Đại tá phi công Việt Nam bắn rơi 7 máy bay Mỹ nhập viện

Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, phi công từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ, vừa phải nhập viện ngày 16/7 vì đột quỵ.

Theo thông tin từ trung tướng phi công Phạm Phú Thái, đại tá Nguyễn Văn Bảy bị đột quỵ khi đang làm vườn, được gia đình đưa vào bệnh viện Sa Đéc (Đồng Tháp) rồi chuyển thẳng lên bệnh viện quân y 175 ở TP.HCM.
Dai ta phi cong Viet Nam ban roi 7 may bay My nhap vien
 Trung tướng Phạm Phú Thái có mặt bên giường bệnh của đại tá Nguyễn Văn Bảy. Ảnh: FBNV.
Ngày 17/9, Trung tướng Phạm Phú Thái có mặt tại bệnh viện 175, đến sát bên giường bệnh của người đồng đội. Ông Bảy hôn mê, gần như không còn phản xạ. "Bác sĩ nói có hơn 200 cc máu đọng trong não, không ai dám chỉ định phẫu thuật", ông Thái thông tin.
Đại tá, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp "Aces" (bắn rơi 5 máy bay địch trở lên) trong kháng chiến chống Mỹ.
Ông tự nhận cuộc đời mình toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay Mig 17, được phong Anh hùng năm 1967...
Dai ta phi cong Viet Nam ban roi 7 may bay My nhap vien-Hinh-2
 Chân dung phi công Nguyễn Văn Bảy khi còn trẻ.
Phi công Nguyễn Văn Bảy (còn gọi là Bảy A, sinh năm 1936) quê ở Lai Vung, Đồng Tháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, phi công Nguyễn Văn Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) và tham gia trận đánh đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn - Chi Lăng.
Người cựu phi công này đã lái chiếc MiG17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ (gồm 2 chiếc F-105 và 5 chiếc F-4).
Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó, biên đội 4 chiếc MiG17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là "hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF8A, còn phi công Bảy hạ chiếc F8E do Cole Black điều khiển.
Dai ta phi cong Viet Nam ban roi 7 may bay My nhap vien-Hinh-3
Ông sống cuộc đời của một người nông dân bình dị. Ảnh: Trương Thanh Tùng. 
Năm 1990, ông cùng gia đình chuyển từ TP.HCM về Sa Đéc, bắt đầu công việc thả cá, làm vườn... sống cuộc đời một người nông dân bình dị.
Cuối năm 2015, ông Bảy có cuộc gặp gỡ với thiếu tá phi công hải quân Charlie Plumb, người từng đụng độ với ông tại Quảng Yên ngày 24/4/1967. Hai năm sau, ông cùng các đồng đội sang thăm Mỹ theo lời mời của các cựu phi công nước này.

Cận mặt phiên bản MiG-21 hiện đại nhất VN trước 1979

(Kiến Thức) - Những chiếc MiG-21MF được xem là phiên bản tiêm kích MiG-21 hiện đại nhất của KQND Việt Nam trước khi những chiếc 21bis được viện trợ năm 1979.

Can mat phien ban MiG-21 hien dai nhat Viet Nam truoc 1979
Năm 1979, trước tình hình biên giới Tây Nam, phía Bắc Việt Nam hết sức căng thẳng, Liên Xô đã cung cấp hàng loạt vũ khí mới hiện đại hàng đầu thế giới cho quân đội ta như MiG-21bis, Su-22M, Scud, ASU-85…Trong đó, MiG-21bis là phiên bản được xem là thế hệ cuối cùng của dòng tiêm kích MiG-21 và cũng là loại hiện đại nhất. Câu hỏi đặt ra là trước 1979, KQND Việt Nam được trang bị phiên bản tiêm kích MiG-21 nào hiện đại nhất?  

Việt Nam biến “đồ bỏ” F-5 thành “anh hùng” thế nào?

(Kiến Thức) - Bị Mỹ “ghẻ lạnh”, thế nhưng tiêm kích F-5 đã được các phi công Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 

Viet Nam bien “do bo” F-5 thanh “anh hung” the nao?
 Bị tan rã quá nhanh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, trên đường rút chạy Không lực VNCH đã không kịp mang theo hoặc phá hủy một số lượng lớn máy bay hiện đại mà Mỹ viện trợ. Trong số đó có nhiều loại chiến đấu cơ tiên tiến như tiêm kích F-5, cường kích A-37, A-6.... Chỉ riêng tại sân bay Biên Hòa đã có tới 40 chiếc F-5 các đời bị “bỏ rơi”. Nguồn ảnh: Richard 

Tin mới