Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm nhân viên bảo hiểm làm phiền khách

ĐBQH Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phản ánh tình trạng nhiều chủ thuê bao di động bị làm phiền khi suốt ngày nhận các cuộc gọi quảng cáo bảo hiểm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm nhân viên bảo hiểm làm phiền khách
Sáng 29/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình lưu ý tình trạng lợi dụng các loại hình kinh doanh bảo hiểm để hình thành huy động vốn.
"Tức là người mua trở thành đại lý ảo, đại lý không chính thức rồi quay lại tìm kiếm, lôi kéo những người mua cấp thấp hơn, từ đấy hình thành đường dây đa cấp, dẫn đến rủi ro, đổ vỡ" - đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung nói và cho biết, hiện nay có loại hợp đồng chung, hợp đồng giao kết điện tử trên không gian mạng nên sẽ là kẽ hở để các đối tượng kinh doanh đa cấp lợi dụng.
Chính vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, bổ sung quy định chặt chẽ hơn hoặc nêu rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước nhằm tăng cường quản lý.
Dai bieu Quoc hoi de nghi cam nhan vien bao hiem lam phien khach
 ĐBQH Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.
ĐBQH Võ Mạnh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phản ánh tình trạng nhiều chủ thuê bao di động bị làm phiền khi suốt ngày nhận các cuộc gọi quảng cáo bảo hiểm. Từ đó, ông Sơn đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để đưa vấn đề này vào các hành vi bị cấm trong dự án luật.
Trong khi đó, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tại điểm b, c, khoản 4, điều 10 quy định về hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị: "Trên thực tế, hành vi gian lận đôi khi không xảy ra như dự thảo đã nêu mà còn có thể xảy ra việc nhân viên bán bảo hiểm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để cố ý viết, điền, khai hộ, khai sai lệch thông tin của khách hàng trên văn bản giao kết với doanh nghiệp bảo hiểm. Việc này, dẫn đến từ chối chi trả bồi thường theo cam kết, ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi có vấn đề phát sinh. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu vấn đề này".
ĐBQH Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đề nghị đề nghị bổ sung vào khoản 1 điều 14 về nội dung hợp đồng của dự thảo luật, nội dung trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Đại biểu Tuấn cho rằng, cần bổ sung thêm nội dung "trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm", để xác định rõ đây là điều khoản bắt buộc cần phải có trong hoạt động bảo hiểm.
Qua đó, nhằm tăng cường trách nhiệm thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Tránh việc doanh nghiệp cố tình không cung cấp thông tin hoặc thông tin mập mờ làm cho người mua hợp đồng khi ký hợp đồng thì háo hức, tin tưởng nhưng khi không có khả năng theo đuổi, định chấm dứt hợp đồng thì mới biết mình không có quyền đòi lại khoản phí đã đóng, hoặc phí được hoàn trả không được như mong muốn, thất vọng, bức xúc mất niềm tin với doanh nghiệp.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Nguồn: VOV

ĐBQH “mổ xẻ” ưu, nhược điểm của việc tổ chức phiên tòa trực tuyến

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá việc tổ chức phiên tòa trực tuyến có nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn, nhược điểm và cần nghiên cứu kỹ về loại hình này.

ĐBQH “mổ xẻ” ưu, nhược điểm của việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
Tiếp tục phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, rất nhiều ý kiến tập trung thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Các ý kiến đều bày tỏ đồng tình sự cần thiết ban hành quy định, song cũng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề liên quan.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Hoàn, đoàn Thanh Hóa cho biết, chủ trương tổ chức phiên tòa trực tuyến đã được áp dụng ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nga, Đức... Song các nước tiến hành xét xử trực tuyến rất thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế, kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng.

Hành trình phá án: Gã trai trẻ giết 3 người lấy tiền bao gái đẹp

Chỉ trong vòng thời gian ngắn, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 3 vụ án mạng thương tâm. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Gã trai trẻ giết 3 người lấy tiền bao gái đẹp
Hanh trinh pha an: Ga trai tre giet 3 nguoi lay tien bao gai dep

Theo tài liệu điều tra, đêm muộn 10/9/2014, nhiều người dân lưu thông trên tuyến đường Kênh Nổi thuộc địa phận ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bàng hoàng phát hiện tử thi của một nam thanh niên không rõ lai lịch.

Hanh trinh pha an: Ga trai tre giet 3 nguoi lay tien bao gai dep-Hinh-2

Nạn nhân tử vong bởi hàng chục vết đâm. Tại hiện trường, những vùng máu khô còn vương vãi kéo dài hơn 20m. Ngay sau đó, các đơn vị nghiệp vụ CQCA TP Mỹ Tho, cơ quan CSĐT CA tỉnh Tiền Giang lập tức có mặt triển khai công tác điều tra phá án.

Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia

Bước sang tuần làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất.

Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia

Hôm nay 25/10, Quốc hội khoá XV bước sang ngày làm việc đầu tiên của tuần thứ 2 và cũng là thời gian cuối cùng của đợt họp trực tuyến trước khi tiến hành họp tập trung tại Nhà Quốc hội theo dự kiến.

Trong tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận về 7 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật Cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Quoc hoi se ban ve co cau lai nen kinh te va su dung dat quoc gia
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quốc hội 
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận tổ về 4 dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Nghệ an và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.