Kinh hoàng 5 máy bay ném bom hủy diệt "khủng" nhất thế giới

Kinh hoàng 5 máy bay ném bom hủy diệt "khủng" nhất thế giới

Đây là những oanh tạc cơ có thể mang theo rất nhiều bom, có tầm hoạt động rộng và sở hữu công nghệ vượt trội đủ sức hủy diệt mọi mục tiêu dưới đất.

Được coi là  oanh tạc cơ tốt nhất thế giới, B-2 Spirit với màu đen cùng hình dáng như một chú dơi chỉ được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu quan trọng nhất. Đây cũng là mẫu máy bay đắt nhất thế giới từng được chế tạo và hiện Không quân Mỹ chỉ sở hữu 20 chiếc máy bay ném bom tàng hình chiến lược này. Ảnh: Không quân Mỹ
Được coi là oanh tạc cơ tốt nhất thế giới, B-2 Spirit với màu đen cùng hình dáng như một chú dơi chỉ được sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu quan trọng nhất. Đây cũng là mẫu máy bay đắt nhất thế giới từng được chế tạo và hiện Không quân Mỹ chỉ sở hữu 20 chiếc máy bay ném bom tàng hình chiến lược này. Ảnh: Không quân Mỹ

Nhờ thiết kế phức tạp và lớp sơn phủ có thể hấp thụ tín hiệu radar, B-2 Spirit gần như "biến mất" trên màn hình radar của địch và dễ dàng vượt qua mọi mạng lưới phòng không dày đặc nhất của kẻ thù. Ngoài ra, B-2 Spirit còn có thể mang tới 18 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình, bom nguyên tử và bom thông minh. B-2 Spirit có thể bay 12.000km mà không phải nạp năng lượng. Ảnh: Không quân Mỹ
Nhờ thiết kế phức tạp và lớp sơn phủ có thể hấp thụ tín hiệu radar, B-2 Spirit gần như "biến mất" trên màn hình radar của địch và dễ dàng vượt qua mọi mạng lưới phòng không dày đặc nhất của kẻ thù. Ngoài ra, B-2 Spirit còn có thể mang tới 18 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình, bom nguyên tử và bom thông minh. B-2 Spirit có thể bay 12.000km mà không phải nạp năng lượng. Ảnh: Không quân Mỹ

B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược được thiết kế để thay thế "pháo đài bay" B-52. B-1B Lancer có thể mang theo vũ khí hạt nhân và sở hữu một số tính năng của máy bay tàng hình. Cũng như B-2 Spirit, B-1B Lancer cũng có thể vượt qua mạng lưới phòng không dày đặc của địch. Ảnh: Không quân Mỹ
B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược được thiết kế để thay thế "pháo đài bay" B-52. B-1B Lancer có thể mang theo vũ khí hạt nhân và sở hữu một số tính năng của máy bay tàng hình. Cũng như B-2 Spirit, B-1B Lancer cũng có thể vượt qua mạng lưới phòng không dày đặc của địch. Ảnh: Không quân Mỹ

B-1B Lancer có thể mang theo 34 tấn tên lửa và bom, nhiều hơn bất kỳ loại máy bay ném bom nào. Tổng cộng có 100 chiếc B-1B Lancer đã được chế tạo và 70 chiếc vẫn còn đang hoạt động. Dự kiến B-1B Lancer sẽ hoạt động ít nhất là cho đến năm 2030 và được thay thế bằng loại máy bay ném bom thế hệ mới. Ảnh: Không quân Mỹ
B-1B Lancer có thể mang theo 34 tấn tên lửa và bom, nhiều hơn bất kỳ loại máy bay ném bom nào. Tổng cộng có 100 chiếc B-1B Lancer đã được chế tạo và 70 chiếc vẫn còn đang hoạt động. Dự kiến B-1B Lancer sẽ hoạt động ít nhất là cho đến năm 2030 và được thay thế bằng loại máy bay ném bom thế hệ mới. Ảnh: Không quân Mỹ

Được gọi bằng cái tên mĩ miều "Thiên nga trắng" nhưng Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) lại là loại máy bay ném bom được thiết kế để hủy diệt mọi mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Thiên nga trắng là oanh tạc cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo và khiến B-1B Lancer- loại máy bay tương tự của Mỹ- trở thành "chú lùn". Ảnh: Không quân Nga
Được gọi bằng cái tên mĩ miều "Thiên nga trắng" nhưng Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) lại là loại máy bay ném bom được thiết kế để hủy diệt mọi mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Thiên nga trắng là oanh tạc cơ lớn nhất thế giới từng được chế tạo và khiến B-1B Lancer- loại máy bay tương tự của Mỹ- trở thành "chú lùn". Ảnh: Không quân Nga

Tu-160 có thể mang theo tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất với đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra Tu-160 còn có thể mang theo 40 tấn bom và có tầm hoạt động 14.500km. Tổng cộng có 39 oanh tạc cơ được chế tạo và chỉ 16 chiếc còn đang hoạt động. Ảnh: Không quân Nga
Tu-160 có thể mang theo tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất với đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra Tu-160 còn có thể mang theo 40 tấn bom và có tầm hoạt động 14.500km. Tổng cộng có 39 oanh tạc cơ được chế tạo và chỉ 16 chiếc còn đang hoạt động. Ảnh: Không quân Nga

"Pháo đài bay" B-52 là máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân được Không quân Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 1955 và dòng B-52H là dòng hiện đại nhất của loại máy bay này. Dù có rất nhiều máy bay ném bom mới đã ra đời nhưng B-52 vẫn được ưa chuộng vì khả năng hoạt động vượt trội với chi phí cực thấp. Hiện Không quân Mỹ sở hữu 85 chiếc B-52 và mẫu máy bay này được cho là có thể sử dụng đến năm 2044. Ảnh: Không quân Mỹ
"Pháo đài bay" B-52 là máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân được Không quân Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 1955 và dòng B-52H là dòng hiện đại nhất của loại máy bay này. Dù có rất nhiều máy bay ném bom mới đã ra đời nhưng B-52 vẫn được ưa chuộng vì khả năng hoạt động vượt trội với chi phí cực thấp. Hiện Không quân Mỹ sở hữu 85 chiếc B-52 và mẫu máy bay này được cho là có thể sử dụng đến năm 2044. Ảnh: Không quân Mỹ

B-52 từng được sử dụng trong một vài cuộc chiến tranh nhưng chỉ thả bom thông thường. Oanh tạc cơ này có thể mang theo 32 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình và bom thông minh. B-52 có tầm hoạt động lên đến 18.500km. Ảnh: Không quân Mỹ
B-52 từng được sử dụng trong một vài cuộc chiến tranh nhưng chỉ thả bom thông thường. Oanh tạc cơ này có thể mang theo 32 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình và bom thông minh. B-52 có tầm hoạt động lên đến 18.500km. Ảnh: Không quân Mỹ

Máy bay ném bom cánh quạt phản lực Tu-95 (NATO gọi là Bear) được Nga đưa vào hoạt động từ năm 1956 và được thiết kế để có thể mang bom hạt nhân tấn công lãnh thổ Mỹ. Tu-95 có thể mamng 15 tấn vũ khí bao gồm 6 tên lửa hành trình. Tầm hoạt động của Tu-95 lên đến 15.000km. Ảnh: Không quân Nga
Máy bay ném bom cánh quạt phản lực Tu-95 (NATO gọi là Bear) được Nga đưa vào hoạt động từ năm 1956 và được thiết kế để có thể mang bom hạt nhân tấn công lãnh thổ Mỹ. Tu-95 có thể mamng 15 tấn vũ khí bao gồm 6 tên lửa hành trình. Tầm hoạt động của Tu-95 lên đến 15.000km. Ảnh: Không quân Nga

Thế hệ mới nhất của chiếc Tu-95 là Tu-95MS được đưa vào biên chế của Không quân Nga từ năm 1984. Hiện có khoảng 60 chiếc Tu-95 đang hoạt động. Đây là mẫu máy bay ném bom cánh quạt phản lực duy nhất còn được sử dụng. Dù được chế tạo từ lâu nhưng Không quân Nga vẫn sẽ sử dụng loại máy bay này ít nhất cho đến năm 2040. Ảnh: Không quân Nga
Thế hệ mới nhất của chiếc Tu-95 là Tu-95MS được đưa vào biên chế của Không quân Nga từ năm 1984. Hiện có khoảng 60 chiếc Tu-95 đang hoạt động. Đây là mẫu máy bay ném bom cánh quạt phản lực duy nhất còn được sử dụng. Dù được chế tạo từ lâu nhưng Không quân Nga vẫn sẽ sử dụng loại máy bay này ít nhất cho đến năm 2040. Ảnh: Không quân Nga

GALLERY MỚI NHẤT