Đại thần nhà Lê Sơ nào viết thư... trách cọp, trừ họa cho dân?

Tương truyền vào thời ông còn trẻ, đất làng Hải Lịch vẫn thường bị cọp hoành hành, dân làng rất lấy làm khổ sở. Nhân đó, Lê Văn Linh viết bức thư trách cọp. Từ đó, cọp trong vùng bỏ đi hết...

Đại thần nhà Lê Sơ nào viết thư... trách cọp, trừ họa cho dân?

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lê Văn Linh sinh năm Đinh Tỵ (1377) tại làng Hải Lịch, huyện Lôi Dương (nay là xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mất vào tháng Chạp năm Mậu Thìn (1448), hưởng thọ 71 tuổi. Ông là khai quốc công thần và là nguyên lão đại thần của ba triều vua nhà Lê: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Ông là người có bản tính thâm trầm, đã giàu mưu lược lại rất am hiểu chính sự.

Dai than nha Le So nao viet thu... trach cop, tru hoa cho dan?

Lê Văn Linh cùng Nguyễn Trãi thường ở bên cạnh Lê Lợi để bàn mưu. Ảnh: TV.

Vào thời nhà Hồ (1400-1407), Lê Văn Linh đã nổi tiếng là người hay chữ của huyện Lôi Dương. Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Văn Linh là một trong những người đầu tiên nhiệt tình hưởng ứng. Và ông là một trong số 19 người tham dự Hội thề ở Lũng Nhai được tổ chức vào năm 1416.

Vì là người có tiếng hay chữ, Lê Văn Linh thường được Bộ Chỉ huy Lam Sơn và Bình Định Vương Lê Lợi sử dụng như một văn thần. Dẫu vậy, sử sách xưa và nay phần nhiều vẫn xếp ông vào hàng những nhà quân sự có tài. Tương truyền vào thời ông còn trẻ, đất làng Hải Lịch vẫn thường bị cọp hoành hành, dân làng rất lấy làm khổ sở. Nhân đó, ông viết bức thư trách cọp. Từ đó, cọp trong vùng bỏ đi hết. Vì lẽ ấy, người ta ví ông như Hàn Thuyên (ở Trung Quốc ngày xưa) là người đã làm thơ đuổi cá sấu đi nơi khác.

Khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, ông thường cùng với Nguyễn Trãi luôn ở bên cạnh để bàn mưu, bày kế thần diệu trong màn trướng. Khi Lê Lợi vây thành Đông Quan, ông bàn mưu kín mà lấy được thành, khiến cho người Minh cuối cùng phải xin hàng, Vương Thông phải rút về.

Năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, ông được xếp vào hàng khai quốc công thần, được phong tước Hương Thượng Hầu. Đó là tước vị thuộc hàng cao nhất mà vua Lê Thái Tổ đã ban cho những người từng đồng cam cộng khổ và có nhiều công lao trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh.

Năm 1429, Lê Văn Linh được phong làm Nhập nội Thiếu phó và được giao trọng trách đánh quân phản loạn do Cầm Quý đứng đầu ở châu Ngọc Ma ở phía Tây Nghệ An. Cầm Quý khi đó có hơn 1 vạn quân. Khi Lê Lợi khởi nghĩa, Cầm Quý đã từng đem quân tới giúp và từng được trao hàm Thái úy. Ít lâu sau, Cầm Quý tỏ ý ngờ vực, hối hận mà rút quân về. Đến khi Lê Lợi dẹp xong giặc Minh, Cầm Quý rất lấy làm hổ thẹn và lo sợ, nhưng hắn vẫn cậy có đất hiểm, lại ở chốn xa xôi nên không chịu thần phục. Cầm Quý là kẻ tham lam và tàn bạo.

Trong trận đánh vào châu Ngọc Ma nói trên, với cương vị là Tham đốc, tướng Lê Văn Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông đã bắt sống được Cầm Quý và đóng cũi đem về kinh sư. Nhưng cũng đúng vào năm 1435, vì có lời can vua không nên xử quá nặng đối với quan Đại Tư đồ Lê Sát, nên ông bị giáng xuống hàm Bộc xạ. Phải khá lâu sau đó, Lê Văn Linh mới được phục chức, trải thăng dần lên đến hàm Thái phó.

Lời bàn:

Người đương thời cho ông là bậc đa tài, vì vào triều ông là tướng văn, ra ngoài ông là tướng võ và ở cương vị nào chẳng những ông đều đảm đương được mà còn hoàn thành xuất sắc. Một con người như vậy, nhưng tiếc rằng vua Lê Thái Tổ chỉ vì một phút nóng giận đã có quyết định không sáng suốt là giáng chức Lê Văn Linh chỉ vì một lời khuyên. Thế mới hay rằng, lời nói của người xưa rằng “làm bạn với vua chẳng khác nào làm bạn với hổ” chẳng hề sai. Cây ngay không sợ chết đứng, người hiền tài và đức độ thì trước sau gì cũng sẽ được trọng dụng và Lê Văn Linh là một người như vậy. Về sau, vua Lê Thái Tổ đã nhận ra lỗi lầm của mình nên đã phục chức rồi phong cho ông làm Thái phó.

Và điều đọng lại sau giai thoại trên là trước mặt nhà vua, người có quyền sinh, quyền sát đối với cả thiên hạ, nhưng Lê Văn Linh vẫn can đảm đứng ra can ngăn việc Lê Thái Tổ xuống chiếu giết chết Lê Sát, một vị khai quốc công thần của nhà Lê. Vẫn biết việc làm tiếm quyền của Lê Sát là sai, nhưng không đến mức phải chết, song triều đình khi ấy duy nhất chỉ một mình Lê Văn Linh dám đứng ra xin giảm tội. Chỉ riêng điều này cũng đủ cho thấy ông là người chính trực, can đảm. Thật đáng buồn vì hậu thế thời nay đã không có mấy ai được như cụ Lê Văn Linh ngày xưa vì vẫn còn những kẻ ghen ăn tức ở rồi phao tin đồn nhảm nhằm hạ uy tín đồng liêu.

Đã là đế vương nhất định phải hiểu sử

(Kiến Thức) - Quan điểm về lịch sử của Lê Tung là một điều mới mẻ và độc đáo.

Đã là đế vương nhất định phải hiểu sử

Theo ông đã là bậc đế vương thì nhất định phải biết và hiểu sử, phải hiểu rõ cương vực lãnh thổ của nước nhà, sự hưng vong của các triều đại qua các thời kỳ lịch sử.

Lòng người là biểu hiện của mệnh Trời
Khi nói về Kinh Dương Vương, Lê Tung nhấn mạnh: "... việc Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình tỏ rõ đạo vợ chồng, nắm ngay cái gốc phong hoá, cho nên dân chúng an cư lạc nghiệp". Nói về Lạc Long Quân, Lê Tung nhấn mạnh: "Lạc Long Quân lấy con gái họ Âu Lạc mà có điềm lành sinh trăm người con hưởng nước rất lâu dài". 

Vì sao Tể tướng Lê Sát bị vua Lê Thái Tông bức tử?

(Kiến Thức) - Vua Lê Thái Tông xuống chiếu rằng: "Tội của Lê Sát đáng phải giết, không thể dung thứ được, nên chém để rao, nhưng trẫm đặc ân miễn cho không giết". 

Vì sao Tể tướng Lê Sát bị vua Lê Thái Tông bức tử?
Năm 1436, vua Lê Thái Tông phế Nguyên phi Ngọc Dao, con gái của Lê Sát, làm thứ nhân. 
Vi sao Te tuong Le Sat bi vua Le Thai Tong buc tu?
Ảnh minh họa. 

3 vị “Khai quốc công thần” thời Hậu Lê và cái chết tức tưởi

Nhà vua tin lời thêu dệt gièm pha, bèn ra lệnh cho bọn lực sĩ đến bắt Trần Nguyên Hãn.

3 vị “Khai quốc công thần” thời Hậu Lê và cái chết tức tưởi
 Hữu Tướng quốc Trần Nguyên Hãn

Đọc nhiều nhất

Tin mới