. Binh sĩ tiếp xúc với khí độc sẽ có các triệu chứng như nghẹt thở, đau rát cổ họng, phổi và mắt, thậm chí mù lòa. Những vùng da trên cơ thể tiếp xúc với khí độc sẽ bị bỏng, phồng rộp gây đau đớn.
Khí độc không gây chết người ngay lập tức mà chủ yếu ô nhiễm chiến trường, khiến quân địch phải rời bỏ vị trí chiến đấu. Binh sĩ tiếp xúc với khí độc sẽ có các triệu chứng như nghẹt thở, đau rát cổ họng, phổi và mắt, thậm chí mù lòa. Những vùng da trên cơ thể tiếp xúc với khí độc sẽ bị bỏng, phồng rộp gây đau đớn.
Trước những hậu quả khủng khiếp do khí độc gây ra, sau khi Thế chiến 1 kết thúc, nhiều quốc gia trên thế giới đã ký hiệp ước cấm sản xuất và phổ biến vũ khí hóa học.
Trước những hậu quả khủng khiếp do khí độc gây ra, sau khi Thế chiến 1 kết thúc, nhiều quốc gia trên thế giới đã ký hiệp ước cấm sản xuất và phổ biến vũ khí hóa học.
Pháo binh ra đời từ trước khi Thế chiến 1 nổ ra. Trong chiến tranh thế giới 1, nhiều nước tham chiến đã sản xuất và sử dụng phổ biến vũ khí này trên chiến trường châu Âu. Vũ khí này khiến nhiều người kinh hãi khi gây thương vong lớn.
Pháo binh ra đời từ trước khi Thế chiến 1 nổ ra. Trong chiến tranh thế giới 1, nhiều nước tham chiến đã sản xuất và sử dụng phổ biến vũ khí này trên chiến trường châu Âu. Vũ khí này khiến nhiều người kinh hãi khi gây thương vong lớn.
Binh sĩ các nước đã khai hỏa đạn pháo với số lượng lớn trên các mặt trận. Điều này khiến nhiều nơi trên chiến trường trở thành "vùng đất chết". Những cuộc pháo kích lớn đã phá hủy không ít chiến hào, đường xá, cầu cống cùng nhiều công trình quan trọng. Cùng với đó, số lượng binh sĩ thương vong do trúng đạn pháo rất lớn.
Binh sĩ các nước đã khai hỏa đạn pháo với số lượng lớn trên các mặt trận. Điều này khiến nhiều nơi trên chiến trường trở thành "vùng đất chết". Những cuộc pháo kích lớn đã phá hủy không ít chiến hào, đường xá, cầu cống cùng nhiều công trình quan trọng. Cùng với đó, số lượng binh sĩ thương vong do trúng đạn pháo rất lớn.
Thậm chí, không ít binh sĩ còn mắc "hội chứng sốc bởi đạn pháo" (shell shock). Những người sống sót sau các vụ pháo kích đã bị tổn thương tâm lý và phải tiếp nhận điều trị.
Thậm chí, không ít binh sĩ còn mắc "hội chứng sốc bởi đạn pháo" (shell shock). Những người sống sót sau các vụ pháo kích đã bị tổn thương tâm lý và phải tiếp nhận điều trị.
Mời độc giả xem video: Căn cứ thử nghiệm vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới có gì?

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.