Đà Lạt rau "rẻ thối", Hà Nội ăn rau Tàu: Chờ Bộ trưởng ra tay

Rau ở Đà Lạt đang ế, giá rẻ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg khiến nông dân lỗ nặng. Trong khi đó, tại Hà Nội, người dân phải mua nông sản Tàu với giá đắt đỏ.

Chứng kiến thực tế lặp đi, lặp lại dường như không lối thoát này, các chuyên gia cho rằng, chúng ta đã đưa quả vải Nam tiến, giúp người nông dân Bắc Giang bán vải thiều được giá cao, thoát cảnh được mùa mất giá. Từ thành công đó, hãy làm tiếp tục với các loại nông sản khác để hỗ trợ nông dân. Điều này đặt kỳ vọng lớn vào Bộ trưởng NN - PTNT khi ông đặt trọng tâm cần làm ngay là an toàn thực phẩm và phát triển chuối sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.
Nghịch lý thừa – thiếu
Đầu năm đến nay, nhiều loại nông sản lại rơi vào cảnh đổ đống bán không ai mua, nông dân lỗ nặng. Thanh long ở miền Nam giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, chôm chôm giá 5.000 đồng/kg… Ở Đà Lạt – vựa rau lớn nhất cả nước đang rơi vào cảnh ế, thối không người mua, giá rẻ như cho.
Giá rau bắp cải thu mua tại vườn 1.000 đồng/kg, cải thảo giá 2.000 đồng/kg, cà rốt 4.500 đồng/kg… Với mức giá này, nông dân Đà Lạt chịu thua lỗ nặng. Mỗi gốc rau trung bình phải đầu tư khoảng 3.000-4.000 đồng nhưng chỉ bán với giá 1.000-2.000 đồng/gốc. Dù rẻ nhưng nhiều nhà vườn còn không bán được rau, nguy cơ bỏ thối.
Bắp cải Đà Lạt đang được bán với giá 1.000 đồng/kg.
Bắp cải Đà Lạt đang được bán với giá 1.000 đồng/kg. 
Anh Đinh Minh Tùng, nhân viên một công ty chuyên gom mua rau ở Đà Lạt cho biết, giá một số loại rau ở Đà Lạt rẻ như hiện nay là điều khó hiểu bởi mùa này, cả nước chỉ có Đà Lạt là trồng được bắp cải và cải thảo.
“Bắp cải, cải thảo được trồng ở Đà Lạt quanh năm. Những năm trước, vào mùa mưa (mùa hè) giá các loại rau này thường cao nhất trong năm. Nhưng năm nay thì ngược lại, rau rẻ như cho mặc dù diện tích canh tác không lớn”, anh Tùng chia sẻ.
Trái ngược hoàn toàn với giá rau tại Đà Lạt, cũng là những mặt hàng rau củ trên, giá rau ở Hà Nội không những đắt đỏ mà còn khan hiếm.
Tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội như Đồng Xa, Nghĩa Tân, Đại Từ… bắp cải được bán 15.000 đồng/kg, cải thảo bán giá 25.000-30.000 đồng/kg, cà rốt bán giá 17.000 đồng/kg. Nếu so với giá gốc tại Đà Lạt thì rau ở Hà Nội đắt gấp 15 lần.
Thậm chí, tiểu thương các chợ cũng thừa nhận, mùa này rau cải thảo, bắp cải không phải là thế mạnh của vựa rau miền Bắc nên hàng ở chợ phần lớn là hàng Tàu. Dân muốn ăn hàng Việt thì chỉ vào siêu thị.
Chị Bùi Thu Thảo ở Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, đi chợ tìm mua mấy cây cải thảo về muối kim chi, nhưng đến hàng rau thứ 4 tại chợ mới mua được 3 cây. Hỏi thì được các chủ sạp cho biết, cải thảo đang hiếm, hàng Tàu không về nên không nhập được hàng bán.
Chờ bàn tay liên kết
Trước nghịch lý trên, cả nông dân và người tiêu dùng đều than thở, sao không đưa rau từ Đà Lạt ra Hà Nội bán. Như vậy, vừa tiêu thụ được rau cho người nông dân, không phải bán với giá rẻ. Đặc biệt, người tiêu dùng ở Hà Nội cũng được ăn rau Đà Lạt với giá phải chăng chứ không phải liều mình mua hàng Tàu với giá đắt đỏ.
Tuy nhiên, theo các DN kinh doanh rau quả, đưa rau từ Đà Lạt ra Hà Nội là điều không dễ dàng. Năm ngoái nhiều DN đã thử ngiệm nhưng không thành công.
Rau là mặt hàng tươi sống, dễ bị héo, hỏng. Trong khi đó, chi phí vận chuyển cực kỳ cao. Bắp cải mua tại vườn chỉ 1.000 đồng/kg, sau khi sơ chế giá sẽ là 2.000 đồng/kg. Khi vận chuyển ra Hà Nội mất thêm khoảng 5.000 đồng/kg. Với chi phí đó, đưa rau ra Hà Nội sẽ không thể cạnh tranh được với các loại rau củ quả Trung Quốc.
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, Đà Lạt là vựa rau lớn của cả nước. Tuy nhiên, việc sản xuất lại không có kế hoạch cụ thể, thị trường dư, thiếu bao nhiêu không biết được. Thế nên, miền Trung, Hà Nội mùa này thiếu hụt; rau Đà Lạt không ra được lại là cơ hội cho hàng các nước tràn vào, đặc biệt là hàng Trung Quốc.
Ông Phú phân tích, điểm yếu của chúng ta là khâu phân phối, sự kết nối vùng rất yếu, thiếu “nhạc trưởng” điều phối. Thực trạng ai cũng nhận ra là mạnh ai người ấy làm, dễ làm khó bỏ. Ông cũng thừa nhận, rau là mặt hàng khó làm, tỷ lệ héo úa, hao hụt cao nhưng không phải vì khó làm thì bỏ.
Ông Phú nhấn mạnh, sản xuất và tiêu thụ nông sản là trách nhiệm của Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương. Song để giải cứu nông sản và hỗ trợ nông dân thì Bộ NN-PTNT vẫn phải đi đầu.
Vì thế, ông Phú đặt vấn đề, vừa qua, tân Bộ trưởng BNN-PTNT đã rất quan tâm vấn đề về liên kết vùng và chuỗi sản xuất bền vững hiêu quả. Với thông tin về thực trạng rau Đà Lạt, rất mong Bộ trưởng sớm tìm được cách giải quyết.
Cũng theo ông Phú, chúng ta đã thành công với quả vải. Vải thiều Nam tiến giúp người nông dân Bắc Giang bán được giá cao, thoát cảnh được mùa mất giá. Từ thành công đó, đừng dừng lại, hãy tiếp tục với các loại nông sản khác. Hãy hành động để không còn cảnh nông sản tại nơi trồng thì giá bán rẻ, thối mà đến tay người tiêu dùng giá cao một cách khó hiểu.
"Đừng để nông dân phải rơi nước mắt khi bán nông sản với giá rẻ mạt, còn người tiêu dùng mua thực phẩm kém an toàn với giá đắt', ông Phú nhấn mạnh.
Mời quý độc giả xem video Top tỷ phú giàu nhất Việt Nam 2015 (nguồn Youtube):

Kinh hãi rau muống tưới nước cống được bán ở Hà Nội

Tại ruộng của bà H., có vài hecta chuyên trồng lúa, húng quế và rau muống. Rau muống được tưới bằng nước cống mà vẫn tốt tươi tới lạ kì.

Hình ảnh rau muống tưới bằng nước cống được Phóng viên báo Người Đưa Tin chụp lại tại một vùng trồng rau có tiếng tại quận Hà Đông, nằm ven bờ sông Nhuệ. Có một điều lạ, cho dù những mớ rau được tưới bằng loại nước này vẫn xanh mơn mởn, tươi tốt.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi
 Nước thải được "tập kết" tại đây để tưới rau xanh.

Bà Nguyễn Thị H. cho biết trước kia đây là vựa lúa của tỉnh Hà Tây cũ. Ngoài trồng lúa, các hộ dân còn trồng xen canh những loại rau, củ, quả, hoa mầu,... để tăng thêm thu nhập.

Ngày đó, dân cư sống ở đây thưa thớt, nhiều khi hai nhà cạnh nhau mà muốn đến chơi phải đi qua mấy hecta ruộng: "Lúc đó, nước tưới được lấy từ các con kênh, rạch trực tiếp từ sông Nhuệ. Nước sông Nhuệ lúc đó cũng chẳng bẩn như bây giờ", bà H. cho biết.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-2
 Chúng được ngăn dòng để đến tới các ruộng rau. Phía trước là ruộng húng quế.

Nhưng do tốc độ đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là từ khi Hà Tây cũ sát nhập vào Hà Nội, nghiễm nhiên Hà Đông trở thành một quận của Hà Nội mở rộng. Nhiều hộ gia đình bán đất ruộng cho những vị khách từ nơi khách đến để lập nhà, mở quán xá. Đường đi lối lại được thay da đổi thịt từng ngày.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-3
 Ruộng rau muống cũng được tưới tương tự

"Bây giờ thì nhà cửa xây san sát nhau chẳng khác gì trong thành phố cả, nhà nào nhiều đất như nhà tôi thì vẫn trồng rau, trồng lúa đi bán", bà H. cho hay.

Chính vì nhà cửa nơi đây mọc lên chóng mặt như vậy đã vô tình chặt dòng dẫn nước từ sông Nhuệ tới vùng trồng rau này. Bà H còn tỉ tê: "Nước sông Nhuệ, với nước thải sinh hoạt thì có khác gì nhau đâu, cũng thế cả".

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-4
 Kể cả những mớ rau húng ở đây cũng được khai thác để bán cho người tiêu dùng

Theo ghi nhận của PV, loại nước đen ngòm này bao gồm nước thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp xung quanh. Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với làm thạch cao, phun sơn, xẻ gỗ, vì vậy không thiếu các loại hóa chất hòa tan với nước tạo thành một hỗn hợp nước tưới tiêu đặc sền sệt, lại có mùi hôi thối đặc chưng bốc lên.

Thậm chí, nơi đây là nơi "trao tình" cho những đôi nam nữ mỗi khi trời về khuya. Bao cao su được vứt la liệt từ bờ đến ruộng, nằm "ẩn mình" dưới dòng nước kia rất nhiều, nhiều đến nỗi không thể kể xiết.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-5
 Bao cao su nằm la liệt ngoài ruộng.

Không những vậy, nhiều hộ gia đình phàn nàn rằng chính loại nước tưới tiêu này đã "đem lại" cho họ vô số các loại bệnh phát sinh từ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sốt xuất huyết. Anh Hoàng Văn T. cho biết hai đứa con của anh đã 2 lần bị sốt xuất huyết vì có quá nhiều ruồi, muỗi, lăng quăng làm tổ ở đây.

Hài hước hơn, có nhà sống ở ngay đằng trước phải mắc màn ăn cơm vì sợ ruồi muỗi bay vào. Chỉ cần để một miếng thịt ra ngoài, ngay lập tức cả tổ ruồi bay vo ve xung quanh.

Tại ruộng của bà H., có vài hecta chuyên trồng lúa, húng quế và rau muống. Rau được tưới bằng nước cống mà vẫn tốt tươi tới lạ kì. Trên những tán là vẫn còn đọng lại chút ít từ thứ nước đen đen. Bà H. cho biết, những mớ rau xanh "mơn mởn" của bà phải đem đi ra các chợ xa để bán vì dân ở đây chẳng ai dám mua.

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-6
 Cả một ruộng lúa tít tắp được tưới bằng nước cống để bán.

Anh T còn nói nhỏ: "Nước cống này ngấm vào đất rồi, nên có tưới nước sạch thì nó vẫn bẩn. Ngoài ra, mấy bà còn phun thuốc sâu, thuốc rầy. Thậm chí, còn bón bằng phân tươi của gà, của lợn, có khi cả của người cũng nên (?!)".

Kinh hai rau muong tuoi nuoc cong duoc ban o Ha Noi-Hinh-7
 Thậm chí còn được bón bằng phân tươi

Dù không thể kể hết những bất cập trong công tác, trồng trọt, tưới tiêu tại đây nhưng một điều hiển nhiên rằng, những mớ rau đó vẫn đang được bán ra chợ hàng ngày. Người dân dù có kĩ tính tới đâu vẫn phải ăn rau nước cống hằng ngày.

Sự thật tin đồn dùng chổi quét rau lừa người tiêu dùng

(Kiến Thức) - Thông tin về việc một số người trồng rau đã dùng chổi quét rau để giả bị sâu ăn đã được khẳng định là thông tin sai sự thật.

Video người trồng rau dùng chổi quét để tạo rau bị sâu ăn. Nguồn: VTV:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.