Cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO bắt đầu ở Na Uy

Cuộc tập trận Cold Response 2022 với sự tham gia của 30.000 quân NATO và các nước đối tác đã bắt đầu tại Na Uy ngày 14/3.

Cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO bắt đầu ở Na Uy

Các cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 14/3 và dự kiến kéo dài đến 1/4. Một phần lực lượng phản ứng nhanh trên bộ của NATO cũng được triển khai.

Khoảng 200 máy bay và 50 chiến hạm cũng đang tham gia đợt tập trận này, AFP đưa tin.

"Đó là một cuộc tập trận phòng thủ", tướng Yngve Odlo, người phụ trách cuộc tập trận, cho biết. Bên cạnh đó, ông khẳng định cuộc tập trận không phải là một hoạt động quân sự với mục đích tấn công.

Các cuộc tập trận Cold Response 2022 được lên kế hoạch từ trước khi Moscow bắt đầu chiến dịch ở Ukraine. Với tần suất hai năm một lần, các cuộc tập trận hải quân, trên không và trên bộ được tổ chức trên những vùng đất rộng lớn thuộc lãnh thổ của Na Uy, bao gồm cả phía trên vòng Bắc Cực.

Cuoc tap tran lon nhat nam cua NATO bat dau o Na Uy

Cold Response là cuộc tập trận lớn nhất năm của NATO. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, các cuộc tập trận này sẽ được thực hiện cách xa biên giới của Na Uy với Nga vài trăm km. Bên cạnh đó, phía Moscow đã từ chối lời mời cử quan sát viên đến giám sát tập trận của Na Uy.

"Bất kỳ sự tăng cường năng lực quân sự nào của NATO gần biên giới Nga đều không giúp củng cố an ninh trong khu vực", Đại sứ quán Nga tại Na Uy cho biết vào tuần trước.

Bên cạnh đó, tướng Odlo cũng cho biết "Nga có đủ năng lực để theo dõi (cuộc tập trận) một cách hoàn toàn hợp pháp".

Như trong các lần tập trận trước, Thụy Điển và Phần Lan, các nước không nằm trong NATO nhưng ngày càng có mối quan hệ gần gũi với liên minh này, cũng sẽ tham gia Cold Response 2022.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã làm dấy lên cuộc tranh luận ở hai nước này về khả năng trở thành thành viên NATO.

Tiêm kích Su-57 với "thượng phương bảo kiếm" K-77M

Tờ Military Watch của Mỹ cho biết, khi giới chức quân sự nước này tỏ ra lo ngại trước sức mạnh của tên lửa không đối không K-77M trong Không quân Nga.

Tiêm kích Su-57 với "thượng phương bảo kiếm" K-77M
Tiem kich Su-57 voi
 Theo tờ Military Watch của Mỹ, tên lửa không đối không K-77M sẽ được phát triển dành riêng cho tiêm kích tàng hình Su-57.
Tiem kich Su-57 voi
 Với tầm bắn gần 200km của K-77M sẽ cho phép các tiêm kích Su-57 Felon của Nga giành ưu thế vượt trội trong các cuộc không chiến với phương Tây.

Dàn chiến cơ cực khủng trong biên chế Không quân Trung Quốc [P1]

Hiện nay, Trung Quốc chính là quốc gia sở hữu lực lượng không quân lớn thứ 3 trên thế giới, với rất nhiều chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất thế giới.

Dàn chiến cơ cực khủng trong biên chế Không quân Trung Quốc [P1]
Dan chien co cuc khung trong bien che Khong quan Trung Quoc [P1]
 Thông qua các đánh giá gần nhất trên thế giới tính đến nay, Trung Quốc hiện chính là quốc gia đang nắm giữ lực lượng không quân cực kỳ lớn, xếp thứ 3 trên thế giới.
Dan chien co cuc khung trong bien che Khong quan Trung Quoc [P1]-Hinh-2
 Theo đó, số lượng các máy bay quân sự mà Trung Quốc đang sở hữu ước tính lên tới 2.800 chiếc, đây là con số bao gồm toàn bộ các máy bay xuất hiện trong biên chế Không quân Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Xinhua.

Vũ khí gì giúp Không quân Trung Quốc ngồi chung mâm Mỹ, Nga [P3]

Với khả năng sao chép ngược nhiều công nghệ hiện đại, Không quân Trung Quốc chỉ tốn vài chục năm, để đi hết quãng đường mà Mỹ, Nga tốn nửa thế kỷ nghiên cứu.

Vũ khí gì giúp Không quân Trung Quốc ngồi chung mâm Mỹ, Nga [P3]
Vu khi gi giup Khong quan Trung Quoc ngoi chung mam My, Nga [P3]
 Tại phần cuối cùng, chúng ta sẽ đến với thành tựu đáng tự hào nhất của lực lượng PLAAF Trung Quốc, chính là khi, lực lượng này đã có cho mình mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 “đóng mác” quốc gia là mẫu chiến đấu cơ J-20 Mighty Dragon, sánh ngang với các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ và Nga. Nguồn ảnh: Sino Defence.
Vu khi gi giup Khong quan Trung Quoc ngoi chung mam My, Nga [P3]-Hinh-2
 Về mẫu tiêm kích J-20 được Trung Quốc ấp ủ, chúng được đánh giá rằng, nhiều khả năng là dựa tren những gì mà các hồ sơ về chương trình công nghệ tàng hình của Mỹ bị mất trước đây. Nguồn ảnh: russiadefence,net.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.