Đặc nhiệm Nga sắp có súng “khủng” bắn xuyên giáp

(Kiến Thức) - Súng mới của lính đặc nhiệm Nga nổ to, không chính xác nhưng nó bắn thủng mọi loại áo giáp chống đạn.

Tờ Izvestia đưa tin, doanh nghiệp quốc phòng Nga đã tạo ra được phương án súng máy cầm tay ngắn Pecheneg cho các phân đội đặc nhiệm chuyên tác chiến ở cự ly gần. Súng dùng đạn súng trường 7,62x53 mm và có thể bắn thủng mọi áo giáp chống đạn hiện đại.
Phó chủ tịch Uỷ ban Công nghiệp Quân sự Oleg Bochkarev cho biết, khẩu súng ngắn này nằm trong bộ trang phục triển vọng Ratnik dành cho đặc nhiệm.
“Hôm 18/9 chúng tôi đã trình diễn súng mới cho Tổng thống xem khi ông thăm tập đoàn Kalashnikov. Súng này do nhà máy mang tên V. A. Dyagterev ở Kovrov nghiên cứu chế tạo”, Bochkarev nói. Ông cho biết thêm, là tạm thời tính năng kỹ thuật của súng máy chưa được công bố.
Những người tham gia thử nghiệm súng mới cho biết, nhiệm vụ cơ bản của súng là đảm bảo sát thương đối thủ dù có phương tiện bảo vệ. Đồng thời giới quân nhân không ngại súng nổ to và phát bắn kém chính xác.
“Súng khó bắn trung mục tiêu ở cự ly xa. Nhưng ở cự ly 100-150m thì dễ bắn trúng. Đồng thời đạn súng trường, viên đạn mạnh hơn đạn cho súng tiểu liên, bắn thủng mọi áo giáp chống đạn”, người tham gia thử nghiệm súng nói.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Nhà sáng chế súng mới, sĩ quan đội Vympel của Trung tâm đặc nhiệm thuộc Cục An ninh Liên bang (FSB) giải thích, súng máy tấn công mới khác súng máy thường ở chỗ không có báng súng và tay cầm điều khiển hoả lực được đưa ra phía trước. Nhờ đó khẩu súng ngắn hơn đi 27cm, nhẹ hơn đi 0,5kg và chính xác hơn.
“Chiều dài nòng vẫn như vậy, 65cm. Súng có tay cầm được bố trí khác đi, nó được đẩy lên phía trước và bỏ báng súng. Độ chính xác khi ngắm bắn qua đầu ruồi vẫn như cũ, còn khi bắn cầm tay thì cao hơn gấp 3 lần. Ưu điểm của súng máy ngắn đặc biệt rõ khi đứng hoặc quỳ bắn, khi cỏ mọc cao hay vật chướng ngại không cho phép sử dụng cách ngắm bắn qua đầu ruồi”, viên sĩ quan này cho biết.
Ông này cho biết thêm, là cự ly ngắm bắn của súng máy mới thực tế vẫn như đối với súng Pecheneg cũ 1km. Đồng thời nhờ hãm nòng mới độ giật của súng máy giảm đi hai lần. Súng có tấm pikatini để lắp kính ngắm hiện đại và các thiết bị bổ sung. Để thử nghiệm có kế hoạch năm 2014 sản xuất 20 súng máy ngắn kết cấu mới.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết, súng máy ngắn sẽ được thử cho một trong các phương án trang phục thế hệ mới Ratnik. Súng trường tiến công Kalashnikov mới AK-12 cũng đã được nghiên cứu chế tạo cho phương án trang phục này, nhưng AK-12 đã không vượt qua được thử nghiệm sơ bộ và không được dự thử nghiệm cấp quốc gia.
Ở nhà máy mang tên V. A. Dyagterev có sản phẩm được tham gia thử nghiệm cấp quốc gia, cho biết, là trong khuôn khổ Ratnik sẽ có thử nghiệm súng Pecheneg ngắn. Đồng thời đại diện giấu tên của nhà máy thông báo, là có mấy cấu hình của khẩu súng này, còn trước khi kết thúc thử nghiệm, việc nói đến tính năng kỹ thuật là không có ý nghĩa.
“Cái mà người ta đã làm ra hôm nay hiện còn xa so với thực tiễn và sản phảm sản xuất hàng loạt. Các công việc này hiện vẫn là bí mật và chưa được làm đến kết quả, các mẫu sản xuất công nghiệp sẽ chỉ có được vào khoảng cuối năm. Đây là súng máy hoàn toàn mới, cho dù cũng có thể gọi nó là “Pecheneg” ngắn”, đại diện nhà máy cho biết.
Súng máy bộ binh cầm tay Pecheneg cỡ đạn 7,62 mm được nghiên cứu chế tạo ở Viện nghiên cứu Khoa học trung tâm TochMash như là sự phát triển tiếp súng máy Kalashnikov quân đội thông dụng PKM. Đặc tính cơ bản so với nguyên mẫu trước là nòng bền vững hơn đối với quá nhiệt khi bắn, cũng như hiệu quả hoả lực được nâng lên.
Sau đó Pecheneg đã được hoàn thiện. Trong phương án đã hiện đại hoá Pecheneg-2, nòng được chế tạo bằng thép mác mới, nhờ đó tuổi thọ của nó tăng lên gấp hai lần.

Việt Nam “độ” súng SMPK 12,7mm

Súng máy phòng không 12,7mm (SMPK 12,7mm) được sử dụng trong huấn luyện, diễn tập tại các đơn vị. Tuy nhiên, do vị trí và diện tích không cho phép bắn đạn thật mà chủ yếu là bắn khan (bắn không đạn, không tiếng nổ) nên hạn chế việc rèn luyện bản lĩnh của xạ thủ. 

Tận mắt súng “phun mưa đạn” M134 của Mỹ

Súng máy M134 Minigun do hãng General Electric thiết kế phát triển từ những năm 1964. Đây là loại súng có cấu tạo rất đặc biệt so với các loại súng máy nói riêng và súng nói chung.
Súng máy M134 Minigun do hãng General Electric thiết kế phát triển từ những năm 1964. Đây là loại súng có cấu tạo rất đặc biệt so với các loại súng máy nói riêng và súng nói chung.

Mặc dù là vũ khí cầm tay nhưng M134 có sức công phá rất khủng khiếp, không những bắn hạ bộ binh đối phương mà còn tiêu diệt xe bọc thép, tàu chiến cỡ nhỏ, trực thăng, công sự phòng ngự.
Mặc dù là vũ khí cầm tay nhưng M134 có sức công phá rất khủng khiếp, không những bắn hạ bộ binh đối phương mà còn tiêu diệt xe bọc thép, tàu chiến cỡ nhỏ, trực thăng, công sự phòng ngự.

Súng máy M134 kết cấu với cụm 6 nòng súng cỡ 7,62mm kết hợp động cơ chạy điện để làm xoay nòng súng, đồng thời đẩy đạn lên nòng, đập kíp nổ. Nhờ có động cơ điện, M134 có tốc độ bắn cực cao, khoảng 6.000 phát/phút.
Súng máy M134 kết cấu với cụm 6 nòng súng cỡ 7,62mm kết hợp động cơ chạy điện để làm xoay nòng súng, đồng thời đẩy đạn lên nòng, đập kíp nổ. Nhờ có động cơ điện, M134 có tốc độ bắn cực cao, khoảng 6.000 phát/phút.

M134 được đánh giá là có sức công phá mạnh, tốc độ bắn tuyệt vời, thời gian duy trì hỏa lực dài hơn. Tuy nhiên, nó cũng được coi là khá nặng nề, rất khó để binh sĩ mang vác hành quân. Ngoài ra, do dùng động cơ điện nên trước khi chiến đấu phải kiểm tra kỹ càng.
M134 được đánh giá là có sức công phá mạnh, tốc độ bắn tuyệt vời, thời gian duy trì hỏa lực dài hơn. Tuy nhiên, nó cũng được coi là khá nặng nề, rất khó để binh sĩ mang vác hành quân. Ngoài ra, do dùng động cơ điện nên trước khi chiến đấu phải kiểm tra kỹ càng.

Do khá nặng, nên M134 thường được quân đội Mỹ đưa lên lắp trên giá vũ khí trực thăng vận tải, xe bọc thép hạng nhẹ làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ đang điều khiển khẩu M134 trên trực thăng.
Do khá nặng, nên M134 thường được quân đội Mỹ đưa lên lắp trên giá vũ khí trực thăng vận tải, xe bọc thép hạng nhẹ làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ đang điều khiển khẩu M134 trên trực thăng.

Súng máy M134 sẽ là "cơn ác mộng" với bộ binh đối phương trên mặt đất.
Súng máy M134 sẽ là "cơn ác mộng" với bộ binh đối phương trên mặt đất.

Không chỉ sử dụng trong không quân, người Mỹ còn trang bị M134 cho các loại xe bọc thép hạng nhẹ cơ động cao (như Humvee).
Không chỉ sử dụng trong không quân, người Mỹ còn trang bị M134 cho các loại xe bọc thép hạng nhẹ cơ động cao (như Humvee).

M134 còn được trang bị cho tàu hải quân (gắn trên boong tàu, đuôi tàu và mũi tàu). Người ta có thể lắp thêm hệ thống cảm ứng nhiệt và hồng ngoại giúp nhận biết và tấn công kẻ địch mà không cần có sự điều khiển trực tiếp từ con người.
M134 còn được trang bị cho tàu hải quân (gắn trên boong tàu, đuôi tàu và mũi tàu). Người ta có thể lắp thêm hệ thống cảm ứng nhiệt và hồng ngoại giúp nhận biết và tấn công kẻ địch mà không cần có sự điều khiển trực tiếp từ con người.

Những khẩu M134 tuy khó gây khó dễ cho tàu chiến lớn, nhưng đối với tàu cỡ nhỏ thì nó sẽ là "đối thủ khó chịu".
Những khẩu M134 tuy khó gây khó dễ cho tàu chiến lớn, nhưng đối với tàu cỡ nhỏ thì nó sẽ là "đối thủ khó chịu".

Ngoài nước Mỹ, M134 cũng được xuất khẩu, viện trợ tới nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sau 1975, Việt Nam đã thu được một số lượng không nhỏ M134 mà quân Mỹ viện trợ cho quân đội Sài Gòn.
Ngoài nước Mỹ, M134 cũng được xuất khẩu, viện trợ tới nhiều quốc gia khác trên thế giới. Sau 1975, Việt Nam đã thu được một số lượng không nhỏ M134 mà quân Mỹ viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

Tin mới