“Đại kỵ” khi uống trà có thể khiến bạn tụt huyết áp

Không thể phủ nhận, trà là một đồ uống lành mạnh, mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết uống trà đúng cách, tránh những sai lầm dưới đây.

“Đại kỵ” khi uống trà có thể khiến bạn tụt huyết áp

“Đại kỵ” khi uống trà có thể khiến bạn tụt huyết áp ảnh 1

Sai lầm nên tránh khi uống trà

Thêm quá nhiều đường

Thêm một chút đường hay mật ong vào trà sẽ không gây hại cho bạn về lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn thêm quá nhiều đồ ngọt vào cốc của mình, trà của bạn có thể dễ dàng chuyển từ lành mạnh sang không tốt cho sức khỏe.

Cách tốt nhất để trà tốt cho sức khoẻ của bạn là uống trà nguyên chất.

Lạm dụng quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo là những chất được sử dụng thay cho đường mía để làm ngọt các loại thực phẩm và đồ uống. Nhiều người lựa chọn các chất làm ngọt nhân tạo để cho vào trà nhằm giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Thế nhưng, FDA khuyến cáo rằng, bạn nên hạn chế sử dụng chất làm ngọt nhân tạo. Trong trường hợp bạn vẫn muốn trà có vị ngọt, bạn cần đảm bảo duy trì mức tiêu thụ đúng theo hướng dẫn của FDA .

Thêm quá nhiều kem

Kem hoặc sữa là một chất phụ gia phổ biến cho một tách trà. Tương tự như lượng đường, bạn vẫn có thể thêm một chút kem vào trà của mình, nhưng hãy sử dụng một lượng vừa phải, đúng theo các khuyến cáo về sức khoẻ.

Trà đóng chai

Mặc dù có một số loại trà đóng chai tốt cho sức khỏe, nhưng một số khác chứa một lượng đường rất lớn. Vậy nên, nếu bạn muốn mua một chai trà từ cửa hàng, hãy nhớ kiểm tra thành phần dinh dưỡng.

Trà ngâm quá lâu

Khi bạn uống 30ml trà, lượng caffeine trung bình bạn sẽ nhận được dao động từ 20 đến 40 miligam. Tuy nhiên, nếu bạn ngâm trà quá lâu, lượng caffeine trong cốc của bạn có thể tăng lên đáng kể. Vì vậy, hãy đảm bảo thời gian bạn ngâm trà để cơ thể không hấp thụ quá nhiều caffein.

“Đại kỵ” khi uống trà có thể khiến bạn tụt huyết áp ảnh 2

Tác hại của việc uống nhiều trà

Lưu ý là những tác dụng không mong muốn sau đều là những trường hợp uống một số lượng trà rất lớn trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn uống trà điều độ với số lượng 4-5 tách trà. Hay 2-3 ấm trà hàng ngày thì không có vấn đề gì cả.

Cơ thể bị mất nước

Nhiều người lầm tưởng là uống nhiều trà thì cơ thể sẽ được cấp nhiều nước. Thế nhưng có một số trường hợp trà có tác dụng ngược lại. Trong trà có chứa rất nhiều caffeine. Mà caffeine lại là thành phần giúp lợi tiểu. Thế nên khi uống quá nhiều trà thì chúng ta lại càng thải ra nhiều nước. Lúc này cơ thể rất dễ bị mất nước.

Thế nên bạn không nên hấp thụ lượng nước mà cơ thể cần trong ngày chủ yếu bằng việc uống trà. Mà bạn cần hấp thu nước qua những loại thực phẩm khác nữa. Chẳng hạn như uống nước lọc, trái cây hay canh rau củ nữa.

Giảm khả năng hấp thụ một số chất khoáng

Việc uống quá nhiều trà có thể làm giảm khả năng hấp thụ một số chất khoáng cần thiết. Trong trà có chứa nhiều tannin. Đây là thành phần giúp bảo vệ cơ thể bằng cách giúp ruột hạn chế hấp thụ một số hợp chất không tốt. Tuy nhiên, tannin lại quá ‘mạnh tay’ khi hạn chế luôn việc hấp thụ một số hợp chất tốt như kẽm, sắt và cả canxi nữa.

Để hạn chế việc hấp thụ những chất khoáng tốt. Thì bạn nên uống trà ít nhất là 30 phút sau khi ăn.

Gây nghiện trà

Nghiện trà có thể được xem là một thói quen tốt. Vì thói quen uống trà thường xuyên góp phần cải thiện sức khoẻ cho chúng ta. Tuy nhiên, một số người khi thiếu trà thì lại không thể làm việc hay học tập hiệu quả được. Việc này có thể dẫn đến việc quá lệ thuộc vào việc uống trà.

Khi lệ thuộc thì chúng ta sẽ uống nhiều trà hơn mức cần thiết. Và kết quả là những tác hại không mong muốn sẽ xuất hiện. Việc bạn cần làm là hạn chế lượng trà bạn hấp thụ trong ngày. Việc cắt ‘cơn nghiện’ này có thể bao gồm thay trà bằng trà thảo mộc hay nước sôi.

Lo lắng và mất ngủ

Uống trà bị mất ngủ là hiện tượng thường thấy ở rất nhiều người. Caffeine trong trà giúp tăng tập trung và tỉnh táo. Nhưng quá nhiều caffeine có thể gây nên các hiện tượng như lo lắng, bồn chồn, và mất ngủ nữa.

Mọi loại thực phẩm dù tốt đến đâu nhưng khi bạn hấp thụ quá nhiều một lúc thì cũng sẽ mang đến hại nhiều hơn lợi. Và trà cũng vậy. Thế nên nếu bạn là người rất thích uống trà thì cũng hãy nên biết tiết chế đam mê của mình. Hãy chỉ uống một lượng vừa đủ và điều độ trong ngày mà thôi.

“Đại kỵ” khi uống trà có thể khiến bạn tụt huyết áp ảnh 3

Lưu ý khi uống trà

Cơ địa mỗi người khác nhau nên có người uống được nhiều trà có người không. Chỉ cần bạn làm theo một số lời khuyên sau thì sẽ tránh được những triệu chứng không mong muốn trên.

Uống lượng trà vừa phải: hầu hết những triệu chứng không mong muốn của việc uống trà đến từ caffeine. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là bạn nên hấp thụ khoảng 200mg trở xuống. Tức là khoảng 15g trà mỗi ngày. Tương đương với 4 tách trà mỗi ngày trở xuống.

Uống trà vào buổi sáng: Trong trà có chứa một thành phần gọi là L-theanine. Thành phần này giúp chúng ta giảm stress và thư giãn. Khi kết hợp với caffeine thì bạn sẽ tập trung và tỉnh táo lâu hơn sau khi uống trà khi so với cà phê. Tuy nhiên tác dụng kéo dài này sẽ không tốt khi bạn uống trà vào buổi chiều. Vì có thể bạn sẽ tỉnh táo khi về đêm và có thể gây mất ngủ. Chính vì vậy bạn nên uống trà vào buổi sáng.

Không uống trà lúc bụng đói: Trà có khả năng làm giảm huyết áp nhẹ. Thế nên bạn không nên uống trà vào lúc bụng đói nếu bạn có huyết áp thấp. Có thể kết hợp trà với chất làm ngọt như đường hay mật ong để tránh việc trà hạ huyết áp.

Uống trà cách bữa ăn ít nhất 30 phút: Uống trà gần với bữa ăn chính có thể làm giảm hấp thu một số thành phần chất khoáng và kim loại. Thế nên bạn cần đợi ít nhất là 30 phút sau khi ăn rồi mới uống trà.

Tác hại khó lường khi uống trà lúc đói

Nhiều người chọn cách uống trà ngay sau khi tỉnh dậy mà không lường hết tác hại của chúng.

Tác hại khó lường khi uống trà lúc đói

Ảnh minh họa.

Trà, đặc biệt là trà xanh, là một trong những nguồn flavonoid có thể làm giảm viêm và cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác. Một số nghiên cứu cho thấy, uống trà để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Đồ uống tốt bậc nhất cho thận

Những người uống cà phê mỗi ngày, dù ít hay nhiều, có nguy cơ bị suy thận cấp thấp hơn 15%.

Đồ uống tốt bậc nhất cho thận

Quan tâm tới thận là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Thận không chỉ loại bỏ các chất cặn bã mà còn cân bằng chất dịch trong cơ thể, giải phóng các hormone điều hòa huyết áp, kiểm soát sản xuất các tế bào hồng cầu.

Theo Eatthis, thức ăn và đồ uống ảnh hưởng đến thận theo các cách khác nhau. Một số loại thực phẩm có thể gây hại cho thận trong khi những loại khác tốt cho thận và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Báo cáo quốc tế về Thận, cà phê có thể làm giảm nguy cơ tổn thương thận cấp tính hay còn gọi là suy thận cấp.

Do uong tot bac nhat cho than

Đó là một đợt suy thận đột ngột hoặc tổn thương thận xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Các chất thải tích tụ trong máu của người bệnh. Điều này làm cho thận khó giữ được sự cân bằng chất dịch trong cơ thể. Nếu không được điều trị, suy thận dễ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, tim và phổi.

Hệ thống y tế Johns Hopkins đã thực hiện nghiên cứu trên với một nhóm khoảng 14.000 người trưởng thành từ 45 đến 64 tuổi. Trong 24 năm, những người tham gia đã thực hiện 7 bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm.

Các bảng câu hỏi đánh giá họ đã uống bao nhiêu cà phê có chứa caffein (240ml/ngày). Sau đó, nhóm tác giả sẽ liên hệ với nguy cơ tổn thương thận.

Kết quả ghi nhận, những người uống cà phê mỗi ngày, dù ít hay nhiều, có nguy cơ gặp vấn đề ở thận thấp hơn 15%. Nhóm uống 2-3 cốc mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 22%.

Nghiên cứu cũng xem xét đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng kinh tế xã hội, ảnh hưởng của lối sống và chế độ ăn uống.

Họ cũng cân nhắc các rối loạn có thể ảnh hưởng tới kết quả bao gồm huyết áp, chỉ số khối cơ thể, bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hạ huyết áp.

Dù vậy, những người mắc các bệnh khác uống cà phê vẫn có nguy cơ tổn thương thận thấp hơn 11% so với những người không uống.

Tiến sĩ Chirag Parikh giải thích: “Chúng tôi cho rằng mối liên hệ của cà phê với bệnh thận có thể do các hợp chất hoạt tính sinh học kết hợp với caffeine hoặc bản thân caffeine cải thiện quá trình tưới máu và sử dụng oxy trong thận”.

Chức năng thận tốt và khả năng chống tổn thương thận phụ thuộc vào việc cung cấp máu và oxy ổn định.

Mặc dù kết quả có vẻ đầy hứa hẹn, nhóm tác giả cho biết để xác định tất cả những lợi ích của cà phê đối với thận, đặc biệt là ở cấp độ tế bào, cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Do uong tot bac nhat cho than-Hinh-2

Thời điểm không nên uống cà phêSau buổi trưa, đã uống 2 cốc, chưa ăn gì… là những lúc bạn không nên dùng cà phê.

Sự khác biệt giữa uống trà và nước đun sôi để nguội: Loại nào lợi ích lớn hơn?

Uống nước đun sôi để nguội hay uống trà đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe, nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt.

Sự khác biệt giữa uống trà và nước đun sôi để nguội: Loại nào lợi ích lớn hơn?

Nước là cội nguồn của sự sống. Con người có thể bỏ bữa nhưng không thể không uống nước trong một ngày. Tầm quan trọng của nước chỉ đứng sau oxy, nước giúp duy trì sự sống và các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển và mức sống dần được nâng cao, con người có đủ nước để sử dụng nên bắt đầu tìm kiếm nhiều cách bổ sung nước khác, chẳng hạn như uống trà. Đặc biệt, uống trà đã trở thành sở thích hàng ngày của nhiều người ở độ tuổi trung niên - cao tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.