Đang ngủ bỗng bị chuột rút, dấu hiệu cơ thể “cầu cứu”?

Đang ngủ bỗng bị chuột rút, dấu hiệu cơ thể “cầu cứu”?

Ngay cả những người thường xuyên tập thể dục, ăn uống cân bằng vẫn có thể bị chuột rút về đêm. Trong đó, co thắt ở bắp chân và ngón chân là tình trạng phổ biến nhất, có thể gây đau đớn dữ dội.

Hiện tượng chuột rút có tên khoa học là co thắt cơ. Biểu hiện  chuột rút khi ngủ là sự co thắt cơ đột ngột, thường xảy ra ở cơ bắp chân, cơ đùi và cơ bàn chân. Chuột rút khi ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. (Ảnh: SH, minh họa)
Hiện tượng chuột rút có tên khoa học là co thắt cơ. Biểu hiện chuột rút khi ngủ là sự co thắt cơ đột ngột, thường xảy ra ở cơ bắp chân, cơ đùi và cơ bàn chân. Chuột rút khi ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. (Ảnh: SH, minh họa)
Người khỏe mạnh đôi khi bị chuột rút. Vậy nhưng chuột rút khi ngủ liên tục thì cần đi khám gấp. Rất có thể đây là dấu hiệu cơ thể không khỏe, phát tín hiệu “cầu cứu”.
Người khỏe mạnh đôi khi bị chuột rút. Vậy nhưng chuột rút khi ngủ liên tục thì cần đi khám gấp. Rất có thể đây là dấu hiệu cơ thể không khỏe, phát tín hiệu “cầu cứu”.
Cơ thể thiếu canxi. Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình co cơ. Khi nồng độ ion canxi trong cơ thể quá thấp, cơ bắp dễ bị hưng phấn và co thắt. Điều này lý giải thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, dễ bị thiếu canxi nên thường xuyên xảy ra hiện tượng chuột rút ở chân.
Cơ thể thiếu canxi. Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình co cơ. Khi nồng độ ion canxi trong cơ thể quá thấp, cơ bắp dễ bị hưng phấn và co thắt. Điều này lý giải thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, dễ bị thiếu canxi nên thường xuyên xảy ra hiện tượng chuột rút ở chân.
Vận động liên tục. Vận động liên tục khiến cơ co lại quá nhanh, cơ chân không điều chỉnh kịp thời gây nên hiện tượng chuột rút. Vận động quá sức cũng gây chuột rút về đêm. Nguyên nhân bởi vận động quá sức khiến cơ bắp mỏi mệt, chấn thương. Quá trình này còn làm tiêu hao lượng đường ở gan. Nếu không bổ sung calo thiếu hụt, chân dễ bị chuột rút.
Vận động liên tục. Vận động liên tục khiến cơ co lại quá nhanh, cơ chân không điều chỉnh kịp thời gây nên hiện tượng chuột rút. Vận động quá sức cũng gây chuột rút về đêm. Nguyên nhân bởi vận động quá sức khiến cơ bắp mỏi mệt, chấn thương. Quá trình này còn làm tiêu hao lượng đường ở gan. Nếu không bổ sung calo thiếu hụt, chân dễ bị chuột rút.
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Vận động liên tục khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất điện giải, mất nước. Lúc này, máu trong cơ thể lưu thông kém, dễ gây hiện tượng chuột rút ở chân.
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Vận động liên tục khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất điện giải, mất nước. Lúc này, máu trong cơ thể lưu thông kém, dễ gây hiện tượng chuột rút ở chân.
Mệt mỏi quá mức. Mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc nghỉ ngơi quá nhiều đều có thể gây ra sự tích tụ cục bộ các chất chuyển hóa có tính axit, gây co thắt cơ. Những hoạt động như đi đường dài, leo núi, đi bộ hoặc tập luyện lâu khiến chi dưới mệt mỏi quá mức, axit lactic tích tụ, cơ bắp chân dễ bị mỏi nhất. Mệt mỏi đến mức nhất định, cơ thể sẽ bị chuột rút.
Mệt mỏi quá mức. Mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc nghỉ ngơi quá nhiều đều có thể gây ra sự tích tụ cục bộ các chất chuyển hóa có tính axit, gây co thắt cơ. Những hoạt động như đi đường dài, leo núi, đi bộ hoặc tập luyện lâu khiến chi dưới mệt mỏi quá mức, axit lactic tích tụ, cơ bắp chân dễ bị mỏi nhất. Mệt mỏi đến mức nhất định, cơ thể sẽ bị chuột rút.
Loãng xương. Ngoài nguyên nhân mệt mỏi, người bị loãng xương, giảm estrogen ở phụ nữ lớn tuổi cũng dễ đối diện tình trạng chuột rút về đêm. Điều này bắt nguồn từ lượng canxi trong máu thấp, gây tăng căng cơ, dễ co thắt.
Loãng xương. Ngoài nguyên nhân mệt mỏi, người bị loãng xương, giảm estrogen ở phụ nữ lớn tuổi cũng dễ đối diện tình trạng chuột rút về đêm. Điều này bắt nguồn từ lượng canxi trong máu thấp, gây tăng căng cơ, dễ co thắt.
Thiếu dinh dưỡng. Chế độ ăn không đa dạng khiến cơ thể thiếu các chất như canxi, magie, kali,... Trong khi đó, thiếu hụt khoáng chất thiết yếu sẽ gây mất cân bằng điện giải, dễ dẫn đến tình trạng chuột rút về đêm.
Thiếu dinh dưỡng. Chế độ ăn không đa dạng khiến cơ thể thiếu các chất như canxi, magie, kali,... Trong khi đó, thiếu hụt khoáng chất thiết yếu sẽ gây mất cân bằng điện giải, dễ dẫn đến tình trạng chuột rút về đêm.
Đáng lưu ý, tư thế ngủ không đúng cũng ảnh hưởng lớn đến tần suất chuột rút khi ngủ. Chẳng hạn, tư thế nằm ngửa thời gian dài với chăn ép vào mu bàn chân; nằm sấp thời gian dài với mu bàn chân áp vào giường buộc một số cơ của bắp chân phải ở trạng thái hoàn toàn thư giãn, kéo dài gây co cơ thụ động.
Đáng lưu ý, tư thế ngủ không đúng cũng ảnh hưởng lớn đến tần suất chuột rút khi ngủ. Chẳng hạn, tư thế nằm ngửa thời gian dài với chăn ép vào mu bàn chân; nằm sấp thời gian dài với mu bàn chân áp vào giường buộc một số cơ của bắp chân phải ở trạng thái hoàn toàn thư giãn, kéo dài gây co cơ thụ động.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.