Cuốc trúng 'con rồng' dài 400m, chuyên gia lập tức phong toả hiện trường

Cuốc trúng 'con rồng' dài 400m, chuyên gia lập tức phong toả hiện trường

Một người nông dân trong lúc đào cát đã vô tình chạm phải một vật cản bất ngờ, khiến giới khảo cổ Trung Quốc lao vào cuộc tranh luận suốt nhiều năm sau đó.

Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng năm 1988, tại làng Khương Giao, Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc,  Trung Quốc, khi anh Khương, một nông dân địa phương, đang làm việc gần nhà thì xẻng của anh chạm phải một vật rắn. Nhận thấy điều lạ, anh tiếp tục đào sâu hơn để khám phá vật thể lạ dưới lòng đất. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng năm 1988, tại làng Khương Giao, Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, khi anh Khương, một nông dân địa phương, đang làm việc gần nhà thì xẻng của anh chạm phải một vật rắn. Nhận thấy điều lạ, anh tiếp tục đào sâu hơn để khám phá vật thể lạ dưới lòng đất. (Ảnh: Sohu)
Ban đầu, anh chỉ nghĩ đó là một tảng đá lớn, nhưng khi tiếp tục đào bới, hình dạng của vật này dần lộ rõ và khiến anh không khỏi kinh ngạc. (Ảnh: Sohu)
Ban đầu, anh chỉ nghĩ đó là một tảng đá lớn, nhưng khi tiếp tục đào bới, hình dạng của vật này dần lộ rõ và khiến anh không khỏi kinh ngạc. (Ảnh: Sohu)
Trước mắt anh là một con rồng đá khổng lồ, uốn lượn ấn tượng dưới lớp đất cát. (Ảnh: Sohu)
Trước mắt anh là một con rồng đá khổng lồ, uốn lượn ấn tượng dưới lớp đất cát. (Ảnh: Sohu)
Vì không thể tự mình di chuyển vật này do kích thước quá lớn, anh đã kêu gọi sự giúp đỡ của dân làng, nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Chính quyền địa phương lập tức cử đội khảo sát đến hiện trường.(Ảnh: Sohu)
Vì không thể tự mình di chuyển vật này do kích thước quá lớn, anh đã kêu gọi sự giúp đỡ của dân làng, nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Chính quyền địa phương lập tức cử đội khảo sát đến hiện trường.(Ảnh: Sohu)
Sau khi các chuyên gia đo đạc, họ nhận ra kích thước của "rồng đá" là 369m dài, 4,6m rộng và 2,5m cao. (Ảnh: Sohu)
Sau khi các chuyên gia đo đạc, họ nhận ra kích thước của "rồng đá" là 369m dài, 4,6m rộng và 2,5m cao. (Ảnh: Sohu)
Điều bất ngờ hơn là không chỉ có một, mà còn có 9 con rồng nhỏ hơn bao quanh, tạo thành một tổng thể độc đáo có tên "thập long quy tụ". (Ảnh: Sohu)
Điều bất ngờ hơn là không chỉ có một, mà còn có 9 con rồng nhỏ hơn bao quanh, tạo thành một tổng thể độc đáo có tên "thập long quy tụ". (Ảnh: Sohu)
Sự phát hiện này đã gây ra nhiều tranh cãi về nguồn gốc của quần thể rồng đá.(Ảnh: Sohu)
Sự phát hiện này đã gây ra nhiều tranh cãi về nguồn gốc của quần thể rồng đá.(Ảnh: Sohu)
Giáo sư Vương Đại Hữu, một chuyên gia hàng đầu về văn hóa rồng, đã đưa ra giả thuyết rằng các con rồng đá này có thể đã hình thành tự nhiên trên bờ biển từ 10.000 đến 120.000 năm trước. Giả thuyết của ông đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ và nhận được sự đồng tình từ giới chuyên môn.(Ảnh: Sohu)
Giáo sư Vương Đại Hữu, một chuyên gia hàng đầu về văn hóa rồng, đã đưa ra giả thuyết rằng các con rồng đá này có thể đã hình thành tự nhiên trên bờ biển từ 10.000 đến 120.000 năm trước. Giả thuyết của ông đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ và nhận được sự đồng tình từ giới chuyên môn.(Ảnh: Sohu)
Mời quý độc giả xem thêm video: Tượng rồng nhìn giống giun gây xôn xao ở Thanh Hóa.

GALLERY MỚI NHẤT