Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.
- Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?
Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.
Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.
 Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.
Về phần Không quân Nhân dân Việt nam bị tổn thất ít hơn nhiều, chỉ mất 145 máy bay. Tên tuổi các phi công “át chủ bài” bắn rơi đến 7, 8, 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó phi công thành công hơn cả của Mỹ chỉ giành được 6 trận không chiến thắng lợi.
Các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) được đưa sang Việt Nam trong những năm chiến tranh có thể tiêu diệt mục tiêu thậm chí ở độ cao 25km.
Tạp chí kỹ thuật quân sự của Mỹ những năm đó ghi nhận rằng: “Cho đến nay đây là những quả đạn chết người nhất được bắn lên từ mặt đất nhằm vào máy bay”.
Bộ đội tên lửa phòng không của Việt Nam (dùng S-75 Dvina) do các chuyên gia Liên Xô huấn luyện đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc như vậy chở 25 tấn bom, và có khả năng tiêu diệt sự sống và mọi công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.
"Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
 "Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
Sau những chiến thắng đầu tiên của lực lượng tên lửa ở Việt Nam, quân Mỹ buộc phải giảm mạnh độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của pháo phòng không.
Ngoài ra, khi tên lửa Liên Xô xuất hiện các phi công quân sự Mỹ đã bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy của họ đã phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp, kể cả tăng tiền trả cho mỗi chuyến bay chiến đấu, thường xuyên thay đổi thành phần đội bay của các tàu sân bay.
Thời gian đầu các trận đánh của tên lửa do các sĩ quan Liên Xô thực hiện, các bạn Việt Nam học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tên lửa Liên Xô xuất kích trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24/7/1965. Khi đó, một tốp 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay về phía Hà Nội ở độ cao pháo cao xạ không bắn tới. Các tên lửa của chúng tôi đã được phóng về phía chúng và 3 trong 4 chiếc đã bị bắn rơi. Ở Việt Nam ngày chiến thắng này hàng năm được kỷ niệm như ngày truyền thống của bộ đội tên lửa.
- Ông nhớ trận thử lửa đầu tiên của mình chứ? Khi đó ai giành chiến thắng?
Ngày 11/8/1965, chúng tôi đã 18 lần chiếm lĩnh trận địa theo báo động chiến đấu, nhưng tất cả đều không có kết quả. Và, cuối cùng, đến khuya chúng tôi đã dùng 3 quả tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tổng cộng các tiểu đoàn của các trung đoàn phòng không thứ nhất và thứ 3 trong các trận đánh mà tôi có tham gia đã bắn rơi 15 máy bay địch.
Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.
Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.
- Chắc là Không quân Mỹ đã săn lùng các kíp chiến đấu của các ông?
Vâng đúng vậy. Sau mỗi trận đánh chúng tôi phải di chuyển trận địa. Không thể khác được, ngay lập tức quân Mỹ sẽ bắn tên lửa và ném bom vào các trận địa đã phát hiện được. Người Mỹ cố gắng tìm mọi cách ngăn cản sử dụng trang bị của chúng ta, chúng dùng thủ đoạn nhiễu, tên lửa chống radar Shrike. Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đáp trả và hoàn thiện vũ khí trang bị tên lửa phòng không.
- Ông đã tự mình nhìn thấy phi công Mỹ bị bắt làm tù binh chưa?
Chính tôi chưa lần nào nhìn thấy. Hơn nữa sự có mặt của chúng tôi ở Việt Nam đã không được công khai. Suốt thời gian ở Việt Nam chúng tôi chỉ mặc thường phục, không có vũ khí cá nhân và thậm chí không có bất kỳ giấy tờ nào. Giấy từ được cất giữ ở Đại sứ quán Liên Xô.
- Vậy ông đã được giải thích ra sao là sẽ bay sang Việt Nam và ông đã nói gì với gia đình ở nhà?
Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không gần Moscow. Trung đoàn trưởng tuyên bố là có đề nghị với chúng tôi đi công tác đến đất nước “có khí hậu nhiệt đới nóng”. Hầu như tất cả đã đồng ý đi, còn những ai vì lí do nào đó không muốn đi thực tế đã không đi. Tôi cũng đã nói với gia đình ở nhà như vậy.
- Điều gì làm ông, một chàng trai trẻ, ngạc nhiên nhất?
Mọi điều đều làm tôi ngạc nhiên, thiên nhiên không quen thuộc, con người, khí hậu và trận bom đầu tiên phải chịu. Bởi vì ở Moscow chúng tôi được định hướng là chỉ huấn luyện và đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam. Nhưng thực tế, ở Việt Nam chúng tôi đã phải huấn luyện ngay trên trận địa, mà Không quân Mỹ vẫn không ngừng ném bom hàng ngày.
Người Việt Nam rất kiên cường, họ học rất nhanh. Tôi cũng đã học thuộc những khẩu lệnh và từ chuyên dùng cơ bản bằng tiếng Việt.
- Điều gì là khó khăn nhất?
Nóng và ẩm không thể chịu nổi. Ví như, sau 40 phút mặc quần áo tráng cao su chuyên dụng để nạp chất ôxy hoá cho tên lửa (thành phần nhiên liệu đạn tên lửa), chúng tôi đã giảm cân đến 1kg.
Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV
 Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV
- Thanh niên Việt Nam ngày nay nghĩ gì về cuộc chiến tranh này và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến tranh đó?
Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh này luôn rất quý trọng. Chúng tôi nhớ lại những ngày gian khổ khó khăn và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ thì quan tâm hỏi chúng tôi về những trận đánh và các tình tiết mà họ chưa biết của cuộc chiến tranh này.
- Hiện nhiều người ở nước ta (Nga) có ý kiến khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ. Đối với ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
Đối với tôi những trận đánh đó vẫn là những sự kiện sáng chói nhất trong cuộc sống. Tôi và các bạn chiến đấu của tôi, cả Liên Xô và cả Việt Nam đã tham gia vào các sự kiện lịch sử, đã góp phần tạo nên chiến thắng.
Tôi tự hào là đã giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ và đã tham gia vào việc xây dựng Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
“Viện trợ quân sự của Liên Xô là rất to lớn và toàn diện. Nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, ông Nikolai cho biết.
Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường và học viện quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu đào tạo quân nhân Việt Nam, khoảng 10.000 người.

Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979

Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

Ảnh hiếm về Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh

Cuối những năm 1970, phía Liên Xô đã có những thỏa thuận với Việt Nam về việc thuê cảng Cam Ranh. Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô Viết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25 năm. Trong ảnh là một góc căn cứ Cam Ranh thời Liên Xô đồn trú.
Cuối những năm 1970, phía Liên Xô đã có những thỏa thuận với Việt Nam về việc thuê cảng Cam Ranh. Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên bang CHXHCN Xô Viết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25 năm. Trong ảnh là một góc căn cứ Cam Ranh thời Liên Xô đồn trú.

Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.
Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM  biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.

Tên gọi chính thức của căn cứ Cam Ranh thời kỳ này là căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chủ yếu phục vụ Liên đội tàu chiến số 17 (Hạm đội Thái Bình Dương). Trong ảnh là các tướng lĩnh hải quân Liên Xô cùng thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Cam Ranh.
Tên gọi chính thức của căn cứ Cam Ranh thời kỳ này là căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chủ yếu phục vụ Liên đội tàu chiến số 17 (Hạm đội Thái Bình Dương). Trong ảnh là các tướng lĩnh hải quân Liên Xô cùng thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Cam Ranh.

Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến 17) tại quân cảng Cam Ranh hồi tháng 10/1982.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến 17) tại quân cảng Cam Ranh hồi tháng 10/1982.

Khu trục tên lửa lớp Sovremenny Project 956 tại vịnh Cam Ranh.
Khu trục tên lửa lớp Sovremenny Project 956 tại vịnh Cam Ranh.

Mùa hè năm 1980, tàu sân bay Minsk lớp Kiev đã ghé vào Cam Ranh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trên tàu Misk tại Cam Ranh.
Mùa hè năm 1980, tàu sân bay Minsk lớp Kiev đã ghé vào Cam Ranh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ảnh là tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trên tàu Misk tại Cam Ranh.

Tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha Project 775 tại quân cảng Cam Ranh.
Tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha Project 775 tại quân cảng Cam Ranh.

Tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước, tàu vận tải tại quân cảng Cam Ranh giai đoạn 1980-1981.
Tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước, tàu vận tải tại quân cảng Cam Ranh giai đoạn 1980-1981.

Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa Tu-142 tại sân bay trong tổ hợp căn cứ quân sự ở Cam Ranh.
Máy bay tuần tra săn ngầm tầm xa Tu-142 tại sân bay trong tổ hợp căn cứ quân sự ở Cam Ranh.

Máy bay Tu-142 hạ cánh xuống sân bay ở Cam Ranh.
Máy bay Tu-142 hạ cánh xuống sân bay ở Cam Ranh.
Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD ở Cam Ranh tháng 1/1985.
Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD ở Cam Ranh tháng 1/1985.

Trực thăng săn ngầm Mi-14PL tại Cam Ranh.
Trực thăng săn ngầm Mi-14PL tại Cam Ranh.

Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990.
Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990.

Đội hình xe bọc thép BTR của lực lượng Hải quân Đánh bộ Liên Xô diễu hành qua lễ đài Cam Ranh ngày 7/11/1987.
Đội hình xe bọc thép BTR của lực lượng Hải quân Đánh bộ Liên Xô diễu hành qua lễ đài Cam Ranh ngày 7/11/1987.

Binh lính Hải quân Đánh bộ Liên Xô trong buổi huấn luyện bắn đạn thật trong căn cứ Cam Ranh.
Binh lính Hải quân Đánh bộ Liên Xô trong buổi huấn luyện bắn đạn thật trong căn cứ Cam Ranh.

Những người lính Hải quân Liên Xô du lịch và đem về làm kỷ niệm chiếc nón của phụ nữ Việt Nam năm 1980.
Những người lính Hải quân Liên Xô du lịch và đem về làm kỷ niệm chiếc nón của phụ nữ Việt Nam năm 1980.

Binh lính Hải quân Liên Xô tại khu nhà nghỉ trong căn cứ.
Binh lính Hải quân Liên Xô tại khu nhà nghỉ trong căn cứ.

Binh lính Liên Xô giải trí bằng cách leo cây dừa tại Cam Ranh.
Binh lính Liên Xô giải trí bằng cách leo cây dừa tại Cam Ranh.

Binh lính Liên Xô chơi bóng đá tại Cam Ranh năm 1985.
Binh lính Liên Xô chơi bóng đá tại Cam Ranh năm 1985.

Binh lính Liên Xô cùng gia đình vui đùa trên bãi biển tại căn cứ Cam Ranh ngày 28/7/1991.
Binh lính Liên Xô cùng gia đình vui đùa trên bãi biển tại căn cứ Cam Ranh ngày 28/7/1991.

Giao lưu giữa các binh lính Liên Xô với học sinh Việt Nam tại địa phương năm 1986.
Giao lưu giữa các binh lính Liên Xô với học sinh Việt Nam tại địa phương năm 1986.

Một góc các khu nhà tại căn cứ Cam Ranh.
Một góc các khu nhà tại căn cứ Cam Ranh.

Khách sạn trong căn cứ.
Khách sạn trong căn cứ.

Trong thời gian đồn trú tại Việt Nam, Không quân Liên Xô (sau này là Nga) đã xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng. Điển hình, ngày 12/12/1995, đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga” trên đường về nước đã ghé qua căn cứ Cam Ranh để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, 3 tiêm kích Su-27 đâm vào núi gần Cam Ranh, làm toàn bộ phi công thiệt mạng. Trong ảnh là đài tưởng niệm vụ tai nạn tại Cam Ranh.
Trong thời gian đồn trú tại Việt Nam, Không quân Liên Xô (sau này là Nga) đã xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng. Điển hình, ngày 12/12/1995, đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga” trên đường về nước đã ghé qua căn cứ Cam Ranh để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, 3 tiêm kích Su-27 đâm vào núi gần Cam Ranh, làm toàn bộ phi công thiệt mạng. Trong ảnh là đài tưởng niệm vụ tai nạn tại Cam Ranh.

Những chiếc Su-27 của đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga” tại Cam Ranh.
Những chiếc Su-27 của đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga” tại Cam Ranh.

Năm 2002, phía Nga đã quyết định rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn, bàn giao lại căn cứ cho phía Việt Nam quản lý. Trong ảnh là buổi diễu binh cuối cùng của quân đội Nga trước khi rời cảng Cam Ranh ngày 4/5/2002.
Năm 2002, phía Nga đã quyết định rút khỏi Cam Ranh trước thời hạn, bàn giao lại căn cứ cho phía Việt Nam quản lý. Trong ảnh là buổi diễu binh cuối cùng của quân đội Nga trước khi rời cảng Cam Ranh ngày 4/5/2002.

Khi ra đi, phía Nga đã bàn giao lại cho Việt Nam toàn bộ các công trình căn cứ gồm: 57 tòa nhà; 87km đường dây tải điện lưới; 62km đường dây điện cáp; 25km công trình ngầm; 250m cầu cảng, sân bay, kho bãi. Trong ảnh là chỉ huy cuối cùng của căn cứ vẫy tay chào tạm biệt những người đồng đội Việt Nam.
Khi ra đi, phía Nga đã bàn giao lại cho Việt Nam toàn bộ các công trình căn cứ gồm: 57 tòa nhà; 87km đường dây tải điện lưới; 62km đường dây điện cáp; 25km công trình ngầm; 250m cầu cảng, sân bay, kho bãi. Trong ảnh là chỉ huy cuối cùng của căn cứ vẫy tay chào tạm biệt những người đồng đội Việt Nam.

Hiện quân cảng Cam Ranh là nơi neo đậu của nhiều đơn vị tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Hiện quân cảng Cam Ranh là nơi neo đậu của nhiều đơn vị tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


Đọc nhiều nhất

Tin mới