Vi khuẩn 'ăn mũi người' đang hoành hành và những sự thật kinh hoàng

(VietnamDaily) - Bệnh Melioidosis hay còn gọi là Whitmore là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei gây nên.

Vi khuẩn "ăn thịt người" - chất độc sinh học cấp 1
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Melioidosis rất đa dạng, từ những thể thường gặp như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, abscess cho đến những dạng hiếm gặp như viêm tủy xương, viêm tuyến mang tai… Điều này gây khó khăn trong chẩn đoán, phát bệnh sớm.
Ngoài ra, các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh để phát hiện vi khuẩn gây bệnh cũng chưa thực sự được quan tâm và nhiều bác sĩ, cán bộ xét nghiệm vi sinh lâm sàng tại các bệnh viện tuyến tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm với các ca nhiễm bệnh.
Bệnh Melioidosis gây ra từ vi sinh vật có trong đất và nước tại khu vực có bệnh lưu hành. Bệnh có tiềm ẩn bệnh động vật và lây lan từ người sang người nhưng những trường hợp này hiếm khi được báo cáo. Vi khuẩn "ăn thịt người" có tên khoa học Burkholderia pseudomallei, được phân loại là chất độc sinh học cấp 1 bởi Chương trình chất độc sinh học liên bang Hoa Kỳ cùng với Bacillus anthracis, vi rút Ebola và các vi khuẩn khác.
Vi khuan 'an mui nguoi' dang hoanh hanh va nhung su that kinh hoang
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được phân loại là chất độc sinh học cấp 1 bởi Chương trình chất độc sinh học liên bang Hoa Kỳ. Ảnh: Diendanykhoa. 

Biểu hiện thông thường bao gồm sốt, nhiễm trùng và sốc nhiễm khuẩn có hoặc không có viêm phổi và áp xe tại bất cứ nội tạng nào; có thể cấp tính, bán cấp tĩnh và mãn tính; có thể tương tự các bệnh khác như bệnh Lao. Bệnh khó điều trị, kháng sinh phổ biến như penicillin và gentamicin không có hiệu quả. Tỷ lệ tử vong bệnh cao, những ca tử vong chủ yếu là tử vong trong vòng 48 giờ. Tỷ lệ tử vong ca bệnh là 60% tại Campuchia, 40% tại Thái Lan và 14% Bắc Úc.

Theo dự báo phân bố toàn cầu vi khuẩn B. pseudomallei và gánh nặng của bệnh Melioidosis (Nature Microbiology, 2016), trên phương pháp tổng hợp 22.338 hồ sơ bệnh Whitmore trên người và động vật được định vị theo địa lý và sự tồn tại của vi khuẩn B. pseudomallei trong môi trường từ các báo cáo từ năm 1910 đến 2014. Ước tính có 165.000 ca bệnh Melioidosis ở người mỗi năm trên toàn thế giới. Ước tính tổng số trên thế giới có 89.000 trường hợp tử vong.

Ca bệnh Melioidosis tăng đột biến gần đây

Ca nhiễm bệnh Whitmore đầu tiên được phát hiện tại Burma, Myanmar vào năm 1911 bởi nhà khoa học người Anh tên là Alfred Whitmore (vì thế tên bệnh thường được gọi là Whitmore).

Ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Việt Nam là tại Viện Pasteur, Hồ Chí Minh vào năm 1925.

Chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có bốn ca đã tử vong. Căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, tới 40%, đang có nguy cơ tái bùng phát.

Nếu như giai đoạn 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Vi khuan 'an mui nguoi' dang hoanh hanh va nhung su that kinh hoang-Hinh-2
Lần đầu tiên Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ghi nhận ca vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi. Ảnh: Báo Nhân dân. 
Sử liệu cho thấy, từ năm 1948 đến năm 1954, có khoảng 100 binh lính Pháp bị nhiễm bệnh trên chiến trường Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam có khoảng 350 binh lính Mỹ bị nhiễm bệnh.
Những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, Whitmore còn được gọi với một cái tên “Vietnamese - time bomb” nhằm ám chỉ một bệnh truyền nhiễm bị nhiễm ở Việt Nam, sau đó ủ bệnh một thời gian dài rồi mới phát bệnh khi các cựu chiến binh Mỹ xuất ngũ trở về.
Sau ngày giải phóng đất nước, chỉ có một số ít các bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh công bố về các ca nhiễm bệnh.
Whitmore là bệnh vùng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và phía Bắc Australia, trong đó vùng Đông Bắc Thái Lan (gần với miền Trung Việt Nam) được coi là tâm điểm của dịch bệnh trên thế giới.
Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng bệnh lưu hành, tuy nhiên đến nay thông tin về tình hình dịch tễ cũng như những đặc điểm của căn bệnh này vẫn còn rất hạn chế. Trên cả nước chưa có một nghiên cứu dịch tễ để đánh giá một cách tương đối chính xác mức độ phổ biến của bệnh Melioidosis tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp mắc bệnh Melioidosis đã được phát hiện ở miền Trung Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
Bệnh này thường gặp vào mùa mưa. Đường lây truyền do tiếp xúc với bùn đất, nước hoặc do hít phải vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh từ 1-21 ngày. Biểu hiện lâm sàng bệnh đa dạng, tỷ lệ tử vong từ 10-30%, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng có sốc tử vong lên đến 85-90%.

Chuyện lạ hôm nay: Bắt cua biển, người đàn ông gặp điều kinh sợ

(Kiến Thức) - Bắt cua biển, bị cua biển làm xước tay và chân, người đàn ông không thể ngờ rằng, những vết xước đã bị nhiễm một loại vi khuẩn đáng sợ, có khả năng gây hoại tử. 

Ông Angel Perez, 60 tuổi, sống ở New Jersey, Mỹ cách đây vài ngày đã đi tới bãi biển để bắt cua biển. Chẳng ngờ, trong lúc gỡ mấy con cua ra khỏi vợt lưới, ông Angel bị cua biển làm xước tay và chân.
Nghĩ rằng những vết xước không mấy quan trọng, ông Angel chỉ vệ sinh qua loa. Chẳng ngờ, ngay ngày hôm hôm, những vết xước của ông xuất hiện mụn nước rất lớn và gây đau đớn.

Những bộ phận cơ thể chứa hàng nghìn vi khuẩn mà bạn không biết

(VietnamDaily) - Trên cơ thể có những vị trí là nơi cứ trú ẩn náu cho hàng ngàn vi khuẩn có hại, bở vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ, cơ thể có khả năng mắc bệnh cực cao.

Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet

Da đầu: Dù gội đầu thường xuyên nhưng chưa chắc da đầu của chúng ta đã được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc dễ bị bẩn. Do vậy, khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.

Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-3
Phần kẽ móng tay: Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới móng. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.
Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-4
Khu vực đằng sau tai: Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ.
Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-2
Lưng: Làbộ phận cơ thểnằm khuất nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm.
Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-6
Lỗ rốn: Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phận mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.
Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-5
Bàn chân và ngón chân: Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-7
Lưỡi: Vùng lưỡi có cấu tạo phức tạp nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại khiến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Do vậy, nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng. 
Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-8

Vùng gáy: Chúng ta thường chỉ chú ý đến việc vệ sinh ở phía trước cổ, còn đằng sau cổ (gáy) thì lại ít quan tâm đến. Tuy nhiên, khi bạn vận động ra mồ hôi hay xõa tóc thì vi khuẩn sẽ phát triển tại vùng gáy nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng gáy mỗi khi tắm.

Nhung bo phan co the chua hang nghin vi khuan ma ban khong biet-Hinh-9
Khuỷu tay: Bộ phận này thường sẫm màu do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Ảnh: Shutterstock. 

Video "7 công dụng làm đẹp của bàn chải đánh răng". Nguồn: VTC.

Tin mới