Đại dịch Ebola từng khiến thế giới khiếp sợ ra sao?

(VietnamDaily) - Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đại dịch Ebola nguy hiểm đã khiến hơn 11.300 người thiệt mạng và hơn 28.500 người khác nhiễm bệnh.

Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?
 Kể từ tháng 3/2014 đến gần hết năm 2015, thế giới xôn xao trước thông tin đại dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi và nhanh chóng lan rộng ra các nước.
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-2
Đại dịch Ebola có tốc độ lây lan nhanh với số người tử vong cao nhanh chóng trở thành dịch bệnh nguy hiểm toàn cầu. 
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-3
Nguyên do là bởi 70% dân số Tây Phi trở thành nạn nhân của đại dịch Ebola.  
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-4
Dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát mạnh mẽ nhất tại Guinea, Sierra Leone, Liberia.  
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-5
 Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, dịch bệnh Ebola đã khiến hơn 11.300 người thiệt mạng. Đại dịch nguy hiểm này cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hơn 28.500 người khác.
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-6
 Vào giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, thi thể một số trường hợp tử vong vì nhiễm virus Ebola được phát hiện nằm trên một số đường phố tạo nên cảnh tượng rừng rợn và ám ảnh.
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-7
 Sau khi công bố hết dịch Ebola, một số chuyên gia cảnh báo người dân ở các nước Tây Phi vẫn cần cảnh giác để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trở lại.
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-8
 Các chuyên gia cho hay virus Ebola có khả năng vẫn còn tồn tại trong các dịch cơ thể, điển hình là trong tinh trùng của nam giới đã khỏi bệnh. 
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-9
 Đặc biệt, virus Ebola có thể sống tới 1 năm sau khi người bệnh được điều trị khỏi mà không có biểu hiện bệnh. 
Dai dich Ebola tung khien the gioi khiep so ra sao?-Hinh-10
 Chính vì vậy, giới chức trách một số nước châu Phi tiến hành theo dõi sát sao những trường hợp nhiễm bệnh để kiểm soát nguy cơ bùng phát đại dịch Ebola cũng như thiết lập cơ chế phản ứng nhanh để đề phòng trường hợp dịch bệnh xảy ra.

Vi khuẩn 'ăn mũi người' đang hoành hành và những sự thật kinh hoàng

(VietnamDaily) - Bệnh Melioidosis hay còn gọi là Whitmore là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei gây nên.

Vi khuẩn "ăn thịt người" - chất độc sinh học cấp 1
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Melioidosis rất đa dạng, từ những thể thường gặp như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, abscess cho đến những dạng hiếm gặp như viêm tủy xương, viêm tuyến mang tai… Điều này gây khó khăn trong chẩn đoán, phát bệnh sớm.

Nhận diện các loại bệnh cúm để điều trị hiệu quả

Nhiều loại cảm cúm với triệu chứng khác nhau, do đó bạn cần phân biệt các dạng cúm khác nhau để điều trị hiệu quả nhất.

Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua

Cúm theo mùa: Tuy cúm theo mùa không đáng sợ như các dạng cúm khác, loại bệnh cúm này có tính lây lan rất cao và có thể khiến bạn khó chịu. Cúm theo mùa thường kéo dài khoảng một tuần. Sốt, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu và đau cơ là các triệu chứng phổ biến của cúm theo mùa.

Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua-Hinh-2
Cúm H1N1: Cúm H1N1 được phát hiện vào năm 2009 và kể từ đó tái bùng phát mỗi năm. Các triệu chứng của cúm H1N1 tương tự như cúm theo mùa, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cả những người lớn khỏe mạnh.
Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua-Hinh-3
Cúm gia cầm: Với tên y học là cúm H5N1, cúm gia cầm gây ho và sốt. Có tới 60% bệnh nhân mắc cúm gia cầm tử vong. Thông thường, có hai dạng cúm gia cầm và virus cúm lây từ gia cầm bị nhiễm sang người.
Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua-Hinh-4
Biến thể của cúm lợn: Virus cúm này lây từ lợn sang người. Trong đa số các ca bệnh, biến thể này chỉ giống như thể nhẹ của cúm theo mùa, tuy nhiên vẫn có các trường hợp biến chứng. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là trẻ em vì đây là đối tượng có hệ miễn dịch yếu.
Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua-Hinh-5
Ebola: Dịch Ebola là một trong những dịch bệnh do virus tệ nhất từng xảy ra với nhân loại. Virus Ebola gây nôn mửa, đôi lúc chảy máu cả trong và ngoài. Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc với dịch cơ thể của đối tượng mắc bệnh.
Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua-Hinh-6
Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS): Căn bệnh hô hấp này gây sốt, ho và thở gấp. Nghiên cứu cho thấy bệnh này lây qua đường không khí và lạc đà là những vật chủ nhiễm bệnh đầu tiên.
Nhan dien cac loai benh cum de dieu tri hieu qua-Hinh-7
Cúm dạ dày: Cúm dạ dày gây ra bởi norovirus, thường là hậu quả của việc ăn phải thực phẩm bẩn hoặc của việc tiếp xúc với vi khuẩn từ người nhiễm bệnh. Virus này gây nôn mửa và tiêu chảy trong khoảng từ 1 đến 3 ngày.   

Khẩu trang - từ miếng gạc y tế đến vật bất ly thân sau vụ virus corona

Dịch SARS, cúm gia cầm, Ebola và gần đây nhất là virus corona cùng sự ô nhiễm không khí, bụi mịn gia tăng khiến khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu khi ra đường.

Khau trang - tu mieng gac y te den vat bat ly than sau vu virus corona

Theo tác giả Charles A. Rockwood và Don O'Donoghue của nghiên cứu The Surgical Mask: Its Development, Usage, and Efficiency, chiếc mặt nạ y tế - phiên bản đầu tiên của khẩu trang ngày nay - là ý tưởng của nhà vi khẩu học người Đức Carl Flugge và được phát triển bởi bác sĩ phẫu thuật người Pháp Paul Berger vào khoảng năm 1897-1899. Tiền thân của chiếc khẩu trang là một miếng gạc hình chữ nhật gồm 6 lớp gạc, được khâu ở mép dưới với phần tạp dề vải lanh đã khử trùng và đường viền phía trên giữ sát gốc mũi bằng dây buộc sau cổ. Ảnh: Axios.

Khau trang - tu mieng gac y te den vat bat ly than sau vu virus corona-Hinh-2

Khẩu trang trong những năm đầu thế kỷ 20 được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực y tế, để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm giữa bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình phát triển, khẩu trang ngày càng được giới y khoa, nghiên cứu cải thiện về hình dáng, chức năng và dần trở thành vật dụng không thể thiếu khi ra đường. Ảnh: New York Post.

Tin mới