Cựu lãnh đạo ngân hàng GP Bank cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 4.700 tỷ

(Kiến Thức) - Phiên tòa xét xử cựu lãnh đạo ngân hàng cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 4.700 tỷ đồng bất ngờ tạm hoãn theo đề nghị các luật sư...

Cựu lãnh đạo ngân hàng GP Bank cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 4.700 tỷ
Ngày 9/11, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế" gây thiệt hại 4.758 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GP Bank), nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu.
Các bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Tạ Bá Long (SN 1955, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị GP Bank); Đoàn Văn An (SN 1958, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội – cựu Phó Chủ tịch GP Bank); Phạm Quyết Thắng (SN 1973, Hai Bà Trưng, Hà Nội – cựu Tổng Giám đốc GP Bank); Nghiêm Tiến Sỹ (SN 1973 – cựu Phó Tổng Giám đốc GP Bank); Nguyễn Anh Dung (SN 1978 – cựu Kế toán trưởng GP Bank); Nguyễn Ngọc Nam (SN 1976 – cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Sao Bắc).
Theo cáo trạng truy tố, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu tiền thân là Ngân hàng Cổ phần Nông thôn Ninh Bình, có số vốn điều lệ năm 2014 là 3.018 tỷ đồng. Tạ Bá Long và nhóm liên quan sở hữu gần 35% vốn, ứng với hơn 1.056 tỷ đồng trong số vốn, còn Đoàn Văn An và nhóm liên quan sở hữu hơn 55% vốn, ứng với gần 1.670 tỷ đồng.
Cuu lanh dao ngan hang GP Bank cung dong pham gay thiet hai hon 4.700 ty
 Các bị cáo được đưa ra xét xử.
Tuy nhiên, sau đó, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị GP Bank Tạ Bá Long cùng vợ, các con là Hoàng Công Hợp đã đứng ra lập Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Thành Trung, vốn điều lệ hơn 202 tỷ đồng. Công ty Thành Trung là cổ đông góp hơn 58% cổ phần tại Công ty Thủ Đô. Bị cáo Đoàn Văn An và em vợ sở hữu 75% cổ phần tại Công ty Sao Bắc. Đồng thời bị cáo An cũng là Chủ tịch Công ty TNHH Đại Lải, sở hữu công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh.
Bằng việc phát hành 3.380 trái phiếu các Công ty Thành Trung, Đại Lải và Chí Linh, Tạ Bá Long cùng Đoàn Văn An đã bán cho Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) được 3.380 tỷ đồng, toàn bộ số tiền sau đó được sử dụng để tăng vốn điều lệ GP Bank và chi tiêu cá nhân...
Tuy nhiên, do thiếu tiền nên bị Tạ Bá Long và Đoàn Văn An rút tiền của GP Bank để trả nợ trái phiếu cho Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực.
Đến năm 2011, Tạ Bá Long ký với con rể là Hoàng Công Hợp nhằm thỏa thuận GP Bank mua 58% diện tích tại tòa nhà Capital Tower từ Công ty Thành Trung với giá 2.200 tỷ đồng. Đáng nói, việc làm này đã trái quy định. Năm 2016, Hoàng Công Hợp được VKSND Tối cao ra quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc do có xác nhận mắc bệnh từ Viện Pháp y Tâm thần Trung ương.
Tạ Bá Long tiếp tục ký với Nguyễn Ngọc Nam bản hợp đồng xây dựng kinh doanh “Trung tâm Thương mại, văn phòng và Nhà ở An Khánh Sao Bắc GP Bank”. Lần này, Phạm Quyết Thắng đã ký ủy nhiệm chi, chuyển 1.700 tỷ đồng cho Sao Bắc.
GP Bank đã chuyển 3.900 tỷ đồng cho phía Tạ Bá Long và Đoàn Văn An với hai bản hợp đồng nêu trên. Tuy nhiên, các bị cáo đã dùng 3.793 tỷ đồng để mua lại 3.380 trái phiếu trước hạn và trả lãi số trái phiếu này; Công ty Thành Trung sử dụng gần 3 tỷ đồng; Đoàn Văn An chi dùng cá nhân hơn 103 tỷ đồng.
Các Công ty Thành Trung và Sao Bắc nợ GP Bank gần 3.900 tỷ đồng tiền gốc và 858 tỷ đồng tiền lãi, không có khả năng hoàn trả. Riêng Tạ Bá Long được gia đình trả lại GP Bank số tiền hơn 864 tỷ đồng trong số 1.389 tỷ đồng bị cáo phải chịu trách nhiệm. Gia đình Đoàn Văn An khắc phục được gần 84 tỷ đồng trong số 2.510 tỷ đồng bị cáo An gây thất thoát. Cả 2 bị cáo phải liên đới trả cho GP Bank 858 tỷ đồng tiền lãi.
Tại phiên xét xử ngày hôm nay, một số luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Anh Dung đề nghị hoãn phiên tòa để có thời gian nghiên cứu kỹ hồ sơ. Đồng thời, phía Công ty Chí Linh và bị cáo Đoàn Văn An cũng xin hoãn tòa nhằm có thời gian thu xếp khắc phục hậu quả cho GP Bank.
HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa.

Thống đốc nói gì về lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố?

Thống đốc nói gì về lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố?

Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng phát sóng tối 7/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên trả lời về vấn đề hàng loạt lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng trả lời thẳng thắn về các thông tin thất thiệt liên quan tới việc bắt giữ nhiều lãnh đạo ngân hàng chủ chốt, sau vụ bắt Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Ông nói: “Vừa qua có tin đồn này tin đồn nọ, nhưng quần chúng không có gì phải hoang mang vì đây đã là một chương trình có trước, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý pháp luật có đầy đủ các phương án để xử lý các hệ lụy”.

Theo ông Bình, cá nhân nào đó trong hội đồng quản trị hay ban giám đốc của ngân hàng vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có cách xử lý bài bản hơn. “Nếu cá nhân, tổ chức nào có sai phạm làm thất thoát tài sản của Nhà nước, người dân thì phải tạo điều kiện cho họ trước tiên khắc phục đầy đủ các thất thoát đó, để đảm bảo quyền lợi của người dân, của nhà nước, của hệ thống, còn những hành vi vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật”, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương bày tỏ quan điểm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, người dân nên cảnh giác với những thông tin thất thiệt và hoàn toàn tin tưởng vào sự vận hành thị trường của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, người dân nên cảnh giác với những thông tin thất thiệt và hoàn toàn tin tưởng vào sự vận hành thị trường của Ngân hàng Nhà nước.

Không có “vùng cấm” xử lý tội phạm ngân hàng

Không có “vùng cấm” xử lý tội phạm ngân hàng

Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khi trả lời câu hỏi liên quan đến vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8/2012, chiều 5/9.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hệ thống ngân hàng của chúng ta chưa thực sự vững mạnh.

Chính vì vậy, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu hiện nay, không phải chỉ tới khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên thì việc này mới được nêu ra.

Vụ ông Hà Văn Thắm và ‘bầu’ Kiên khác nhau thế nào?

Về tính chất vụ việc, chuyện bắt nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm khác hẳn so với vụ bắt nguyên lãnh đạo Ngân hàng ACB trước đây.

Vụ ông Hà Văn Thắm và ‘bầu’ Kiên khác nhau thế nào?
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, việc bắt ông Hà Văn Thắm chỉ hoàn toàn liên quan đến một cá nhân, không giống như vụ bắt "bầu" Kiên trước đây có tính sai phạm hệ thống.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.