Những nghi lễ đón Tết Nguyên đán trong hoàng cung

Tết Nguyên đán là lễ quan trọng nhất trong năm, nên được các bậc vua chúa nước ta đặc biệt quan tâm.

Theo các tư liệu lịch sử hiện còn, từ thời nhà Trần đã có những quy định về việc đón Tết Nguyên đán trong hoàng cung; đến nhà Nguyễn quy định về việc đón Tết Nguyên đán được nâng lên thành điển lệ và ngày càng hoàn bị. Các hoạt động lễ trước và sau Tết được tổ chức quy củ, trang trọng và chu đáo.

Tết nguyên đán trong hoàng cung nhà Trần và nhà Lê trung hưng

Theo sách An Nam chí lược của Lê Tắc (công trình khảo cứu về địa lý, lịch sử, văn hóa Việt Nam lâu đời nhất do người Việt soạn vào khoảng nửa đầu thế kỷ 14), triều Trần đón Tết nguyên đán trong hoàng cung như sau:

Trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng mặc triều phục theo hầu, tế ở điện Đế Thích.

Ngày 30 Tết, vua ngồi giữ cửu Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ và xem các con hát múa trăm lối. Buổi tối, qua cung Động Nhân, bái yết tiên vương. Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (đuổi tà ma quỷ mị).

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung

Vua Khải Định ban yến tiệc tại điện Cần Chánh. Ảnh tư liệu.

Ngày mùng 1 Tết, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần ngồi bên dưới, các quan đứng trước điện, đánh thổi các bài ca nhạc trước đại đình.

Con cháu nhà vua và bề tôi xếp thành hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong xuôi, các tôn tử lên chầu và dự yến. Các quan nội thần ngồi tiểu điện phía Tây, ngoại thần ngồi hai bên tả, hữu vu, ăn tiệc, đến trưa thì lần lượt ra về.

Ngày mùng 2 Tết, các quan đều làm lễ riêng ở nhà.

Mùng 3 Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem các tôn tử và quan nội cung đánh quả bóng (quả cầu thêu), hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng.

Mùng 5 Tết, lễ khai hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du ngoạn vườn hoa.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-2

Các quan dự tiệc tại điện Cần Chánh. Ảnh tư liệu

Dưới thời Lê trung hưng, người thực sự nắm mọi quyền hành trong nước không phải vua Lê, mà là chúa Trịnh và thế tử. Tuy nhiên, theo nghi thức, trong các ngày lễ Tết, vua Lê vẫn là người chủ trì các nghi thức quan trọng trong triều. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (biên soạn nửa đầu thế kỷ 19), phần nghi lễ chí cho biết:

Vào sáng sớm ngày lễ Tết chính đán (mùng 1), Tiết chế phủ vâng phủ chúa đem các đại thần, công hầu bá và các quan văn võ mặc phẩm phục vào chầu. Vua Lê ngự tọa ở ngai được đặt ở chính giữa cửa điện Kính Thiên. Tiết chế phủ đứng ở phía đông sân rồng (hơi về hướng bắc), các quan đại thần đầu ban và các quan văn võ sắp hàng đứng hai bên đông tây sân rồng.

Phần chính yếu trong nghi lễ là các quan quỳ xuống nghe quan Đại trí từ đọc tờ biểu của Tiết chế phủ, đại ý “Khâm sai tiết chế thủy bộ chư doanh tên là… cùng công hầu bá và các quan văn võ, vâng chỉ của chúa, kính cẩn vâng lời; nay gặp tiết chính nguyên đán, chúng tôi kính nghĩ Bệ hạ kính chịu mệnh Trời, sáng cầm nghiệp lớn, gặp ngày chính đán, thêm hưởng phúc lành, chúng tôi khôn xiết vui mừng chúc tụng, kính chúc nhà vua sống lâu muôn năm”. Sau đó, Quan truyền chế tuyên đọc tờ chế của vua với nội dung ngắn gọn: “Hoàng thượng chế rằng: Phúc thịnh vượng hanh thông với các ngươi cùng hưởng”.

Sau nghi lễ chúc mừng năm mới tại cung điện vua Lê, Tiết chế phủ lại dẫn các quan đến phủ chúa để chúc mừng chúa Trịnh. Chúa ngự trên long tọa. Tiết chế phủ đem các quan văn võ theo vào lạy mừng, rồi hầu yến. Lễ tạ xong, tiết chế phủ về phủ, các quan văn võ lại đến phủ tiết chế chào mừng theo nghi thức.

Tết nguyên đán trong hoàng cung triều Nguyễn

Theo mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên, công tác chuẩn bị đón Tết nguyên đán trong hoàng cung triều Nguyễn kéo dài cả tháng và bắt đầu từ rất sớm.

Ngay mùng 1 tháng chạp, các vua đã cho tổ chức lễ Ban sóc (lễ phát lịch) cho toàn bộ các quan trong triều tại lầu Ngọ Môn và người dân cũng làm lễ nhận lịch ở địa phương của mình.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-3

Đoàn của vua Bảo Đại trong một nghi lễ ngày Tết. Ảnh tư liệu

Cũng vào thời điểm này, các vua sẽ cho ấn định thời gian nghỉ Tết. Sau khi công bố thời gian nghỉ Tết, triều đình sẽ cho trang hoàng khắp hoàng cung. Từ câu đối, cờ hoa, lồng đèn ... không khí Tết dậy lên bắt đầu từ những ngày đó.

Vào ngày 20 tháng chạp, triều đình sẽ tổ chức lễ phất thức hay còn gọi là lễ quét dọn ấn tỷ. Tại điện Cần Chánh, có 6 chiếc tủ gỗ chứa các ấn vàng ấn ngọc của vương triều. Người ta sẽ đi lấy nước sông Hương ở ngã ba sông, chứa trong một cái bình đầy hoa thơm.

Sau khi nhà vua ngự ra, các ấn này sẽ được các quan văn võ hàm nhất nhị phẩm trở lên rửa sạch và lau bằng khăn màu đỏ. Rửa xong ấn được cho vào tủ và khóa lại, bên ngoài niêm phong hai chữ “Hoàng phong”. Sau lễ này, vua và các quan không dùng ấn làm việc nữa, công việc tiếp tục trở lại sau lễ “Khai ấn” đầu năm mới.

Sau lễ phất thức hai ngày (ngày 22 tháng chạp) là lễ Cáp hưởng. Đích thân nhà vua sẽ đến Thái Miếu hoặc Thế Miếu làm chủ lễ mời các vị tiên đế về cùng “ăn Tết” (những năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Hợi, vua sẽ đến Thái Miếu; những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thì đến Thế Miếu). Cũng từ ngày này, vua sai các thân công, hoàng tử hoặc các quan đại thần thay mặt mình đi tế cúng ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa quán ở kinh đô.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-4

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 51, mặt khắc 1,

Vua Tự Đức cho ấn định thời gian nghỉ tết Nguyên đán, năm Giáp Tuất (1874), nghỉ từ 28 tháng chạp đến ngày 8 tháng giêng mới làm việc, định làm lệ lâu dài.

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Ngày cuối cùng của năm cũ có lẽ là ngày được chào đón nhất. Sáng sớm hôm đó, hoàng tử, hoàng thân chia đến các miếu đứng chờ làm lễ “Tuế trừ” tiễn biệt năm cũ. Việc tế tự phải làm vào lúc sáng sớm, mới bày tỏ được lòng cung kính. Trống canh năm, sau khi bắn súng, Hữu ty bày đặt lễ phẩm, nghi trượng, nhã nhạc ở hai bên trước sân miếu và bắt đầu làm lễ. Lễ xong, triều đình sẽ làm lễ để dựng cây nêu.

Dựng nêu là một nghi thức đặc biệt trước thềm năm mới, biểu tượng cho một năm mới sắp sang. Khi cây nêu của vua được dựng lên trước điện Thái Hòa thì các dinh thự, chùa chiền và dân chúng mới được dựng lên theo. Nhà vua chỉ huy việc dựng nêu ở điện Thái Hòa, còn thân công, hoàng tử, đại thần lo việc dựng nêu ở các miếu điện, đền thờ tại kinh đô. Tối đó, sau khi tổ chức xong lễ Trừ tịch, bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp sang, toàn Kinh thành sẽ đốt pháo lên nêu.

Vào ngày đầu năm mới dưới thời trị vì của các vua khác nhau lại được tổ chức khác nhau. Vua Gia Long sẽ đến Thái Miếu đầu tiên và kính cẩn làm lễ đầu xuân. Sau đó, vua đến điện Thái Hòa làm lễ Khánh hạ, cùng các quan văn quan võ, ban yến tiệc và tiền thưởng xuân. Thời vua Tự Đức, Vua lại mang biểu văn đến chầu cung hoàng mẫu đầu tiên, kính dâng 100 lạng vàng, 1.000 lạng bạc và lời chúc mừng nhân dịp đầu xuân đến Hoàng mẫu rồi mới về ngự ở điện Văn Minh cùng hoàng thân và văn võ đại thần, ban nước chè, ngồi đàm thoại.

Nhung nghi le don Tet Nguyen dan trong hoang cung-Hinh-5

Bản dập mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 51, mặt khắc 1. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Sang ngày mùng 2 Tết, các vua tiếp tục ban thưởng yến tiệc và tiền, vàng cho các quan văn võ. Dưới thời vua Kiến Phúc, vì ngày mồng 2 tết vì trùng với sinh nhật của mình nên vua mặc áo cát phục ngự điện Văn Minh, hoàng thân, vương công, các quan văn võ cũng đều mặc áo thịnh phục và tổ chức như ngày mồng 1 tết để mừng sinh nhật vua.

Ngày mùng 3, tương đối giống với phong tục trong nhiều địa phương hiện nay, các vua triều Nguyễn sẽ hạ lệnh làm lễ hóa vàng cầu âm phúc. Các loại hương trầm, bạch đàn, các loại giấy vàng, giấy bạc được bỏ vào lư đồng đốt để thấu đến thần linh.

Tới ngày mùng 7, ngày cuối cùng của dịp nghỉ Tết, triều đình cũng như toàn kinh thành sẽ tổ chức lễ hạ cây nêu, chấm dứt chuỗi ngày nghỉ. Cũng vào ngày này các viên quan giữ ấn tín làm lễ hai ấn, mở các hòm ấn, tượng trưng cho năm làm việc mới bắt đầu.

Điểm mặt những quán cà phê đẹp tụ tập dịp Tết ở Hà Nội

(VietnamDaily) -  Giới trẻ luôn phải đau đầu suy nghĩ Tết này sẽ ngồi đâu để gặp gỡ bạn bè và điều này sẽ không phải lo lắng vì đã có những quán cafe phục vụ xuyên Tết truyền thống.

Diem mat nhung quan ca phe dep tu tap dip Tet o Ha Noi
Cộng là chuỗi quán cafe theo phong cách bao cấp. Đây cũng là địa điểm mở cửa xuyên Tết truyền thống để phục vụ các bạn trẻ cũng như những người dân thủ đô. 

Thưởng thức cái Tết chìm trong trong băng giá ở Liên Xô

(VietnamDaily) - Người dân Liên Xô đã ăn, chơi Tết như thế nào? Không máy tính hay internet, mọi người đi dạo và cùng nhau "thưởng thức" cái lạnh giá giữa trời đầy tuyết rơi. Cùng nhìn lại những hình ảnh một thời của Liên Xô khi Tết đến.

Thuong thuc cai Tet chim trong trong bang gia o Lien Xo
 Vào dịp nghỉ Tết, người dân Liên Xô thường ra khỏi nhà, "thưởng thức" cái giá lạnh của mùa đông với những con phố đầy tuyết trắng. Có những người không thích ra ngoài thì họ ở trong nhà nhâm nhi tách trà nóng, đọc sách… (Nguồn ảnh: Sputnik)

Tin mới