Trong 340 gram gà có da gà và bỏ da đều chứa khoảng 2,5 gram chất béo bão hòa và 50 calo.
“Hàng ngày ăn một ít da gà trong bữa ăn cũng tốt, nhưng tôi sẽ không ăn quá nhiều. Thịt gà, đặc biệt là tác dụng của da gà, chứa nhiều axit béo omega 6 hơn bất kỳ loại thịt nào.
Ảnh minh họa. |
Omega 6 là chất béo không bão hòa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, thấp khớp, hen suyễn và ung thư”, Sheena Smith, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Viện Y học Tích hợp ở Hồng Kong nói.
Theo trường Y tế Cộng đồng Harvard, ngoài việc làm cho món thịt gà hấp dẫn hơn, có hương vị hơn, da gà còn chứa chất béo không bão hòa có lợi cho tim. Tiêu thụ chất béo không bão hòa được tin là làm giảm cholesterol cũng như huyết áp.
Tuy nhiên, nếu đang theo dõi sát sao cân nặng, bạn không nên ăn quá nhiều da gà. Tốt nhất là hãy để lại phần da ở ức gà khi nướng vì chỉ có sự khác biệt rất nhỏ giữa phần thịt gà còn hay bỏ da - tính về lượng calo và chất béo.
Và nếu tiêu thụ một lượng da gà lớn mỗi ngày thì hãy dè chừng trái tim và vòng eo của bạn.“Một chút da gà trong món ăn hàng ngày là tốt, nhưng tôi sẽ không ăn quá nhiều", Sheena Smith, nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Viện Y học tích hợp nói.
"Thịt gà, nhất là da gà, có nhiều axit béo omega 6 hơn bất kỳ loại thịt nào. Omega-6 là chất béo không bão hòa làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phòng chống các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, thấp khớp, hen suyễn và cả ung thư".
Những ai không nên ăn da gà
Những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol. Phao câu, cánh cũng như da và nội tạng của gà là những phần cần phải hạn chế.