CYSEEX 2023 khuyến cáo 3 giải pháp an ninh thông tin cho doanh nghiệp

Tại sự kiện CYSEEX 2023 do Liên minh An ninh thông tin vừa tổ chức tại Hà Nội, nhiều thông tin đã được các thành viên liên minh chia sẻ nhằm bảo vệ an toàn thông tin cho các doanh nghiệp và người dùng cuối.

CYSEEX 2023 khuyến cáo 3 giải pháp an ninh thông tin cho doanh nghiệp
CYSEEX 2023 khuyen cao 3 giai phap an ninh thong tin cho doanh nghiep
Toàn cảnh hội thảo. 
Ngày 24/11, tại Hà Nội, Liên minh An ninh thông tin (CYSEEX) tổ chức hội thảo CYSEEX 2023 với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ứng dụng SaaS và dịch vụ Cloud”. Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao năng lực trong việc phòng ngừa và ứng phó các sự cố về an ninh thông tin trên không gian mạng cho doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình thu hút sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, Giám đốc an ninh thông tin, Giám đốc công nghệ và các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh thông tin đến từ các doanh nghiệp: MISA; Sapo; Viettel; FSI; BRAVO; Bảo Việt; VMWare; CyRadar; CyPeace; Fortinet; HPE; Netpoleon; MobiFone; Dell; HP; Cisco; Microsoft,…
CYSEEX 2023 chọn chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ứng dụng SaaS (mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm) và dịch vụ Cloud” nhằm đáp ứng một thực tiễn là trong tiến trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp và tổ chức đều dịch chuyển dần sang nền tảng dữ liệu điện toán đám mây, bề mặt tấn công mở rộng tạo ra nhiều lỗ hổng - đây chính là thách thức cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Theo các chuyên gia, hiện nay một trong những trở ngại khiến cho các doanh nghiệp băn khoăn chưa đưa sản phẩm lên Cloud là do họ chưa biết cách để bảo vệ dữ liệu của khách hàng trước những phi vụ tấn công. Những vụ tấn công này có thể làm doanh nghiệp bị thất thoát, rò rỉ hoặc bị sửa đổi dữ liệu của khách hàng, cũng như có thể bị mã hóa và tống tiền.
Thách thức thứ 2 là kỹ thuật tấn công của tội phạm mạng ngày càng tinh vi. Chúng cũng đang hướng sự chú ý vào các nền tảng Cloud. Thách thức này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ Cloud cần phải đảm bảo hạ tầng luôn được an toàn.
Thách thức thứ 3 là bảo vệ toàn diện người dùng cuối.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh, Chính phủ đã và đang đầu tư vào biện pháp bảo mật và ứng phó với mối đe dọa an ninh thông tin ngày càng phức tạp. Chính phủ mong muốn các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng hợp tác chặt chẽ để đối mặt với thách thức an ninh mạng, tạo ra một môi trường mạng an toàn.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch liên minh CYSEEX, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA nhấn mạnh, an toàn thông tin trong các doanh nghiệp công nghệ cần được đặc biệt quan tâm, nhất là với công ty SaaS và dịch vụ Cloud. Do sản phẩm và dịch vụ cho hàng chục triệu người dùng cuối, với độ phủ rộng khắp, nên mỗi lỗ hổng bảo mật đều có khả năng ảnh hưởng đến phạm vi lớn và gây ra hậu quả lâu dài.
Trước tình hình bảo mật trên Cloud diễn biến ngày càng phức tạp, ông Hoàng Hạnh Phúc, Giám đốc Hạ tầng và Bảo mật Sapo cho hay: “Chúng tôi rất chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thông tin và cải tiến hoạt động bảo mật. Trong đó, đặc biệt đề cao hoạt động diễn tập thực chiến cũng như ứng dụng các giải pháp tiên tiến và toàn diện để bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng và đối tác trong kỷ nguyên đám mây”.
Tại hội thảo, đại diện Cục An toàn thông tin đã chia sẻ về kết quả hoạt động diễn tập thực chiến đã triển khai trên toàn quốc năm 2023.
Theo đó, trong năm nay, đã có 6 kỳ diễn tập thực chiến quốc gia được tổ chức, với tổng cộng 94 đơn vị tham gia. Thông qua hoạt động này, đã có 842 lỗ hổng được phát hiện, trong đó có 533 lỗ hổng nghiêm trọng.
CYSEEX 2023 khuyen cao 3 giai phap an ninh thong tin cho doanh nghiep-Hinh-2
RedTeam NCS giành giải Nhất diễn tập thực chiến an toàn thông tin năm 2023 cùng Liên minh CYSEEX 
Hội thảo CYSEEX 2023 đề xuất 3 biện pháp khuyến cáo để đảm bảo an toàn thông tin cho các doanh nghiệp.
Thứ nhất là những chính sách pháp luật phù hợp về an toàn thông tin đồng thời đi kèm với đó là các tiêu chuẩn, hướng dẫn chi tiết để thực hiện đồng bộ trong phạm vi từng doanh nghiệp.
Thứ hai là doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nhân sự an toàn thông tin với việc từ đội ngũ nhân sự thiết kế phát triển phần mềm cho đến đội ngũ vận hành, giám sát, xử lý các sự cố cũng đều phải được nâng cao.
Thứ ba là thường xuyên thực hiện các đợt rà quét lỗ hổng cũng như thực hiện các đợt diễn tập thực chiến để doanh nghiệp cung cấp ứng dụng SaaS, dịch vụ Cloud có thể dự phòng và phản ứng kịp thời trước những vụ tấn công. Đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần hoàn thiện các quy trình, công cụ bảo mật, cũng như liên tục vá các lỗ hổng được phát hiện trong các cuộc tập trận trước khi các vụ tấn công thực sự xảy ra.

Liên minh An ninh thông tin CYSEEX (viết tắt của cụm từ Cyber Security Exercise) được thành lập tháng 12/2022, với sự tham gia của 6 doanh nghiệp nòng cốt: MISA, Sapo, Viettel Solutions, Bảo Việt, FSI và Bravo.. Liên minh CYSEEX liên tục chia sẻ các nguy cơ về an toàn thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên trong Liên minh kèm theo các giải pháp phòng ngừa, khắc phục.

Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch COVID-19

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng “Cẩm nang Bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch COVID-19”.

Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch COVID-19
Trong bối cảnh COVID-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, người dùng chuyển dịch sang hoạt động nhiều trên môi trường Internet, những kiến thức, kỹ năng liên quan tới việc bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng Internet trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Cam nang Bao dam An toan thong tin trong dai dich COVID-19
 Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng “Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch Covid-19”.
Vì vậy việc trang bị kiến thức, kỹ năng để đảm bảo an toàn thông tin là không thể thiếu cho các hoạt động trực tuyến. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã xây dựng: “Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch Covid-19” nhằm mục đích hướng dẫn một số kỹ năng, thao tác cơ bản giúp người dùng Internet có thể phần nào bảm đảo an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến. Dưới đây là chi tiết cẩm nang. 

Hà Nội nâng cao khả năng “thực chiến” trong xử lý, đảm bảo an toàn thông tin

Chiều 15/12, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Hội thảo An toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2022.

Hà Nội nâng cao khả năng “thực chiến” trong xử lý, đảm bảo an toàn thông tin
Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông); Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc Phòng); đại diện các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã; các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực ATTT và các cán bộ công chức chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT), an toàn thông tin (ATTT) tại các cơ quan nhà nước của Thành phố.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà trở thành yêu cầu tất yếu, khách quan đối với mỗi quốc gia và trong mọi lĩnh vực. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, xây dựng các hệ thống nền tảng, các hệ thống thông tin, phát triển các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, từng bước thay đổi quy trình, thói quen làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố và hoạt động của bộ máy hành chính sang môi trường số.

Dịch vụ an toàn thông tin sẽ được cung cấp giống như điện, nước?

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng lưu ý các doanh nghiệp thành viên VNISA về xu hướng cung cấp an toàn thông tin giống như dịch vụ điện, nước, dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.

Dịch vụ an toàn thông tin sẽ được cung cấp giống như điện, nước?
Tại buổi gặp mặt các thành viên Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA đánh giá, chủ trương của Chính phủ đẩy mạnh chuyển đối số quốc gia đã làm gia tăng yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo cơ hội mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.
Giá xăng hôm nay 09/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 09/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 09/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá xăng hôm nay 03/01: Đồng loạt tăng giá?

Giá xăng hôm nay 03/01: Đồng loạt tăng giá?

Giá xăng hôm nay 03/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15h ngày 2/1, giá các loại xăng dầu trong nước đồng loạt tăng, cao nhất là xăng E5 RON 92 tăng 240 đồng/lít, không cao hơn 20.057 đồng/lít.