Cuộc đời Vua Gia Long qua sách hiếm của người Pháp 100 năm trước

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

Hào quang của vua Gia Long trong mắt Michel Gaultier

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.

Ông đã có hai công trình về các vị vua mở đầu triều Nguyễn là Vua Gia Long (xuất bản năm 1933) và Vua Minh Mạng (1936) - cuốn sách được nhận giải thưởng Therouanne của Viện Hàn lâm Pháp trao cho công trình sử học hay vào năm 1937. Sau đó, ông tiếp tục viết hai công trình biên khảo về vua Hàm Nghi mang tên Hoàng đế bị lưu đày và Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế An Nam, xuất bản vào các năm 1940 và 1959.

Cuoc doi Vua Gia Long qua sach hiem cua nguoi Phap 100 nam truoc
Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier. 
Cuốn sách chân dung vua Gia Long là tác phẩm đầu tiên của Gaultier, với mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến năm 1802 - thời điểm Việt Nam thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, chia rẽ. Thời điểm mở đầu của lịch sử nước ta được tác giả lựa chọn là năm 275 trước công nguyên, với sự xuất hiện của nhà Thục.

Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, dành toàn bộ chương I để kể về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam cho đến khi vua Quang Trung chiếm Thăng Long lần thứ ba năm 1789. Từ chương II và III mô tả về cuộc chiến của chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, thông qua câu chuyện song song của hai nhân vật Bá Đa Lộc và chúa Nguyễn Ánh.

Chương IV nói về hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau khi vua Gia Long lên ngôi, trong đó phần cuối chương này đề cập chi tiết đến tổ chức triều đình và quản lý đất nước, các luật lệ mà triều đình áp dụng cho đến khi ban hành bộ hình luật của triều đại, bộ Hoàng Việt luật lệ, tức Luật Gia Long được áp dụng từ năm 1818.

Mảng lịch sử thu gọn của đất nước Champa và Cao Miên cũng được tác giả đề cập khéo léo trong mối quan hệ của cuộc Nam tiến của nhà Nguyễn trong chương I và IV.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, tác giả nghiên cứu về các công trình hành chính của nhà vua, chính sách đối ngoại của ông. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nước Pháp bắt đầu dòm ngó Đông Dương, Gaultier phân tích chính sách thuộc địa của quận công Richelieu, cũng như sứ mệnh của các ông Kergariou và Chaigneau trong việc giao tiếp với vị vua nhà Nguyễn.

Với tài liệu của mình, Gaultier rút ra kết luận rằng các tác giả trình bày triều đại Gia Long như một giai đoạn trật tự và ổn định là thiếu chính xác. Bởi vì các tác giả này rút ra những định kiến ấy trong việc đọc biên niên sử được viết theo lệnh của triều đình Huế. Còn theo các tài liệu được công bố thời bấy giờ của cha Léopold Cadière, đã chứng minh rằng vua Gia Long bị ngập lút đầu trong những sự kiện.

Tác giả kết luận: “Vua Gia Long đã bị sức mạnh của những biến cố chính trị xô đẩy, buộc ông theo đuổi chính sách của các tiên vương bằng cách chú tâm gắn kết chặt sự nghiệp thống nhất vương quốc mà sự tương tranh của các dòng họ lớn có đặc quyền đã ngăn trở dài lâu”.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, PGS. TS. Bửu Nam, thành viên hoàng tộc triều Nguyễn đã nhận xét đây là một công trình biên khảo về vua Gia Long và lịch sử Việt Nam có những thành tựu đáng kể trong thời điểm xuất bản, nhưng cũng có một số hạn chế do quan điểm, lối viết sử thuộc địa của tác giả. “Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn để tham khảo”, ông Bửu Nam đánh giá.

Công trình này được Michel Gautier xuất bản tại Sài Gòn năm 1933, nhưng sau đó bị lãng quên trong lớp bụi thời gian, rồi tình cờ đến tay thầy giáo Đỗ Hữu Thạnh, người tu nghiệp tại Pháp và dạy tiếng Pháp ở Pháp quốc. Hứng thú với tác phẩm về vị vua mở đầu triều Nguyễn, thầy giáo Thạnh đã dành thời gian dịch cẩn thận, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia, học giả thuộc Hoàng tộc để hoàn thiện bản dịch. Tác phẩm vừa được NXB Thế giới cho ra mắt độc giả.

Điều bất ngờ về nhà thờ tộc của dòng họ nổi tiếng Hội An

(VietnamDaily) - Có tuổi đời hơn 200 năm, nhà thờ tộc Nguyễn Tường là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Dieu bat ngo ve nha tho toc cua dong ho noi tieng Hoi An
Nằm ở số 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An, nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xây năm 1806, thường được người dân địa phương gọi là Dinh Ông Lớn. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An và nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Dieu bat ngo ve nha tho toc cua dong ho noi tieng Hoi An-Hinh-2
Nhà thờ tộc Nguyễn Tường được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của phố cổ Hội An. Về tổng quan, nhà có ba gian hai chái với chiều sâu năm nhịp.

Những nghi lễ đón Tết Nguyên đán trong hoàng cung

Tết Nguyên đán là lễ quan trọng nhất trong năm, nên được các bậc vua chúa nước ta đặc biệt quan tâm.

Theo các tư liệu lịch sử hiện còn, từ thời nhà Trần đã có những quy định về việc đón Tết Nguyên đán trong hoàng cung; đến nhà Nguyễn quy định về việc đón Tết Nguyên đán được nâng lên thành điển lệ và ngày càng hoàn bị. Các hoạt động lễ trước và sau Tết được tổ chức quy củ, trang trọng và chu đáo.

Tết nguyên đán trong hoàng cung nhà Trần và nhà Lê trung hưng

Theo sách An Nam chí lược của Lê Tắc (công trình khảo cứu về địa lý, lịch sử, văn hóa Việt Nam lâu đời nhất do người Việt soạn vào khoảng nửa đầu thế kỷ 14), triều Trần đón Tết nguyên đán trong hoàng cung như sau:

Trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng mặc triều phục theo hầu, tế ở điện Đế Thích.

Ngày 30 Tết, vua ngồi giữ cửu Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ và xem các con hát múa trăm lối. Buổi tối, qua cung Động Nhân, bái yết tiên vương. Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (đuổi tà ma quỷ mị).

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung

Vua Khải Định ban yến tiệc tại điện Cần Chánh. Ảnh tư liệu.

Ngày mùng 1 Tết, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần ngồi bên dưới, các quan đứng trước điện, đánh thổi các bài ca nhạc trước đại đình.

Con cháu nhà vua và bề tôi xếp thành hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong xuôi, các tôn tử lên chầu và dự yến. Các quan nội thần ngồi tiểu điện phía Tây, ngoại thần ngồi hai bên tả, hữu vu, ăn tiệc, đến trưa thì lần lượt ra về.

Ngày mùng 2 Tết, các quan đều làm lễ riêng ở nhà.

Mùng 3 Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem các tôn tử và quan nội cung đánh quả bóng (quả cầu thêu), hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng.

Mùng 5 Tết, lễ khai hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du ngoạn vườn hoa.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-2

Các quan dự tiệc tại điện Cần Chánh. Ảnh tư liệu

Dưới thời Lê trung hưng, người thực sự nắm mọi quyền hành trong nước không phải vua Lê, mà là chúa Trịnh và thế tử. Tuy nhiên, theo nghi thức, trong các ngày lễ Tết, vua Lê vẫn là người chủ trì các nghi thức quan trọng trong triều. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (biên soạn nửa đầu thế kỷ 19), phần nghi lễ chí cho biết:

Vào sáng sớm ngày lễ Tết chính đán (mùng 1), Tiết chế phủ vâng phủ chúa đem các đại thần, công hầu bá và các quan văn võ mặc phẩm phục vào chầu. Vua Lê ngự tọa ở ngai được đặt ở chính giữa cửa điện Kính Thiên. Tiết chế phủ đứng ở phía đông sân rồng (hơi về hướng bắc), các quan đại thần đầu ban và các quan văn võ sắp hàng đứng hai bên đông tây sân rồng.

Phần chính yếu trong nghi lễ là các quan quỳ xuống nghe quan Đại trí từ đọc tờ biểu của Tiết chế phủ, đại ý “Khâm sai tiết chế thủy bộ chư doanh tên là… cùng công hầu bá và các quan văn võ, vâng chỉ của chúa, kính cẩn vâng lời; nay gặp tiết chính nguyên đán, chúng tôi kính nghĩ Bệ hạ kính chịu mệnh Trời, sáng cầm nghiệp lớn, gặp ngày chính đán, thêm hưởng phúc lành, chúng tôi khôn xiết vui mừng chúc tụng, kính chúc nhà vua sống lâu muôn năm”. Sau đó, Quan truyền chế tuyên đọc tờ chế của vua với nội dung ngắn gọn: “Hoàng thượng chế rằng: Phúc thịnh vượng hanh thông với các ngươi cùng hưởng”.

Sau nghi lễ chúc mừng năm mới tại cung điện vua Lê, Tiết chế phủ lại dẫn các quan đến phủ chúa để chúc mừng chúa Trịnh. Chúa ngự trên long tọa. Tiết chế phủ đem các quan văn võ theo vào lạy mừng, rồi hầu yến. Lễ tạ xong, tiết chế phủ về phủ, các quan văn võ lại đến phủ tiết chế chào mừng theo nghi thức.

Tết nguyên đán trong hoàng cung triều Nguyễn

Theo mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên, công tác chuẩn bị đón Tết nguyên đán trong hoàng cung triều Nguyễn kéo dài cả tháng và bắt đầu từ rất sớm.

Ngay mùng 1 tháng chạp, các vua đã cho tổ chức lễ Ban sóc (lễ phát lịch) cho toàn bộ các quan trong triều tại lầu Ngọ Môn và người dân cũng làm lễ nhận lịch ở địa phương của mình.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-3

Đoàn của vua Bảo Đại trong một nghi lễ ngày Tết. Ảnh tư liệu

Cũng vào thời điểm này, các vua sẽ cho ấn định thời gian nghỉ Tết. Sau khi công bố thời gian nghỉ Tết, triều đình sẽ cho trang hoàng khắp hoàng cung. Từ câu đối, cờ hoa, lồng đèn ... không khí Tết dậy lên bắt đầu từ những ngày đó.

Vào ngày 20 tháng chạp, triều đình sẽ tổ chức lễ phất thức hay còn gọi là lễ quét dọn ấn tỷ. Tại điện Cần Chánh, có 6 chiếc tủ gỗ chứa các ấn vàng ấn ngọc của vương triều. Người ta sẽ đi lấy nước sông Hương ở ngã ba sông, chứa trong một cái bình đầy hoa thơm.

Sau khi nhà vua ngự ra, các ấn này sẽ được các quan văn võ hàm nhất nhị phẩm trở lên rửa sạch và lau bằng khăn màu đỏ. Rửa xong ấn được cho vào tủ và khóa lại, bên ngoài niêm phong hai chữ “Hoàng phong”. Sau lễ này, vua và các quan không dùng ấn làm việc nữa, công việc tiếp tục trở lại sau lễ “Khai ấn” đầu năm mới.

Sau lễ phất thức hai ngày (ngày 22 tháng chạp) là lễ Cáp hưởng. Đích thân nhà vua sẽ đến Thái Miếu hoặc Thế Miếu làm chủ lễ mời các vị tiên đế về cùng “ăn Tết” (những năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Hợi, vua sẽ đến Thái Miếu; những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thì đến Thế Miếu). Cũng từ ngày này, vua sai các thân công, hoàng tử hoặc các quan đại thần thay mặt mình đi tế cúng ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa quán ở kinh đô.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-4

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 51, mặt khắc 1,

Vua Tự Đức cho ấn định thời gian nghỉ tết Nguyên đán, năm Giáp Tuất (1874), nghỉ từ 28 tháng chạp đến ngày 8 tháng giêng mới làm việc, định làm lệ lâu dài.

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Ngày cuối cùng của năm cũ có lẽ là ngày được chào đón nhất. Sáng sớm hôm đó, hoàng tử, hoàng thân chia đến các miếu đứng chờ làm lễ “Tuế trừ” tiễn biệt năm cũ. Việc tế tự phải làm vào lúc sáng sớm, mới bày tỏ được lòng cung kính. Trống canh năm, sau khi bắn súng, Hữu ty bày đặt lễ phẩm, nghi trượng, nhã nhạc ở hai bên trước sân miếu và bắt đầu làm lễ. Lễ xong, triều đình sẽ làm lễ để dựng cây nêu.

Dựng nêu là một nghi thức đặc biệt trước thềm năm mới, biểu tượng cho một năm mới sắp sang. Khi cây nêu của vua được dựng lên trước điện Thái Hòa thì các dinh thự, chùa chiền và dân chúng mới được dựng lên theo. Nhà vua chỉ huy việc dựng nêu ở điện Thái Hòa, còn thân công, hoàng tử, đại thần lo việc dựng nêu ở các miếu điện, đền thờ tại kinh đô. Tối đó, sau khi tổ chức xong lễ Trừ tịch, bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp sang, toàn Kinh thành sẽ đốt pháo lên nêu.

Vào ngày đầu năm mới dưới thời trị vì của các vua khác nhau lại được tổ chức khác nhau. Vua Gia Long sẽ đến Thái Miếu đầu tiên và kính cẩn làm lễ đầu xuân. Sau đó, vua đến điện Thái Hòa làm lễ Khánh hạ, cùng các quan văn quan võ, ban yến tiệc và tiền thưởng xuân. Thời vua Tự Đức, Vua lại mang biểu văn đến chầu cung hoàng mẫu đầu tiên, kính dâng 100 lạng vàng, 1.000 lạng bạc và lời chúc mừng nhân dịp đầu xuân đến Hoàng mẫu rồi mới về ngự ở điện Văn Minh cùng hoàng thân và văn võ đại thần, ban nước chè, ngồi đàm thoại.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-5

Bản dập mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 51, mặt khắc 1. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Sang ngày mùng 2 Tết, các vua tiếp tục ban thưởng yến tiệc và tiền, vàng cho các quan văn võ. Dưới thời vua Kiến Phúc, vì ngày mồng 2 tết vì trùng với sinh nhật của mình nên vua mặc áo cát phục ngự điện Văn Minh, hoàng thân, vương công, các quan văn võ cũng đều mặc áo thịnh phục và tổ chức như ngày mồng 1 tết để mừng sinh nhật vua.

Ngày mùng 3, tương đối giống với phong tục trong nhiều địa phương hiện nay, các vua triều Nguyễn sẽ hạ lệnh làm lễ hóa vàng cầu âm phúc. Các loại hương trầm, bạch đàn, các loại giấy vàng, giấy bạc được bỏ vào lư đồng đốt để thấu đến thần linh.

Tới ngày mùng 7, ngày cuối cùng của dịp nghỉ Tết, triều đình cũng như toàn kinh thành sẽ tổ chức lễ hạ cây nêu, chấm dứt chuỗi ngày nghỉ. Cũng vào ngày này các viên quan giữ ấn tín làm lễ hai ấn, mở các hòm ấn, tượng trưng cho năm làm việc mới bắt đầu.

Tin mới