Đà Nẵng khuyến cáo người dân không cần tích trữ lương thực

Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị như MM Mega Market, Co.op Mart, Big C, Lotte… và các chợ trên địa bàn luôn luôn có nguồn dự trữ, đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.

Trước tình trạng không ít người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ sau khi có thêm những ca nhiễm Covid-19, Sở Công thương TP Đà Nẵng tối 7/3, đã thông tin về việc chuẩn bị hàng hóa của các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn.

Sở Công thương cho hay, trong ngày 7/3, một bộ phận người dân trên địa bàn lo lắng ào ạt đến các siêu thị, trung tâm thương mại để mua sắm tích trữ hàng hóa, tập trung vào các nhóm hàng thực phẩm khô như mỳ tôm, đồ hộp...

Da Nang khuyen cao nguoi dan khong can tich tru luong thuc

Sở Công thương khẳng định các siêu thị, chợ trên địa bàn đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ cho người dân. Ảnh: Thanh Trần.

Trước tình hình trên, Sở đề nghị người dân bình tĩnh, không nên hoang mang, đồng thời cho biết hiện nay hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị như MM Mega Market, Co.op Mart, Big C, Lotte… và các chợ trên địa bàn luôn luôn có nguồn dự trữ, đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân

“Lãnh đạo các siêu thị đã cam kết và sẵn sàng cung ứng tăng 20-40% các chủng loại thực phẩm từ hệ thống chuỗi siêu thị của mình và hệ thống các nhà cung cấp toàn quốc. Các siêu thị, chợ cũng đã tư vấn người dân không nên tập trung mua quá nhiều vào một loại chủng loại hàng hóa, tạo nên sụt sụt giảm tức thời, ảnh hưởng tới tới người mua sắm bình thường khác”, Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hà Bắc thông tin.

Da Nang khuyen cao nguoi dan khong can tich tru luong thuc-Hinh-2

Người dân đổ xô đến các siêu thị mua thực phẩm ng. Ảnh: H.Th.

Sở này cũng khuyến cáo người dân không cần thiết mua tích trữ lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm, chỉ nên mua với số lượng đủ dùng để đảm bảo sinh hoạt thiết yếu cho gia đình bình thường, nhằm tránh tạo ra sự đột biến trong mua sắm, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của cả cộng đồng, không nên tạo tâm lý hoang mang không đáng có.

Được biết, lượng hàng hóa trái cây, rau củ quả, thịt gia súc gia cầm nhập về các chợ trên địa bàn hiện vẫn rất dồi dào, giá cả bình ổn. Bình quân rau hành laghim: 188 tấn/ngày; trái cây: 367 tấn/ngày. Một số siêu thị, trung tâm thương mại đã kịp thời ứng dụng các giải pháp bán hàng online giao hàng tận nhà phù hợp với tình hình hiện nay và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn của ông Đặng Thành Tâm lỗ 7 năm liên tiếp

(Vietnamdaily) - 7 năm liền kinh doanh dưới giá vốn, CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (UPCoM: SQC) lại tiếp tục chìm trong thua lỗ gần 24 tỷ đồng năm 2019.

Báo cáo tài chính năm 2019 của SQC mặc dù ghi nhận doanh thu gấp gần 7 lần năm 2018 với 52 tỷ đồng, song giá vốn chiếm hơn 55 tỷ đồng khiến công ty tiếp tục lỗ gộp hơn 3 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí khác, SQC chìm trong thua lỗ năm thứ 7 liên tiếp với 23,6 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên 122 tỷ đồng.

Hàng loạt chủ quán ở Sài Gòn đóng cửa vì ế ẩm

Dịch Covid-19 khiến hoạt động buôn bán ì ạch, kinh doanh ế ẩm. Nhiều quán tại Sài Gòn không trụ nổi phải đóng cửa, sang nhượng quầy.

Ghi nhận tại khu vực Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận), nơi được mệnh danh là phố ăn uống, cà phê sầm uất Sài Gòn. Trước đây, nhiều người dù có tiền cũng không dễ thuê mặt bằng ở khu vực này, đơn giản là không còn chỗ. Vậy mà từ sau Tết đến nay, hàng loạt tiệm đóng cửa, treo bảng nghỉ bán.

Anh Vũ Đình Toàn, chủ quán hải sản Lộc Vừng (Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận) cho biết: “Từ khi có dịch Covid-19, khách hàng ngại đám đông không dám ăn ở quán. Nguyên cả tháng trời, doanh số của quán Lộc Vừng chỉ đạt vài chục triệu đồng, giảm hơn 90%. Chúng tôi thật sự điêu đứng. Lúc đầu là cắt giảm bớt nhân viên, sau đó quá ế nên chúng tôi đóng cửa, tìm người sang nhượng quán luôn”.

Tin mới