Loài cá quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có ở Việt Nam

Loài cá quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có ở Việt Nam

Loài cá này có nguy cơ tuyệt chủng và chỉ được tìm thấy tại các suối thuộc dãy núi Tam Đảo.

 Cá cóc Tam Đảo, với tên khoa học là Paramesotriton deloustali, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.(Ảnh: iNaturalist)
Cá cóc Tam Đảo, với tên khoa học là Paramesotriton deloustali, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.(Ảnh: iNaturalist)
Loài này còn được biết đến với các tên gọi khác như tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa. (Ảnh: iNaturalist)
Loài này còn được biết đến với các tên gọi khác như tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa. (Ảnh: iNaturalist)
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn, với chiều dài từ 144 đến 206,5 mm. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy, trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Lưng cá có màu đen, trong khi bụng có màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.(Ảnh: iNaturalist)
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn, với chiều dài từ 144 đến 206,5 mm. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy, trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Lưng cá có màu đen, trong khi bụng có màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.(Ảnh: iNaturalist)
Loài cá cóc này có khả năng sống cả trên cạn lẫn dưới nước. Khi di chuyển trên cạn, chúng sử dụng hai chi trước, tạo dáng di chuyển giống với loài cóc sống trên cạn. (Ảnh: Flickr)
Loài cá cóc này có khả năng sống cả trên cạn lẫn dưới nước. Khi di chuyển trên cạn, chúng sử dụng hai chi trước, tạo dáng di chuyển giống với loài cóc sống trên cạn. (Ảnh: Flickr)
Cá cóc Tam Đảo được tìm thấy ở các suối của dãy núi Tam Đảo và một số nơi thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.(Ảnh: Flickr)
Cá cóc Tam Đảo được tìm thấy ở các suối của dãy núi Tam Đảo và một số nơi thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.(Ảnh: Flickr)
Hiện nay, cá cóc Tam Đảo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do số lượng cá thể còn lại rất ít. Theo đánh giá của IUCN, loài này được xếp vào nhóm dễ thương tổn.(Ảnh: ResearchGate)
Hiện nay, cá cóc Tam Đảo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do số lượng cá thể còn lại rất ít. Theo đánh giá của IUCN, loài này được xếp vào nhóm dễ thương tổn.(Ảnh: ResearchGate)
Trước đây, chúng có thể dễ dàng được tìm thấy tại các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo, nhưng hiện nay chỉ còn xuất hiện trong các khe suối rậm rạp sâu trong rừng.(Ảnh: Caudata.org)
Trước đây, chúng có thể dễ dàng được tìm thấy tại các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo, nhưng hiện nay chỉ còn xuất hiện trong các khe suối rậm rạp sâu trong rừng.(Ảnh: Caudata.org)
Cá cóc Tam Đảo là biểu tượng của sự đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam. Việc bảo tồn loài này là cực kỳ cần thiết để duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ di sản thiên nhiên của đất nước.(Ảnh: Pinterest)
Cá cóc Tam Đảo là biểu tượng của sự đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam. Việc bảo tồn loài này là cực kỳ cần thiết để duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ di sản thiên nhiên của đất nước.(Ảnh: Pinterest)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.