Đẳng cấp lính đánh thuê: Những lính lê dương dũng cảm nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Mặc dù chỉ là một đơn vị bao gồm toàn lính đánh thuê, tuy nhiên lực lượng Lê Dương vẫn có thể chiến đấu một cách dũng cảm và cực kỳ đoàn kết với nhau khi đối diện với kẻ thù và sản sinh ra rất nhiều anh hùng cho nước Pháp.

Đẳng cấp lính đánh thuê: Những lính lê dương dũng cảm nhất lịch sử
  1. Jean Danjou

Đại uý Jean Danjou xuất thân là một sĩ quan người Pháp, ông chỉ huy lực lượng lính Lê Dương tham chiến trên những chiến trường nóng bỏng nhất mà Pháp có mặt trong thế kỷ 19. Năm 1952, Jean Danjou đã từng tham chiến trên chiến trường Algeria – mặt trận đầu tiên trong đời binh nghiệp của mình.

Dang cap linh danh thue: Nhung linh le duong dung cam nhat lich su
  Chân dung Jean Danjou. Ảnh: Bảo tàng Lê Dương Pháp.
Sau đó, ông tham gia vào cuộc vây hãm ở Sevastopol và kết quả là mất một cánh tay nhưng được phong anh hùng trong trận chiến đầy quả cảm này.

Năm 1863, Danjou là sĩ quan chỉ huy cấp cao của lực lượng Lê Dương ở Mexico. Lực lượng Lê Dương tình nguyện mà ông chỉ huy chỉ bao gồm 65 lính, đã tiến sâu vào lãnh thổ địch trong một cuộc tuần tra. Đơn vị này sau đó đã bị phục kích và bao vây bởi khoảng 2000 lính Mexico. Quyết không đầu hàng, Danjou đã chỉ huy lính của mình chiếm lấy một nông trại gần đấy và chiến đấu tới những người lính cuối cùng.

Kết quả là lực lượng của Danjou với 65 lính thiệt mạng gần như hoàn toàn, chỉ một số ít người sống sót sau đó bị bắt làm tù binh, bản thân Danjou cũng thiệt mạng cùng đơn vị của mình. Điều đáng nói ở đây đó là trong trận chiến cuối cùng của đời binh nghiệp này, 65 người lính do Danjou chỉ huy đã tiêu diệt gần 300 lính Mexico.

  1. Eugene Jacques Bullard

Sau khi cha qua đời, năm 1903 chàng thanh niên trẻ Eugene Bullard đã làm việc miệt mài trong suốt 10 năm trời để tiết kiệm đủ tiền tới Pháp. Anh sang Pháp vào năm 1914, khi sức nóng ở châu Âu đã lên tới đỉnh điểm và cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đã bắt đầu. Ngay sau khi tới Pháp, chàng thanh niên này đã gia nhập lực lượng lực lượng Lê Dương ở tuổi 20.

Dang cap linh danh thue: Nhung linh le duong dung cam nhat lich su-Hinh-2
 Eugene Jacques Bullard. Ảnh: Bảo tàng Lê Dương Pháp.
Khi chiến tranh nổ ra, đơn vị của Engune đã tham chiến ở mặt trận nóng bỏng nhất và chịu thiệt hại nặng. Vào tháng 3/1916, Eugene và đồng đội của mình dã dính một viên đạn pháo vào giữa chiến hào. Dù không thiệt mạng, Eugene cũng mất gần như toàn bộ… răng của mình sau vụ nổ. Do mất hết răng, Eugene đã phải giải ngũ không phục vụ được ở bộ binh nữa.

Tuy nhiên, tới lúc này sự nghiệp anh hùng của Eugene mới bắt đầu, anh trở về nhà và học lái máy bay chiến đấu và trở thành phi công da màu đầu tiên của Pháp. Năm 1917, Eugene đã bắn hạ chiếc chiến đấu cơ đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Tiếp theo đó, Eugene tiếp tục phục vụ Không quân Pháp tới tận năm 1940 khi nước Pháp bị thất thủ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Năm 1954, Eugene đã được phong tặng danh hiệu anh hùng của quân đội Pháp.

  1. John F. Hasey

Được biết tới với biệt danh là “Người hùng Mỹ duy nhất chiến đấu trong lực lượng Pháp Tự Do”, Hasey đã phục vụ lực lượng này trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi nước Pháp bị thất thủ. Trong trận chiến ở Enghiahat, sau khi sĩ quan chỉ huy của mình bị thương và không thể tiếp tục chiến đấu, Hasey đã đứng lên chỉ huy binh lính của mình tiếp tục chiến đấu liên tục trong ba ngày sau đó.

Sau đó, ông còn dẫn lính của mình tiến vào Massawa – nơi có dày đặc hệ thống phòng thủ của đối phương và thậm chí còn bắt giữ toàn bộ lực lượng phòng thủ ở đây. Sau chiến công hiển hách đó, Hasey tiếp tục chiến đấu và bị thương liên tục ở tay, ngực và mặt. Mặc dù vậy, ông vẫn kiên cường tiếp tục chỉ huy lính của mình ngay cả khi nằm trong lán cứu thương. Sau khi Chiến tranh kết thúc, Hasey đã nhận được huân chương danh dự và nhận được thư cảm ơn trực tiếp từ Tổng thống Pháp Charles de Gaulle.

  1. Dmitri Amilakhvari

Gia nhập lực lượng Lê Dương của Pháp từ năm 1926, Dmitri đã tham chiến ở Ma-rốc trong thời gian từ năm 1933 tới năm 1934. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, Dmitri đã tới Na Uy và gia nhập lực lượng của Anh nhằm chống lại quân Đức sau khi Quân đội Pháp thất thủ. Khi chiến đấu cùng lực lượng Anh ở Na Uy, Dmitri đã nhận được hai huân chương danh dự.

Dang cap linh danh thue: Nhung linh le duong dung cam nhat lich su-Hinh-3
  Dmitri Amilakhvari. Ảnh: Bảo tàng Lê Dương Pháp.
Dmitri tiếp tục gia nhập lực lượng Pháp Tự Do sau đó và được điều tới chiến trường Syria và thăng hàm lên Trung tá. Tại đây, Dmitri đã dẫn quân của mình chiến đấu trực diện với lực lượng do Rommel – Cáo Sa Mạc của Đức chỉ huy. Bằng nhưng hành động quả cảm và chiến thắng ở Bắc Phi của lực lượng Đồng Minh, Dmitri đã nhận được huân chương danh dự, huân chương tự do của Pháp sau đó dù ông đã thiệt mạng ở trận El-Alamein trước đó.
  1. Arthur Bluenthal

Là con của một gia đình người Đức tị nạn sang Pháp và thậm chí trước khi gia nhập quân đội, Arthur đã từng làm một huấn luyện viên bóng đá rất thành công. Bắt đầu phục vụ quân đội Pháp từ năm 1912, ông đã tham chiến cùng lực lượng này ở những trận đánh ác liệt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm cả trận chiến nổi tiếng ở Verdun.

Dang cap linh danh thue: Nhung linh le duong dung cam nhat lich su-Hinh-4
 Arthur Bluenthal. Ảnh: Bảo tàng Lê Dương Pháp.

Sau đó, Arthur được chuyển tới đơn vị huấn luyện phi công Lê Dương. Tại đây ông đã được huấn luyện để làm phi công máy bay ném bom. Năm 1918, Arthur quyết định sẽ gia nhập một lực lượng lính Mỹ ngay khi những lực lượng Mỹ đầu tiên tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất do quân Pháp đã gần thất thủ. Tuy nhiên, dự định này của Arthur đã không thành hiện thực. Vào ngày 5/6/1918, bốn chiếc tiêm kích Đức đã áp sát máy bay ném bom của Arthur và bắn hạ ông sau khi Arthur sử dụng hoả lực mạnh trên chiếc máy bay của mình tiêu diệt một điểm phòng không của quân đội Đức.

Sau khi hy sinh, Arthur được phong tặng danh hiệu Croix de Guerre – một danh hiệu cao quý mà quân đội Lê Dương trao tặng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trong chiến đấu.

Mời độc giả xem Video: Lính Lê Dương Pháp chiến đấu anh dũng ở Afghanistan.

Điều chưa biết về người lính An Nam trong quân Lê Dương

(Kiến Thức) - Những người lính An Nam trong đội quân Lê Dương đã viễn chinh khắp nơi, có mặt cả trong thế chiến thứ nhất và cả thế chiến thứ hai.

Điều chưa biết về người lính An Nam trong quân Lê Dương
Dieu chua biet ve nguoi linh An Nam trong quan Le Duong
 Một trong những yêu cầu của Thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa của mình đó là phải cung cấp binh lính viễn chinh. Chính vì vậy những người An Nam từ vùng Đông Dương đã xuất hiện trong quân đội Lê Dương ngay sau khi Thực dân Pháp đô hộ nước ta. Nguồn ảnh: Fbhaison.
Dieu chua biet ve nguoi linh An Nam trong quan Le Duong-Hinh-2
 Phần lớn những binh lính An Nam này bị cưỡng ép nhập ngũ và phải phục vụ cho Pháp. Mặc dù vậy cũng không có nhiều người đáp ứng đủ về thể lực do phía Pháp đặt ra. Nguồn ảnh: Fbhaison.

Tại sao Quân đội Pháp thảm bại chóng vánh trong CTTG 2?

(Kiến Thức) - Quân đội Pháp thực ra đã chiến đấu rất quả cảm trong chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có điều Quân Đức quá mạnh nên nước Pháp đã thất thủ sau 6 tuần.

Tại sao Quân đội Pháp thảm bại chóng vánh trong CTTG 2?
Tai sao Quan doi Phap tham bai chong vanh trong CTTG 2?
 Quá tự hào về chiến thắng hoành tráng của mình trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Quân đội Pháp đã không có thay đổi mấy về cách thức chiến đấu và trang bị cho binh lính trong một thời gian dài dù trang thiết bị của phía Đức đang trở nên ngày càng hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tai sao Quan doi Phap tham bai chong vanh trong CTTG 2?-Hinh-2
 Khi người Đức mở ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách tấn công Ba Lan, phía Pháp vẫn chưa chịu "tỉnh ngộ" dù đã nhận được rất nhiều tin tình báo về độ hiện đại và tinh nhuệ của lực lượng Đức Quốc Xã, các hàng phòng thủ của Quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn được xây dựng theo kiểu từ CTTG 1 và trang bị của binh lính cũng không hiện đại hơn là bao so với 20 năm trước. Nguồn ảnh: Atrocities.

Phận thê thảm của Bỉ, Pháp và Hà Lan trong CTTG 2 (2)

(Kiến Thức) - Trước sự tấn công như vũ bão của Phát Xít Đức, Bỉ đã đầu hàng sau 18 ngày kháng cự, Hà Lan còn thảm hơn khi đầu hàng sau chỉ... 5 ngày.

Phận thê thảm của Bỉ, Pháp và Hà Lan trong CTTG 2 (2)
Phan the tham cua Bi, Phap va Ha Lan trong CTTG 2 (2)
 Binh lính Đức đang vượt qua con sông Meuse nằm giữa biên giới Pháp và Bỉ. Chiến dịch tấn công Bỉ của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai sau này được sử sách gọi là "Chiến dịch 18 ngày", tuy nhiên trên thực tế, nó chỉ kéo dài khoảng 16 ngày. Nguồn ảnh: Historyimg.
Phan the tham cua Bi, Phap va Ha Lan trong CTTG 2 (2)-Hinh-2
 Dòng người tị nạn Pháp rời khỏi vùng chiến sự, những người lính Anh đang đi ngược lại vào vùng chiến sự để đối đầu với cơn sóng Blitzkrieg-tên của chiến thuật chọc sâu thần tốc chớp nhoáng của phát xít Đức. Nguồn ảnh: Historyimg.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.