Đại tướng Trần Đại Quang được giới thiệu làm Chủ tịch nước

(Kiến Thức) - Chiều 31/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đọc tờ trình giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước.

Đại tướng Trần Đại Quang được giới thiệu làm Chủ tịch nước
Chiều 31/3, sau khi Quốc hội ra nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước với ông Trương Tấn Sang, tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đọc tờ trình giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước.
Cụ thể, tại tờ trình số 1085 về nhân sự trình Quốc hội bầu Chủ tịch nước nêu rõ căn cứ trên các quy định của Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết số 01 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, UB Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét bầu ông Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Công an.
Dai tuong Tran Dai Quang duoc gioi thieu lam Chu tich nuoc
Ông Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Công an được giới thiệu làm Chủ tịch nước.
Tờ trình giới thiệu nhân sự của UB Thường vụ Quốc hội cũng sơ lược tiểu sử của ông Trần Đại Quang. Ông Quang sinh ngày 12/10/1956, quê Ninh Bình, là GS. TS luật học.
Ông đã có 40 năm công tác trong ngành công an. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng từ khoá X đến khoá XII. Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI và XII. Năm 2011 ông được Quốc hội khoá XIII phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Công an. Ngày 29/12/2012, ông Trần Đại Quang được Chủ tịch nước trao quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.
Theo kế hoạch của chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín quyết định việc chọn tân Chủ tịch nước thay cho ông Trương Tấn Sang, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức vào sáng thứ 7, ngày 2/4/2016.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Quốc hội đã phê chuẩn kết quả bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội với 100% đại biểu tham dự tán thành. Với kết quả này, bà Ngân trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên của Quốc hội và cũng là lãnh đạo cao cấp đầu tiên thực hiện nghi thức tuyên thệ khi nhậm chức.
>>>Xem thêm video: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức - Quốc hội.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4

Hội nghị Trung ương 2 khoá XII, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4
Tại Hội nghị Trung ương 2 khoá XII vừa bế mạc chiều 12/3, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII (dự kiến khai mạc vào 21/3) theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung rất cao, đồng thời, Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước. Theo dự kiến chương trình Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIII vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Quốc hội sẽ dành 12 ngày (4-16/4) xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước. Theo danh sách 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII được phân công công tác sau Đại hội XII, ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, đã có 7 người nhận trọng trách mới: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. 11 Uỷ viên Bộ chính trị còn lại sẽ được giới thiệu ứng cử 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cũng như chờ phân công nhiệm vụ. Đó là: Ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch UBTW MTTQVN), bà Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), ông Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), ông Vương Đình Huệ (Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và ông Trương Hoà Bình (Chánh án TANDTC). Bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội như thế nào? Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài danh sách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4-Hinh-2
Quốc hội sẽ biểu quyết bằng bỏ phiếu kín bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước. 
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử. Điều 29 của Nội quy Kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp./.  Nội quy Kỳ họp Quốc hội quy định:

Tin mới vụ bé gái bị đánh tím mắt vì viết chính tả chậm

Gần đây mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bé gái bị giáo viên đánh thâm tím mắt, sợ hãi ngồi khép nép.

Tin mới vụ bé gái bị đánh tím mắt vì viết chính tả chậm
Trước việc xuất hiện hình ảnh một bé gái bị giáo viên đánh thâm tím mắt, sợ hãi ngồi khép nép, sáng 30/3, trao đổi với Báo Phụ Nữ TP.HCM, ông Tẩn Láo Tả - Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai xác nhận sự việc xảy ra tại Trường tiểu học xã Phìn Ngan, nằm trên địa bàn.

Cận cảnh “chiếc điều hoà khổng lồ” ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Hàng cây cổ thụ rợp bóng cùng gió sông lồng lộng khiến đường Tôn Đức Thắng được ví như “chiếc điều hoà khổng lồ” làm dịu mát  Sài Gòn rực lửa.

Cận cảnh “chiếc điều hoà khổng lồ” ở Sài Gòn
Thông tin về việc lãnh đạo Sở GTVT TPHCM quyết định không đốn hạ hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM) để thi công nhà ga Ba Son (dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (metro) Bến Thành- Suối Tiên) và dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 khiến người dân TPHCM vô cùng hân hoan, phấn khởi.

Thông tin về việc lãnh đạo Sở GTVT TPHCM quyết định không đốn hạ hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM) để thi công nhà ga Ba Son (dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (metro) Bến Thành- Suối Tiên) và dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 khiến người dân TPHCM vô cùng hân hoan, phấn khởi.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới