Đang 'chém gió' bên ly cà phê vỉa hè, khách muốn 'rụng tim' khi 1 ô tô bất ngờ chồm tới

Cà phê, trà đá vỉa hè là thú vui của rất nhiều người. Tuy nhiên, khi đang buôn chuyện với bạn bè mà bị một chiếc ô tô lao thẳng tới thì chắc chắn ai cũng muốn 'rụng tim'.

Đang 'chém gió' bên ly cà phê vỉa hè, khách muốn 'rụng tim' khi 1 ô tô bất ngờ chồm tới

Đoạn clip do camera an ninh nhà dân ghi lại tình huống bất ngờ xảy ra vào lúc 13h30 ngày 09/8/2022 đang được chia sẻ lên mạng xã hội.

 
Theo clip, trước vỉa hè một cửa hàng bán trà, cà phê giải khát có khoảng 10 người đang ngồi ở các bàn say sưa nói chuyện thì một chiếc xe ô tô 5 chỗ màu trắng từ dưới đường bỗng nhiên chồm tới. Tình huống bất ngờ khiến tất cả những vị khách nhất loạt đứng bật dậy. 

Phản xạ tự nhiên của những vị khách lọt vào ống kính camera giám sát khiến cư dân mạng bật cười. Thực tế đã có rất nhiều vụ xe ô tô mất lái lao lên vỉa hè gây ra những vụ tai nạn kinh hoàng nên phản xạ của những vị khách lúc đó là điều dễ hiểu.

Cư dân mạng hài hước bình luận:

"Phản xạ như vậy là được nhưng tốc độ vẫn còn chậm hơn xe nhiều lắm. Phải chịu khó rèn luyện kỹ năng thêm để sống sót";

"Đường hẹp em quay đầu thôi mà các anh chị cảnh giác quá";

"Tài xế kiểu cố tình ý nhỉ, thôi các bác chịu khó ngồi quán trong nhà cho yên tâm";

"Kinh nghiệm ngồi trà đá, cà phê vỉa hè là không bao giờ quay lưng lại mặt đường";

"Thử thách bản lĩnh các anh chị xíu thôi mà, em xin, các anh chị lại ngồi uống nước tiếp đi, em quay xe đi làm đây".

Đàn bà là chúa "buôn than", người nghe cũng mệt!

Đừng để người ta nghĩ tới mình là cảm thấy hoang mang sờ sợ, thậm chí áp lực chỉ vì trông thấy tên mình hiện lên màn hình điện thoại: “Lại sắp kể lể than vãn gì đây?”.

Đàn bà là chúa "buôn than", người nghe cũng mệt!
1. Sáng nay Mai nhắn tin, cô than nhớ người mẹ mới mất, khóc suốt đêm sưng cả mắt. Rồi Mai kêu buồn vì má chồng đối đãi với bố ruột cô ấy khá tệ. Bố cô ấy đi cả trăm cây số lên thăm cháu, một ly nước mát bà sui gia cũng tiếc, nỡ đành rót nước sôi ra cho uống. Thêm vài câu chuyện mẹ chồng nàng dâu muôn thuở trong nhà…

Đại kỵ khi uống trà đá, biết để khỏi "rước họa vào thân"

Trà đá có chứa nhiều oxalate, làm tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận nếu uống nhiều. Vì vậy, trong thời gian ngắn nếu cơ thể không thể tiêu thụ hết các oxalate dư thừa, uống quá nhiều trà đá có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận thậm chí suy thận.

Đại kỵ khi uống trà đá, biết để khỏi "rước họa vào thân"

Những người không nên uống trà đá

Người bị bệnh hô hấp như: Viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng..., bởi trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

Những người bị sỏi thận: Nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên, trà đá có chứa nhiều oxalate, uống nhiều lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Dai ky khi uong tra da, biet de khoi
Ảnh minh họa: Internet

Người đang đói: Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Những người khó ngủ, stress: Trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải tỏa. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Những tác hại khi uống trà đá vỉa hè

Mặc dù không phủ nhận những công dụng của trà xanh đối với sức khỏe con người, nhưng uống trà đá vỉa hè lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bản chất của nước trà xanh là tốt cho sức khỏe nhưng hiểm họa lại đến từ cách chế biến và dụng cụ đựng nước uống.

Nguy cơ mất vệ sinh từ nước đá

Tác hại khi uống trà đá đến từ khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Trà đá vỉa hè tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh rất lớn. Thực tế cho thấy, nguồn nước để làm đá tại các cơ sở làm đá đa số không phải là nước sạch. Việc sử dụng đá bẩn mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của bạn.

Mặc dù cốc trà được bán cho khách sạch sẽ nhưng không ai đảm bảo rằng đá bạn uống có phải đá sạch hay không. Ngoài ra, dụng cụ đựng đá tại các quán trà đá cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh. Trong quá trình vận chuyển, đá thường dính bụi bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, các loại đá cây còn được đập vụn cho vào hộp xốp để bảo quản, trong khi đó, loại đá này chỉ được dùng để ướp thực phẩm.

Việc tiêu thụ các loại nước đá kém vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, dịch tả ngộ độc. Nếu không may uống phải loại nước chứa hóa chất có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận, gây viêm đại tràng mãn tính.

Khuẩn E.coli có trong các loại đồ uống vỉa hè

Một nghiên cứu từng được thực hiện của Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố gồm trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... phát hiện trà đá chứa E.coli. Đây là vi khuẩn trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Đây có thể coi là một trong nhiều tác hại khi uống trà đá gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Trong bối cảnh không khí đang ngày càng ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên ra đường, chủ động đeo khẩu trang đề phòng tránh khói bụi. Do vậy, những người thường xuyên ngồi trà đá vỉa hè thường có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn do sát với đường đi lại, mật độ phương tiện giao thông cao càng làm bụi mịn khuếch tán mạnh hơn.

Dụng cụ đựng nước không được vệ sinh sạch sẽ

Thông thường một quán trà đá thường có nhiều người ra vào, 1 cốc nước sẽ được nhiều người uống trong ngày. Người bán hàng có thể đã rửa sau mỗi lượt khách uống, tuy nhiên không ai biết rằng cốc nước đó có đảm bảo đã sạch sẽ hay chưa. Thử tưởng tượng bạn đang uống nước của một người từng nhiễm virus? Rõ ràng việc dùng chung cốc nước uống có thể làm lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, không nên uống trà khi

Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 - 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên uống trà quá lạnh hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà lạnh sẽ gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là vào mùa đông.

Uống trà đã pha từ lâu

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha để đảm bảo hương vị trà là tuyệt nhất. Tuy nhiên, đa phần các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn trà từ lâu, các loại trà không rõ nguông gốc. Trà để lâu, để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống trà sau khi ăn

Người Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn. Vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Sau lệnh "cấm", nhiều quán trà đá ở Hà Nội vẫn hoạt động

Mặc dù TP Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa quán trà đá vỉa hè để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, nhưng đến nay nhiều quán trà đá tại nhiều tuyến phố vẫn mọc lên như nấm.

Sau lệnh "cấm", nhiều quán trà đá ở Hà Nội vẫn hoạt động
Sau lenh

Theo ghi nhận trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội, nhiều người bất chấp các quy định về phòng chống dịch COVID-19 ngang nhiên bán trà đá trên vỉa hè.

Sau lenh

Nhiều người bán trà đá dường như chưa nắm được chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc phải tạm dừng các hoạt động này, nên vẫn vô tư mở bán. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới