Dàn vũ khí chống hạm cực mạnh trang bị trên tiêm kích Su-30MK2V Việt Nam

Dàn vũ khí chống hạm cực mạnh trang bị trên tiêm kích Su-30MK2V Việt Nam

(Kiến Thức) - Tiêm kích Su-30MK2V là loại tiêm kích được tối ưu hoá khả năng đánh biển và để thực hiện được các nhiệm vụ đối hải, Su-30MK2V sẽ được "đá cặp" cùng các loại tên lửa chống hạm cực kỳ nguy hiểm.

Theo số liệu được SIPRI công bố năm 2015, hiện tại trong biên chế của  Không quân Việt Nam đang có 400 tên lửa không đối hải các loại. Các loại tên lửa này đều được trang bị cho chiến đấu cơ Su-30MK2V và Su-27. Nguồn ảnh: TL.
Theo số liệu được SIPRI công bố năm 2015, hiện tại trong biên chế của Không quân Việt Nam đang có 400 tên lửa không đối hải các loại. Các loại tên lửa này đều được trang bị cho chiến đấu cơ Su-30MK2V và Su-27. Nguồn ảnh: TL.
Đầu tiên phải nhắc tới loại tên lửa không đối hải Kh-29. Đây cũng là loại tên lửa không đối hải duy nhất tương thích với cả Su-30MK2V và Su-27 trong biên chế của chúng ta hiện tại. Nguồn ảnh: TL.
Đầu tiên phải nhắc tới loại tên lửa không đối hải Kh-29. Đây cũng là loại tên lửa không đối hải duy nhất tương thích với cả Su-30MK2V và Su-27 trong biên chế của chúng ta hiện tại. Nguồn ảnh: TL.
Kh-29 là loại tên lửa không đối hải được Liên Xô sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ mạnh, trọng lượng đầu đạn 320kg và tuỳ từng phiên bản sẽ có tầm bắn từ 10 tới 30 km. Nguồn ảnh: TL.
Kh-29 là loại tên lửa không đối hải được Liên Xô sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ mạnh, trọng lượng đầu đạn 320kg và tuỳ từng phiên bản sẽ có tầm bắn từ 10 tới 30 km. Nguồn ảnh: TL.
Hiện tại trong biên chế của Việt Nam đang có tổng cộng 100 tên lửa Kh-29, trong đó chúng ta chỉ sử dụng hai phiên bản là Kh-29T và Kh-29TE. Nguồn ảnh: Airliners.
Hiện tại trong biên chế của Việt Nam đang có tổng cộng 100 tên lửa Kh-29, trong đó chúng ta chỉ sử dụng hai phiên bản là Kh-29T và Kh-29TE. Nguồn ảnh: Airliners.
Loại tên lửa hành trình không đối hải được chúng ta sử dụng với số lượng nhiều bậc nhất đó là Kh-59. Loại tên lửa này cũng được Liên Xô sản xuât trong thập niên 80 của thế kỷ trước và cũng mang đầu đạn nặng 320 kg giống với Kh-29. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại tên lửa hành trình không đối hải được chúng ta sử dụng với số lượng nhiều bậc nhất đó là Kh-59. Loại tên lửa này cũng được Liên Xô sản xuât trong thập niên 80 của thế kỷ trước và cũng mang đầu đạn nặng 320 kg giống với Kh-29. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm khác biệt giữa Kh-29 và Kh-59 chính là tầm bay. Trong khi Kh-29 chỉ có tầm bắn vài chục kilomets thì Kh-59 có tầm bắn lên tới hàng trăm kilomets. Cụ thể, tuỳ từng phiên bản mà tầm bắn của Kh-59 có thể từ 115 km cho tới tối đa 550 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm khác biệt giữa Kh-29 và Kh-59 chính là tầm bay. Trong khi Kh-29 chỉ có tầm bắn vài chục kilomets thì Kh-59 có tầm bắn lên tới hàng trăm kilomets. Cụ thể, tuỳ từng phiên bản mà tầm bắn của Kh-59 có thể từ 115 km cho tới tối đa 550 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây không chỉ là loại tên lửa hành trình đối hạm mà còn có thể làm các nhiệm vụ đối đất với hệ thống radar dẫn đường bằng quán tính kết hợp với radar bước sóng milimeter cùng hình ảnh, cho phép nó có độ chính xác cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây không chỉ là loại tên lửa hành trình đối hạm mà còn có thể làm các nhiệm vụ đối đất với hệ thống radar dẫn đường bằng quán tính kết hợp với radar bước sóng milimeter cùng hình ảnh, cho phép nó có độ chính xác cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với số lượng 200 đơn vị, đây hiện là loại tên lửa đối hạm có số lượng nhiều nhất trong biên chế của Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với số lượng 200 đơn vị, đây hiện là loại tên lửa đối hạm có số lượng nhiều nhất trong biên chế của Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là tên lửa Kh-31 - loại tên lửa đối hạm "quốc dân" của Việt Nam khi xuất hiện trên rất nhiều cải biên, có mặt trong nhiều binh chủng của quân đội Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Cuối cùng là tên lửa Kh-31 - loại tên lửa đối hạm "quốc dân" của Việt Nam khi xuất hiện trên rất nhiều cải biên, có mặt trong nhiều binh chủng của quân đội Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Tên lửa Kh-31 được ra đời từ năm 1982 và ngày nay có giá khoảng nửa triệu USD cho mỗi qảu. Đây là loại tên lửa không đối đất tầm trung, có trang bị đầu đạn nặng 87kg - hoàn toàn tương thích với các tàu chiến cỡ nhỏ hay thậm chí có thể đánh chìm được cả khinh hạm nếu tấn công trúng chỗ hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa Kh-31 được ra đời từ năm 1982 và ngày nay có giá khoảng nửa triệu USD cho mỗi qảu. Đây là loại tên lửa không đối đất tầm trung, có trang bị đầu đạn nặng 87kg - hoàn toàn tương thích với các tàu chiến cỡ nhỏ hay thậm chí có thể đánh chìm được cả khinh hạm nếu tấn công trúng chỗ hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hai phiên bản phổ biến nhất của Kh-31 là Kh-31A và Kh-31P đều đang có mặt trong biên chế của Quân đội Việt Nam. Hai phiên bản này có tầm bắn khá tương đồng nhau - tối đa khoảng 110 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hai phiên bản phổ biến nhất của Kh-31 là Kh-31A và Kh-31P đều đang có mặt trong biên chế của Quân đội Việt Nam. Hai phiên bản này có tầm bắn khá tương đồng nhau - tối đa khoảng 110 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài tầm bắn khá tốt, tên lửa Kh-31 còn có tốc độ bay rất cao, tối đa lên tới Mach 3.5 kết hợp cùng với hệ thống dẫn đường quán tính/radar chủ động cho phép nó đạt hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài tầm bắn khá tốt, tên lửa Kh-31 còn có tốc độ bay rất cao, tối đa lên tới Mach 3.5 kết hợp cùng với hệ thống dẫn đường quán tính/radar chủ động cho phép nó đạt hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng dàn tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.