Cửu Trùng Đài - công trình xa hoa, tốn kém của “vua lợn“

Cửu Trùng Đài - công trình xa hoa, tốn kém của “vua lợn“

Để phục vụ thói ăn chơi vô độ của mình, ông vua họ Lê cho xây Cửu Trùng Đài. Đây được xem là công trình xa hoa, tốn kém bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

 Cửu Trùng Đài là công trình được xây dựng từ năm 1515-1517 dưới thời vua Lê Tương Dực của nhà Hậu Lê. Để phục vụ thói ăn chơi vô độ của mình, Lê Tương Dực bắt nhân dân lao dịch khổ sai, xây dựng công trình này.
Cửu Trùng Đài là công trình được xây dựng từ năm 1515-1517 dưới thời vua Lê Tương Dực của nhà Hậu Lê. Để phục vụ thói ăn chơi vô độ của mình, Lê Tương Dực bắt nhân dân lao dịch khổ sai, xây dựng công trình này.
Người được giao chỉ huy xây dựng là Vũ Như Tô. Theo sách "Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương mục", Vũ Như Tô là thợ ở Cẩm Giàng, "xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua. Vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài".
Người được giao chỉ huy xây dựng là Vũ Như Tô. Theo sách "Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương mục", Vũ Như Tô là thợ ở Cẩm Giàng, "xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua. Vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài".
Cửu Trùng Đài được xây dựng bên bờ Hồ Tây ở Kinh thành Thăng Long. Bấy giờ, Lê Tương Dực ra lệnh trước điện Cửu Trùng Đài phải đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước. Hồ phải quanh co, khúc khuỷu, lúc mở cửa, thuyền nhẹ có thể ra vào để vua cùng tì nữ du ngoạn.
Cửu Trùng Đài được xây dựng bên bờ Hồ Tây ở Kinh thành Thăng Long. Bấy giờ, Lê Tương Dực ra lệnh trước điện Cửu Trùng Đài phải đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước. Hồ phải quanh co, khúc khuỷu, lúc mở cửa, thuyền nhẹ có thể ra vào để vua cùng tì nữ du ngoạn.
Nổi tiếng ăn chơi sa đọa trong giai đoạn nắm quyền, Lê Tương Dực bị sứ thần nhà Minh gọi là "trư vương". Biệt danh không hay này sau đó được các nhà chép sử ghi lại.
Nổi tiếng ăn chơi sa đọa trong giai đoạn nắm quyền, Lê Tương Dực bị sứ thần nhà Minh gọi là "trư vương". Biệt danh không hay này sau đó được các nhà chép sử ghi lại.
Sau khi Lê Tương Dực bị quân nổi loạn của Trịnh Duy Sản giết chết, Cửu Trùng Đài đã bị đốt thành tro bụi.
Sau khi Lê Tương Dực bị quân nổi loạn của Trịnh Duy Sản giết chết, Cửu Trùng Đài đã bị đốt thành tro bụi.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", sau khi Trịnh Duy Sản dấy binh lật đổ Lê Tương Dực, đốt cháy Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô bị quân của Nguyễn Hoằng Dụ chém đầu, mang thủ cấp bêu ở chợ.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", sau khi Trịnh Duy Sản dấy binh lật đổ Lê Tương Dực, đốt cháy Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô bị quân của Nguyễn Hoằng Dụ chém đầu, mang thủ cấp bêu ở chợ.
Vũ Như Tô bị sử sách đánh giá là tiếp tay cho Lê Tương Dực, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng ông chỉ là thợ xây dựng làm theo lệnh vua. Năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết vở kịch “Vũ Như Tô”. Tác phẩm có phần nương nhẹ cho tội trạng của Vũ Như Tô trong lịch sử.
Vũ Như Tô bị sử sách đánh giá là tiếp tay cho Lê Tương Dực, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng ông chỉ là thợ xây dựng làm theo lệnh vua. Năm 1941, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết vở kịch “Vũ Như Tô”. Tác phẩm có phần nương nhẹ cho tội trạng của Vũ Như Tô trong lịch sử.

GALLERY MỚI NHẤT