Đẫm nước mắt chuyện con bị trao nhầm cho bố mẹ 29 năm

Một trường hợp nuôi nhầm con trong 29 năm mới được PV ghi nhận tại Hà Nội.

Đẫm nước mắt chuyện con bị trao nhầm cho bố mẹ 29 năm
Trường hợp nuôi nhầm con trong 29 năm ở Hà Nội mới đây gây xôn xao dư luận. Phải rất vất vả, chúng tôi mới tìm được người con trong vụ trao nhầm này. Cuộc trò chuyện của chúng tôi với người phụ nữ bị trao nhầm ấy thi thoảng lại bị ngắt quãng bởi những giọt nước mắt nghẹn ngào.
Ngày định mệnh...
Chúng tôi tìm đến nhà bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi) ở Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vào một buổi sáng cuối xuân, ngoài trời dày đặc sương mù. Căn phòng nhỏ của bà Hoa mấy hôm nay đông đúc người vào ra từ khi những thông tin về đứa con gái là chị Lê Thanh Hiền mà bà nuôi nhầm suốt 29 năm được đăng tải. Trao đổi PV, bà Hoa vẫn nhớ như in cái ngày bà đón chị Hiền về từ nhà hộ sinh quận Đống Đa, TP.Hà Nội.
Cho đến nay, đối với gia đình bà Hoa, dù biết đó không phải là con ruột của mình nhưng mọi người vẫn hết mực thương yêu chị Hiền. Trong mắt họ, chị Hiền vẫn là đứa con ngoan hiền, hiếu thảo và coi như người ruột thịt trong nhà. Bà Hoa kể lại: “Tôi nhớ không nhầm thì lúc hơn 0h sáng ngày 12/12/1987. Khi tôi bắt đầu trở dạ thì được mẹ chồng và ông xã đưa vào nhà hộ sinh của quận. Đến khoảng 4h30 sáng thì tôi sinh. Sau đó tôi lịm đi vì quá mệt. Chỉ nghe cô y tá đỡ đẻ nói loáng thoáng với bà nội đó là con gái. Khoảng 8h sáng, tôi tỉnh lại, chồng tôi làm thủ tục xuất viện luôn. Có lẽ, mọi rắc rối bây giờ cũng bắt đầu xảy ra từ cái hôm định mệnh đó”.
Bà Hoa chia sẻ thêm, với bản năng của một người mẹ, dù bồng bế con trên tay nhưng bà vẫn có cảm giác nghi ngờ. Bà quan sát thấy số thứ tự được ghi trên đùi con nhìn rất mờ. Đưa thắc mắc này hỏi chồng mình thì chồng bà giải thích qua loa rằng, đó là do con vừa tắm rửa, thay tã rồi bị lau chùi nên mới mờ như thế.
Thế rồi, khi chị Hiền lớn lên, bà Hoa để ý thì thấy con mình có nhiều điểm khác với các anh chị em trong gia đình. Những hồ nghi đó cứ quanh quẩn trong đầu nhưng chưa bao giờ bà có suy nghĩ rằng Hiền không phải là con ruột. “Cho đến hôm Hiền đi làm xét nghiệm ADN về nghe báo tin Hiền không phải là con đẻ của tôi, lúc đó tôi đã thực sự sửng sốt. Giờ chỉ mong con tìm được mẹ đẻ, còn con ruột của tôi giờ không biết lưu lạc nơi đâu”, bà Hoa nghẹn ngào
Có lẽ, trong sự việc này, chị Hiền là người buồn và khổ tâm nhất. Và, khi nghe hành trình tìm mẹ của người phụ nữ này, ai cũng cảm thấy nhói lòng. Nói chuyện với PV, chị Hiền chia sẻ: Sau này tôi được mẹ kể lại rằng, trong lúc nhận trẻ sơ sinh về nhà, không hiểu sao mọi người trong gia đình đã cảm giác hồ nghi tôi không phải là con đẻ của bố mẹ. Mọi người cũng tự đặt ra những câu hỏi nhưng sau đó tự an ủi rằng, tôi vẫn là đứa con ruột thịt. Không những thế, câu nói của bố cũng khiến mọi người phân vân đó là: “Người ta đưa con cho anh thì anh bế thế thôi”. Câu nói này càng khiến Hiền suy nghĩ.
“Mẹ tôi hôm đó vẫn nhớ có một người phụ nữ sinh trước mình 15 phút nhưng lại ở cùng một phòng. Điều trùng hợp là cả hai người đều sinh con gái và cùng cân nặng 3kg. Mãi sau khi tỉnh lại, mẹ mới được nhìn khuôn mặt của tôi, một đứa trẻ đã bị trao nhầm. Trước khi kết quả được công bố, tôi cũng đắn đo lo lắng lắm. Bởi tôi sợ một điều, khi nói ra sự thật thì bao nhiêu tình cảm họ hàng 29 năm qua dành cho mình sẽ không còn như trước nữa”, chị Hiền nói.
Dam nuoc mat chuyen con bi trao nham cho bo me 29 nam
Chị Lê Thanh Hiền, người con bị trao nhầm 29 năm trời. 
Hành trình đi tìm sự thật đẫm nước mắt
Hành trình gian nan đi tìm bố mẹ đẻ của mình và mong muốn tìm ra người con đẻ thực sự của bà Hoa được chị Hiền cho biết đó là những ngày tháng vô cùng vất vả. Chị đã âm thầm đi xét nghiệm ADN và cái ngày cầm kết quả xét nghiệm trên tay chị đã sốc nặng, không tin vào mắt mình. Nói đến đây chị bật khóc, kể: “Tôi giấu cả nhà đến trung tâm Giám định Sinh học Pháp lý, viện Khoa học Hình sự - bộ Công an để làm xét nghiệm. Các nhân viên ở đây cho biết, tôi phải chờ kết quả trong 3 ngày. Trong 3 ngày đó, trong lòng tôi như lửa đốt nhưng vẫn trấn an rằng, mình vẫn là con bố mẹ. Việc đi xét nghiệm cũng là để phần nào giải đáp những thắc mắc cứ hiện hữu trong đầu mình”.
Và 3 ngày sau, bản giám định kết luận ghi: “Bà Phan Thị Tuyết Hoa không phải mẹ đẻ chị Lê Thanh Hiền” khiến chị Hiền ngã gục rồi ngất đi. Các nhân viên ở trung tâm đã phải dìu chị vào phòng để nghỉ ngơi. Tỉnh lại, chị bật khóc như một đứa trẻ, rồi thầm trách sao sự thật lại quá trớ trêu. Hôm đó, chị không về nhà mà đi lang thang vô định khắp các con phố Hà Nội. Nửa đêm, chồng tìm thấy chị trên cầu Chương Dương. Sau khi được đưa về, chị xin nghỉ việc, nằm ở nhà một tuần, tinh thần bấn loạn khủng hoảng. Dù thế, chị vẫn quyết định phải nói chuyện này với mẹ. “Hôm đó hai mẹ con đang đi dạo ở hồ Thiền Quang, tôi mới kể cho mẹ nghe về việc mình đi giám định ADN và mẹ không phải mẹ đẻ của mình. Mẹ tôi cũng bị sốc nặng. Mãi sau khi xem tờ giấy bà mới tin những điều tôi nói. Thế rồi hai mẹ con tôi ôm nhau khóc nức nở, quá đau xót”, chị kể lại.
Và cũng như bao người con khác, chị Hiền cũng muốn được một lần gặp mặt bố mẹ đẻ và muốn mẹ nuôi là bà Hoa được gặp con đẻ. Chia sẻ thêm với chúng tôi, chị cho biết, ngoài việc cùng ông xã tích cực điều tra từ các manh mối dù là nhỏ nhất thì chị cũng đặt rất nhiều hy vọng ở báo chí. Bởi chị tin rằng, một ngày nào đó nếu mẹ ruột của mình đọc được những thông tin này thì mẹ con sẽ được đoàn tụ. Chị quan niệm rằng, bố mẹ hiện tại cùng anh em cho dù không phải là ruột thịt nhưng chị luôn coi đó là gia đình của mình. Còn bà Hoa, dù đau xót nhưng vẫn rất thông cảm với hoàn cảnh của đứa con gái nuôi bất hạnh, bà tâm sự: “Cái ngày tôi biết Hiền không phải là con đẻ, tôi như bị mất cảm giác. Nhưng hiện tại, vợ chồng tôi vẫn hết lòng yêu thương Hiền. Chúng tôi cũng không hề oán trách nữ hộ sinh đã trao nhầm con mình. Vì đây có lẽ là cơ duyên đã đưa mọi người đến với nhau. Điều chúng tôi mong muốn nhất là các cơ quan chức năng, công an có thể giúp gia đình tìm được người thân để lòng được thanh thản”.
Quyết tìm bằng được con đẻ, dù rất khó
Với mong muốn cháy bỏng là tìm được con gái ruột và tìm ra mẹ đẻ để mẹ con chị Hiền được đoàn tụ, bà Hoa đã nhờ luật sư cùng mình đến nhà hộ sinh năm xưa xác minh. “Lãnh đạo của nhà hộ sinh đã cung cấp những giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, trong sổ lưu giữ lại có đến 5 thai phụ sinh vào thời gian ấy. Không những thế, trong bảng lại ghi rất vắn tắt địa chỉ mà hầu hết các địa chỉ ấy hiện tại đã thay đổi nên cuộc tìm kiếm người thân gặp rất nhiều gian truân. Dù có khó khăn đến mấy, nếu còn sức khỏe tôi cũng quyết tìm ra bố mẹ đẻ cho Hiền và con ruột của mình”, bà Hoa cho biết.

Vụ nuôi nhầm con 42 năm: Sẽ xét nghiệm ADN miễn phí

Bà Nga khẳng định, sẽ xét nghiệm ADN miễn phí cho gia đình nuôi nhầm con 42 năm ở Hà Nội.

Vụ nuôi nhầm con 42 năm: Sẽ xét nghiệm ADN miễn phí
Mới đây, trên mạng xã hội đang xôn xao về việc bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (Ba Đình, Hà Nội) đã bị nhầm con sau khi sinh và nuôi nhầm con 42 năm.

Vụ nuôi nhầm con 42 năm: Có thông tin người thân chị Trang

(Kiến Thức) - Thông tin mới nhất vụ nuôi nhầm con 42 năm trước, một số manh mối về người thân bé gái bị trao nhầm đã được tìm ra qua công an.

Vụ nuôi nhầm con 42 năm: Có thông tin người thân chị Trang

Liên quan đến vụ nuôi nhầm con 42 năm trước ở nhà hộ sinh quận Ba Đình – Hà Nội, tối qua 14/3, chị Tạ Thị Thu Trang đã tiết lộ cho phóng viên một số thông tin về người thân từ phía Công an quận Ba Đình mới có được.

Chị Tạ Thị Thu Trang, bé gái bị trao nhầm cho thai phụ Nguyễn Mai Hạnh, trú tại phố Quán Thánh (Ba Đình – Hà Nội) cách đây 42 năm cho biết, Công an quận Ba Đình mới thông báo với chị việc tìm được một số người cùng sinh vào ngày 10/10/1974, có thể là thân nhân của chị.

Phạm nhân thụ án trong trại giam chết tại nhà: Ai chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Trong trường hợp để phạm nhân thụ án trong trại giam chết tại nhà như trường hợp đang gây xôn xao dư luận tại Hải Dương thì ai là người chịu trách nhiệm?

Phạm nhân thụ án trong trại giam chết tại nhà: Ai chịu trách nhiệm?
Liên quan đến vụ việc hy hữu, phạm nhân Nguyễn Văn Định (SN 1975, trú tại phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) - phạm nhân thụ án trong trại giam chết tại nhà trong trạng thái treo cổ vào ngày 14/3, Công an tỉnh Hải Dương đang xác minh làm rõ vụ việc và chưa cung cấp thông tin cụ thể liên quan đến diễn biến vụ việc. Tuy nhiên, dư luận băn khoăn, trong trường hợp để phạm nhân đang thụ án trốn trại về nhà tự tử thì Giám thị trại giam và những người canh giữ phạm nhân có phải chịu trách nhiệm?
Luật sư Phạm Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp nhìn nhận, để xác định được trách nhiệm của những cá nhân liên quan, cơ quan điều tra cần làm rõ nguyên nhân và quá trình trốn, cách trốn của phạm nhân.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới