Đặc biệt buồng lái máy bay ném bom B-1 của Mỹ

Đặc biệt buồng lái máy bay ném bom B-1 của Mỹ

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom B-1 Lancer của Mỹ có phi hành đoàn tổng cộng 4 người được ngồi trong 2 ngăn khác nhau và thông nhau bởi một... đường hầm.

 Máy bay ném bom B-1 Lancer của Không quân Mỹ có khả năng mang theo tổng cộng tới 34 tấn bom trong bụng nó và khoảng 23 tấn bom được treo dưới 6 giá treo mở rộng bên ngoài. Tổng cộng lượng bom nó có thể mang theo lên tới 57 tấn. Nguồn ảnh: Defence.
Máy bay ném bom B-1 Lancer của Không quân Mỹ có khả năng mang theo tổng cộng tới 34 tấn bom trong bụng nó và khoảng 23 tấn bom được treo dưới 6 giá treo mở rộng bên ngoài. Tổng cộng lượng bom nó có thể mang theo lên tới 57 tấn. Nguồn ảnh: Defence.
Máy bay B-1 Lancer có phi hành đoàn 4 người trong đó có một phi công trưởng kiêm chỉ huy, một phi công phụ, một sỹ quan điều khiển hệ thống hỏa lực tấn công và một sỹ quan phòng thủ. Nguồn ảnh: Washingtontimes.
Máy bay B-1 Lancer có phi hành đoàn 4 người trong đó có một phi công trưởng kiêm chỉ huy, một phi công phụ, một sỹ quan điều khiển hệ thống hỏa lực tấn công và một sỹ quan phòng thủ. Nguồn ảnh: Washingtontimes.
Buồng lái của chiếc B-1 Lancer được chia làm 2 khoang trong đó khoang phía trên (hay khoang trước) là vị trí ngồi của phi công trưởng và phi công phụ. Nguồn ảnh: Aviation.
Buồng lái của chiếc B-1 Lancer được chia làm 2 khoang trong đó khoang phía trên (hay khoang trước) là vị trí ngồi của phi công trưởng và phi công phụ. Nguồn ảnh: Aviation.
Đây là nơi tập hợp của mọi hệ thống điều khiển bay bao gồm các đồng hồ hiển thị thông số bay, màn hình rada hiển thị đường bay và bản đồ hàng không. Tất nhiên không thể thiếu được là hai cần lái. Nguồn ảnh: ABUV.
Đây là nơi tập hợp của mọi hệ thống điều khiển bay bao gồm các đồng hồ hiển thị thông số bay, màn hình rada hiển thị đường bay và bản đồ hàng không. Tất nhiên không thể thiếu được là hai cần lái. Nguồn ảnh: ABUV.
Khoang phía trước của các phi công được ngăn cách với khoang phía sau của các sỹ quan điều khiển hỏa lực bởi các vách ngăn kín hoàn toàn và được nối thông với nhau bằng một đường hầm nhỏ. Ảnh: Mô hình chiếc B-1 Lancer. Nguồn ảnh: Intscale.
Khoang phía trước của các phi công được ngăn cách với khoang phía sau của các sỹ quan điều khiển hỏa lực bởi các vách ngăn kín hoàn toàn và được nối thông với nhau bằng một đường hầm nhỏ. Ảnh: Mô hình chiếc B-1 Lancer. Nguồn ảnh: Intscale.
Đường hầm này khá hẹp và cũng chính là lối ra vào khoang lái phía trước của hai phi công. Hai sỹ quan điều khiển hỏa lực ngồi ở phía sau với hệ thống rada tìm kiếm mục tiêu, rada phòng thủ và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: WWmilitary.
Đường hầm này khá hẹp và cũng chính là lối ra vào khoang lái phía trước của hai phi công. Hai sỹ quan điều khiển hỏa lực ngồi ở phía sau với hệ thống rada tìm kiếm mục tiêu, rada phòng thủ và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: WWmilitary.
Khoang phía sau có hai cửa sổ nhỏ ở hai bên và không có cửa kính nhìn ra phía trước mà chỉ có chi chít các màn hình điện tử dành cho các sỹ quan điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: AFMC.
Khoang phía sau có hai cửa sổ nhỏ ở hai bên và không có cửa kính nhìn ra phía trước mà chỉ có chi chít các màn hình điện tử dành cho các sỹ quan điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: AFMC.
Việc có tới 4 phi công trên một máy bay đòi hỏi tổ phi hành đoàn phải phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là trong những tình huống tác chiến hiểm nghèo, bị hỏa lực đối phương tấn công mạnh. Nguồn ảnh: Youtube.
Việc có tới 4 phi công trên một máy bay đòi hỏi tổ phi hành đoàn phải phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là trong những tình huống tác chiến hiểm nghèo, bị hỏa lực đối phương tấn công mạnh. Nguồn ảnh: Youtube.
Được ra đời từ năm 1986 với giá khoảng 286 triệu USD một chiếc (thời giá 1998). Hiện tại Mỹ là quốc gia duy nhất sở hữu chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu thanh này. Trong quá trình hoạt động của mình, tổng cộng đã có 10 chiếc B-1 Lancer bị phá hủy trong hàng loạt các vụ tai nạn, chỉ tính riêng từ năm 1984 đến 2001 đã có 17 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay B-1 Lancer. Nguồn ảnh: Keysking.
Được ra đời từ năm 1986 với giá khoảng 286 triệu USD một chiếc (thời giá 1998). Hiện tại Mỹ là quốc gia duy nhất sở hữu chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu thanh này. Trong quá trình hoạt động của mình, tổng cộng đã có 10 chiếc B-1 Lancer bị phá hủy trong hàng loạt các vụ tai nạn, chỉ tính riêng từ năm 1984 đến 2001 đã có 17 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay B-1 Lancer. Nguồn ảnh: Keysking.

GALLERY MỚI NHẤT