Đại úy Lê Thị Hiền, thượng úy Nguyễn Xô Việt: Liệu còn nhân vật “số 3“?

(Kiến Thức) - Việc xử lý kiên quyết khi kỷ luật giáng chức, cho ra khỏi ngành với bà Lê Thị Hiền và ông Nguyễn Xô Việt được dư luận, nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, người dân vẫn còn băn khoăn, liệu sau những vụ việc lần này, có còn nhân vật “số 3”?

Đại úy Lê Thị Hiền, thượng úy Nguyễn Xô Việt: Liệu còn nhân vật “số 3“?
Ngày 18/11, thông tin hai hành động kiên quyết kỷ luật giáng cấp bậc hàm và cho ra khỏi ngành đối với đại úy Lê Thị Hiền, cán bộ Công an quận Đống Đa (Hà Nội) và quyết định giáng cấp bậc hàm, cho xuất ngũ đối với thượng úy Nguyễn Xô Việt, cán bộ Công an Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) của ngành Công an được dư luận đồng tình và hoan nghênh.
Việc xử lý giáng chức, cho rời khỏi ngành hai cán bộ trên thể hiện sự kiên quyết xử lý những cán bộ chiến sĩ vi phạm, không bao che các hành vi vi phạm của lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Công an tỉnh Thái Nguyên nói riêng và ngành công an nói chung. Đồng thời, là những biện pháp cần thiết làm trong sạch bộ máy, giữ vững niềm tin của nhân dân.
Nhìn nhận từ thực tế, việc xử lý kỷ luật cán bộ chiến sĩ công an không chỉ với riêng ngành công an mà với xã hội cũng là điều đáng buồn. Nhưng với những cán bộ chiến sĩ công an thoái hóa biến chất, không còn đủ tư cách, phẩm chất đạo đức cần phải loại bỏ khỏi ngành để giữ vững niềm tin vào lực lượng bảo vệ chính quyền, bảo vệ pháp luật.
Dai uy Le Thi Hien, thuong uy Nguyen Xo Viet: Lieu con nhan vat “so 3“?
 Việc kỷ luật bà Lê Thị Hiền, ông Nguyễn Xô Việt được dư luận ủng hộ.
Loại những cán bộ, chiến sĩ suy thoái đạo đức, có thái độ coi thường người dân, thể hiện bệnh công thần, cậy quyền cậy thế nơi công cộng giống như việc ta cắt bỏ khối u nhọt, dù đau đớn những sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trong vụ việc trên, việc kỷ luật đối với đại úy Lê Thị Hiền và thượng úy Nguyễn Xô Việt là hoàn toàn xứng đáng. Bởi họ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân trong mắt người dân.
Dù họ không mặc cảnh phục, hành vi của họ không diễn ra khi làm nhiệm vụ nhưng thái độ, hành vi ứng xử của họ nơi công cộng hoàn toàn đáng bị lên án. Không ai có thể ngờ một nữ đại úy lại có thể xúc phạm, lăng mạ, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Không ai có thể chấp nhận, một thượng úy công an ngồi sỗ sang trên con bò cảnh, sẵn sàng ném xúc xích tát nhân viên chỉ vì họ thắc mắc việc con trai thượng úy mua đồ chưa trả tiền.
Hành vi của họ thể hiện là những kẻ cửa quyền, xem thường luật pháp, xem thường người dân, tự cho mình là người có “quyền lực” nên phải thể hiện nơi công cộng cho người khác biết mình là ai mà không biết những hành động đó vô cùng phản cảm, vi phạm nguyên tắc ứng xử, trái điều Bác Hồ dạy lực lượng công an nhân dân làm xói mòn niềm tin, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tin của lực lượng công an nhân dân.
Những hành vi ấy, không chỉ người dân, dư luận mà ngay cả những người trong ngành công an cũng không thể chấp nhận được. Không ai tin những cán bộ suy thoái về đạo đức lối sống như vậy có thể đảm đương trọng trách mang lại sự bình an cho cuộc sống, bảo vệ pháp luật.
Để giữ gìn hình ảnh lực lượng công an nhân dân, giữ gìn niềm tin của người dân vào lực lượng, hàng nghìn, hàng vạn chiến sĩ, cán bộ công an nhân dân trên cả nước từng giờ từng phút hết mình để bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đã có không ít những cán bộ, chiến sĩ đã đổ máu, thậm chí hi sinh thân mình vì lý tưởng cao đẹp.
Nhưng chỉ vì “những con sâu” như bà Lê Thị Hiền, ông Nguyễn Xô Việt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công an vốn là nơi mỗi người được đứng trong hàng ngũ công an nhân dân là niềm vinh dự, tự hào.
Lẽ ra được đứng trong hàng ngũ họ cần phải giữ gìn tác phong, đạo đức của người cán bộ, chiến sĩ CAND, tuân thủ nguyên tắc ứng xử, phải luôn ghi nhớ “6 điều Bác Hồ dạy CAND”, “5 lời thề danh dự của CAND” và “10 điều kỷ luật của CAND”. Trong đó phải luôn ghi nhớ “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”. Nhưng với tư tưởng làm “quan cách mạng” họ đã xem thường tất cả những quy định, gây ra những hành vi xấu xí, làm hoen ố hình ảnh của người chiến sĩ công an nhân dân.
Do việc việc loại họ ra khỏi hàng ngũ lực lượng công an là việc làm cần thiết để cảnh tỉnh, răn đe với mỗi cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng trong việc ý thức được trách nhiệm và quyền hạn của mình. Đồng thời, khiến nhân dân có thêm niềm tin đối với lực lượng công an và sự nghiêm minh của pháp luật.
Niềm tin ấy được nhân lên khi mới đây Bộ trưởng Công an, đại tướng Tô Lâm nói sẽ chỉ đạo nhằm chấn chỉnh trong toàn lực lượng. Bởi qua vụ việc bà Lê Thị Hiền và ông Nguyễn Xô Việt, không chỉ ngành công an mà dư luận, nhân dân cả nước đều không mong muốn có thêm một cán bộ chiến sĩ công an nhân dân nào khác trở thành “nhân vật thứ 3” tái diễn hành vi tương tự. Việc chấn chỉnh toàn lực lượng là cần thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chấn chỉnh toàn lực lượng, ngành công an cũng cần xem xét lại quy trình quản lý giáo dục, rèn luyện của tổ chức trong lực lượng công an, xem xét lại quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng từ các trường công an nhân dân để chọn lựa những người vừa có tài, vừa có đức, loại bỏ những người thiếu tư cách đạo đức ngay trên ghế nhà trường. Đồng thời, chú trọng giáo dục đạo đức tư cách người công an nhân dân để họ trở thành những chiến sĩ vừa hồng và chuyên.
Như lời Đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai) mới đây đã nói, lực lượng nào cũng có người xấu, người tốt. Nhưng cái xấu rất dễ lan truyền, tác động mạnh tới đời sống xã hội. Do vậy, việc đào tạo cảnh sát phải nhìn toàn diện, phải được quan tâm nhiều hơn nữa, bên cạnh võ thuật, sức khoẻ, mưu mẹo thì quan trọng cả việc ứng xử nữa...
Qua vụ việc trên cũng là bài học lớn nhất, sâu sắc nhất đối với bản thân mỗi cán bộ công an, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí cách mạng; tuyệt nhiên tránh xa, không được mắc vào lối sống thực dụng, tự mình buông lỏng kỷ cương, kỷ luật, tự mình tha hóa, biến chất.
Cán bộ công an phải luôn ghi nhớ quy tắc ứng xử, “6 điều Bác Hồ dạy CAND”, “5 lời thề danh dự của CAND” và “10 điều kỷ luật của CAND”, giữ gìn đạo đức người chiến sĩ công an, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, sự yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ của nhân dân, luôn phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách, giữ vững nhân cách, phải thực sự là “bạn của dân”.

Mời độc giả xem clip Khai trừ khỏi Đảng nữ đại úy "đại náo" sân bay - Nguồn VTC1:

  

Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt: Cần xử lý nghiêm

(Kiến Thức) - Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói rằng, ngay sau khi vụ việc xảy ra, trên mạng xã hội đã ghép hình ảnh của Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt lại với nhau và cho hay: Đây "cũng là một đôi cùng có hành vi cư xử thiếu văn hóa, không phù hợp, gây bức xúc dư luận".

Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt: Cần xử lý nghiêm
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 12/11 về vụ việc thượng uý công an tát nhân viên trạm Hải Đăng, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội nói rằng, vụ việc thượng úy Nguyễn Xô Việt, cán bộ Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có hành vi ném xúc xích vào mặt nữ nhân viên bán hàng, sau đó tát vào mặt nam nhân viên quầy thu ngân tại trạm dừng nghỉ Hải Đăng (Phổ Yên, Thái Nguyên) là hành động rất khó có thể chấp nhận được.

Phó GĐ CA Thái Nguyên bác “Nguyễn Xô Việt là con“: Động cơ của “kẻ” tung tin?

(Kiến Thức) - Dư luận đặt câu hỏi về động của những đối tượng đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội về việc Thượng úy Nguyễn Xô Việt là con của lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên có phải nhằm động cơ bôi xấu lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên. Các đối tượng sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?

Phó GĐ CA Thái Nguyên bác “Nguyễn Xô Việt là con“: Động cơ của “kẻ” tung tin?
Liên quan vụ thượng uý công an tát nhân viên trạm Hải Đăng, mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện và lan truyền thông tin, thượng uý Nguyễn Xô Việt (SN 1984, hiện đang công tác tại Công an thị xã Phổ Yên) là con trai đại tá Nguyễn Văn Vui - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên.
Cụ thể, theo nick Phạm Minh Vũ đã đăng tải thông tin trên kèm hình ảnh của đại tá Nguyễn Văn Vui. Ngoài ra, nhiều tài khoản mạng khác cũng đăng tải thông tin tương tự.

Khai trừ Đảng, yêu cầu xuất ngũ đối với đại úy Lê Thị Hiền

(Kiến Thức) - Sau khi xem xét mức độ vi phạm của Đại úy Lê Thị Hiền, Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội đã quyết định giáng hai cấp bậc hàm từ Đại úy xuống Trung úy và yêu cầu xuất ngũ đối với nguyên nữ Đại úy này.

Khai trừ Đảng, yêu cầu xuất ngũ đối với đại úy Lê Thị Hiền
Sáng 15/11, Công an TP Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về việc xử lý kỷ luật đại uý Lê Thị Hiền (người gây náo loạn ở sân bay Tân Sơn Nhất), Công an TP Hà Nội đang làm quy trình kỷ luật đối với đại uý Lê Thị Hiền. Hình thức kỷ luật sẽ hạ 2 cấp từ đại uý xuống trung uý và cho viết đơn xin ra khỏi ngành.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.