Cựu phi công Mỹ: "Tiêm kích F-16 sẽ không có cơ hội ở Ukraine"

Cựu phi công với 25 năm kinh nghiệm phục vụ Không quân Mỹ khẳng định, ông sẽ không dám điều khiển tiêm kích F-16 trên không phận Ukraine vì loại máy bay này "không có cơ hội" sống sót trước phòng không Nga.

Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Business Insider, cựu phi công F-16 với 25 năm kinh nghiệm phục vụ trong Không quân Mỹ - ông John Venable khẳng định, bản thân mình sẽ không dám điều khiển tiêm kích F-16 bay trên không phận Ukraine, vì phòng không Nga quá vượt trội.
Cụ thể, Venable cho rằng, các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ như chiếc tiêm kích F-16 sẽ không có bất cứ cơ hội nào khi đối đầu với các hệ thống phòng không tiên tiến như S-400 của Nga. Bản thân các chiến đấu cơ như F-16 hoặc các dòng tiêm kích cùng thời với nó, không hề được trang bị khả năng tàng hình, cách duy nhất để F-16 thoát khỏi tên lửa S-400 là sử dụng bẫy mồi nhiệt hoặc cơ động.
Cuu phi cong My:
Khả năng cơ động của F-16 dù được đánh giá rất tốt, vượt trội hơn cả khả năng cơ động của tiêm kích tàng hình F-35, nhưng thực tế khả năng cơ động này vẫn khó có thể vượt qua được tính năng vượt trội của hệ thống tên lửa S-400.
Trong biên chế Không quân Mỹ hiện nay, chỉ có hai loại tiêm kích tàng hình thế hệ 5 là F-35 và F-22. Dù khả năng tàng hình của các chiến đấu cơ này là có giới hạn, tuy nhiên ít nhất chúng cũng đủ tính năng để "vượt mặt" các hệ thống radar hiện đại mà S-400 của Nga được trang bị.
Kiev từng nhiều lần yêu cầu Washington viện trợ các máy bay chiến đấu như F-15, F/A-18 và F-16 cho lực lượng không quân nước này, nhưng tới nay vẫn chưa được phía Mỹ đáp ứng. Ngay cả khi phía Mỹ đồng ý viện trợ tiêm kích cho Ukraine, việc huấn luyện phi công, xây dựng cơ sở hậu cần mặt đất và đào tạo đội ngũ kỹ thuật, cũng có thể tốn tới hàng năm trời và nhiều tỷ USD.
Cuu phi cong My:
 Tiêm kích MiG-29 của Ukraine. Ảnh: Danil Shamkin.
Trước đó, tướng James Hecker - chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu cũng từng trả lời tờ Business Insider rằng, trong năm 2023 này, Ukraine sẽ "không cần tới" tiêm kích phản lực viện trợ từ phương Tây.
Thực tế, tiêm kích F-16 của Mỹ hoàn toàn đủ khả năng đối đầu với các chiến đấu cơ thế hệ 4+ đang được Nga sử dụng tại Ukraine ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khả năng phòng không vượt trội của quân đội Nga, với những hệ thống S-400 tiên tiến bậc nhất thế giới, mới chính là điều khiến Mỹ cân nhắc việc viện trợ F-16 cho Kiev.
Ngoài ra, việc viện trợ các loại chiến đấu cơ có khả năng tác chiến tầm xa, đủ sức thực hiện những vụ tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, cũng có thể khiến cuộc xung đột Nga - Ukraine leo thang nhanh chóng.

Quân đội Ukraine có cách gì để chống lại “hung thần” Lancet Nga?

Trước sự “càn quét” hàng loạt với các loại vũ khí ở chiến tuyến của Ukraine do UAV tự sát Lancet của Nga gây nên, gần đây Quân đội Ukraine đã triển khai hàng loạt biện pháp đối phó.

Quan doi Ukraine co cach gi de chong lai “hung than” Lancet Nga?

Tên lửa lảng vảng Lancet (hay máy bay không người lái tự sát) của Nga có thể có “lỗ hổng” trong điều khiển, nếu binh sĩ Ukraine có công nghệ gây nhiễu bằng laze. Tuy nhiên UAV Lancet có khả năng chống nhiễu cao với một số hệ thống gây nhiễu UAV hiện có. (Ảnh minh họa: Forces)

Quân đội Ukraine tìm cách vượt qua “răng rồng” của Nga

Quân đội Ukraine đang huấn luyện cách vượt qua "răng rồng" của Nga bằng các loại phương tiện thiết giáp do phương Tây viện trợ.

Quan doi Ukraine tim cach vuot qua “rang rong” cua Nga
 Ảnh: Gazwar.

Đoạn video xuất hiện trên trang Twitter của Quân đội Ukraine cho thấy, lực lượng này đang huấn luyện cách vượt qua các công sự phòng thủ của Nga, bằng cách sử dụng các phương tiện cơ giới hạng nặng kiểu phương Tây; nhằm phá vỡ hàng rào chống tăng bằng bê tông hình khối tam giác, thường được gọi là “răng rồng”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới