Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán

(Vietnamdaily) - Sử dụng thực phẩm an toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, mà còn đảm bảo sự vui vẻ và trọn vẹn trong các bữa tiệc.

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm. Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì người tiêu dùng thực phẩm cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Dam bao an toan thuc pham trong dip Tet Nguyen dan
 Ảnh minh họa

Chính vì vậy, dưới đây là một số nguyên tắc và lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn trong dịp Tết:

Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng

- Mua thực phẩm từ các nguồn đáng tin cậy: Lựa chọn mua thực phẩm từ siêu thị, cửa hàng thực phẩm uy tín, hoặc các chợ có kiểm soát chất lượng. Tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc những nơi không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chọn thực phẩm tươi, mới: Ưu tiên chọn thực phẩm tươi, không có dấu hiệu hư hỏng, không có mùi lạ.

Đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến

- Rửa sạch thực phẩm: Rau, củ, quả phải được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thịt, cá cần được làm sạch kỹ trước khi chế biến.

- Dụng cụ nấu ăn sạch sẽ: Các dụng cụ như dao, thớt, nồi, chảo luôn sạch sẽ trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay trước khi nấu ăn và trong suốt quá trình chế biến.

- Chế biến thực phẩm đúng cách: Nấu chín thực phẩm. Không nên ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm sau khi chế biến nên được tiêu thụ sớm, nếu không hết còn thừa cần bảo quản phù hợp. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh bảo quản được lâu hơn, nhưng cần phân loại và bao gói cẩn thận.

Thực phẩm chế biến sẵn

Tránh thực phẩm chứa chất phẩm màu, chất bảo quản không an toàn. Sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn còn hạn sử dụng, bao gói nguyên vẹn.

Kiểm soát trong quá trình ăn uống

Người tiêu dùng nên ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ngọt hoặc các món ăn khó tiêu. Hạn chế đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, …

Chú ý khi ăn ngoài quán

Nếu ăn ngoài quán nên chọn những địa điểm uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm và không ăn thức ăn hay món ăn có dấu hiệu không an toàn như mùi lạ, thiu.

Tăng cường vệ sinh cá nhân

Rửa tay trước khi ăn hoặc chế biến thực phẩm là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Lưu ý, việc sử dụng thực phẩm an toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo sự vui vẻ và trọn vẹn trong các bữa tiệc. Vì vậy, hãy chú ý đến chất lượng thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và bảo quản đúng cách để đón Tết đoàn viên an lành, mạnh khỏe.

Mức thưởng Tết Giáp Thìn 2024 địa phương nào cao nhất?

Mức thưởng Tết 2024 cao nhất đang thuộc về Long An với 5,66 tỷ đồng, xếp thứ hai là Đà Nẵng với hơn 1 tỷ đồng.

Ngày 25/12 là hạn cuối các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Lịch sử thị trường chứng khoán diễn biến thế nào sát Tết?

(Vietnamdaily) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 24 năm hoạt động và trải qua 23 kỳ Tết Nguyên đán, trong đó có 17 lần VN-Index tăng trong 5 ngày trước Tết và 13 lần chỉ số tăng trong 5 ngày đầu Xuân.

Trong 23 mùa Tết Nguyên đán, có 6 lần VN-Index ghi nhận mức giảm trong 5 phiên giao dịch trước kỳ nghỉ Tết, 17 lần chỉ số có mức tăng tốt trong 5 phiên trước Tết, thậm chí năm 2008 đạt mức tăng 10,8%. Năm 2023 vừa qua, VN-Index tăng 4,5% trong 5 phiên trước Tết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới