Cuộc đối đầu nghẹt thở giữa C2 và “pháo đài bay” B-52

(Kiến Thức) - Trong thành tích bắn rơi B-52 Mỹ, ngoài lực lượng phòng không - không quân, có phần đóng góp của lực lượng bảo đảm, lực lượng nắm địch.

Để đánh thắng cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ cuối năm 1972 vào Thủ đô Hà Nội, ta đã huy động mọi lực lượng, tập trung trí tuệ cao độ cho trận quyết chiến chiến lược này. Trong thành tích bắn rơi B-52 Mỹ, ngoài lực lượng phòng không - không quân, có phần đóng góp của các lực lượng bảo đảm, lực lượng nắm địch, trong đó có Cục 2 (C2).
Sẵn sàng cho cuộc chiến
Đồng chí Mạc Lâm - cán bộ C2 trong hồi ký của mình kể lại: Cuối tháng 11/1972, kế hoạch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội - Hải Phòng cơ bản đã hoàn tất; mọi công tác chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu đã xong... Tháng 12, địch tiếp tục leo thang và có nhiều tin mới liên quan đến việc đế quốc Mỹ chuẩn bị khẩn trương và dồn dập, đưa B-52 đánh vào Hà Nội và Hải Phòng.
Chiều 18/12/1972, C2 báo cáo Bộ Tổng Tham mưu dự kiến thời gian đế quốc Mỹ tập kích vào Hà Nội và khoảng 18 giờ, thì hầu như điều đó được khẳng định chắc chắn... Bộ Tổng Tham mưu, Cục Tác chiến lập tức phổ biến kịp thời và đầy đủ tình hình xuống các đơn vị.
Trực ban C2 ăn cơm chiều như thường lệ để vào ca trực tối. Kíp trực gồm Nguyễn Thanh, Anh Lân, Lê Đạt và Mạc Lâm đều rất hồi hộp. Hầm chỉ huy C2 bên cạnh lầu Hoàng Diệu trong Thành cổ Hà Nội, bố trí ba bàn làm việc với hệ thống máy thông tin, các sơ đồ, bản đồ, tài liệu cẩm lang về máy bay Mỹ...
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sẽ thưởng 1 tấn lương khô và một con bò
Cục trưởng Phan Bình đến. Ông mời mọi người hút thuốc, cho dù ông không bao giờ hút và nói như thách thức: - Tối nay, B-52 vào đánh Hà Nội đúng như dự kiến thì Cục khao các cậu. Đồng chí Anh Lân cười và khẳng định: - Đó là cái chắc. Rồi Cục trưởng bảo phục vụ chuẩn bị cháo ăn đêm để cùng trực với anh em. Tuy nhiên, kíp trực vẫn lo lắng vì chưa nắm chắc địch sử dụng B-52 đánh vào đâu: Cao-Xà-Lá, Long Biên, Bạch Mai, Nhà máy Trung quy mô, Gia Lâm, Đức Giang hay khu ga và sân bay Nội Bài...
Có chuông điện thoại. Trực ban báo cáo: - Tổng Tham mưu phó Phùng Thế Tài điện đến. Cầm ống nghe ông trả lời: - Vâng, tôi, Mạc Lâm đây. Tổng Tham mưu phó hỏi:- B-52 đến đâu rồi! ông trả lời: - Báo cáo anh, giữa đường, có cả hướng Guam và hướng Thái Lan. - Phải nắm thật chắc, nó bay vào đất liền, hướng nào thì báo cho phòng không ngay... Tổng Tham mưu phó chỉ thị. - Vâng thưa anh, chúng tôi vẫn bám sát, Mạc Lâm trả lời. - Nhớ báo cho mình và Sở chỉ huy liên tục nhé. Tổng Tham mưu phó nhắc, nói lại với chỉ huy Cục: - Tối nay, bộ đội ta bắn rơi B-52 thì Bộ sẽ thưởng C2 một tấn lương khô và một con bò mộng thật to. 
Đồng chí Anh Lân vội nói để thưa lại với Tổng Tham mưu phó: - Quá ít. Từ đầu máy bên kia, Tổng Tham mưu phó dọa: - Nếu không đánh trúng B-52 thì mày chết trước tao!
Đơn vị trinh sát của C2 vẫn bám sát B-52 đi đường, tính từng phút. Càng vào gần, mọi người đều hồi hộp. Nhớ lại hôm trình bày phương án tác chiến về cách đánh B-52, ông cũng lo những điều đó, biết đâu chỉ là lý thuyết, mặc dù đã được hội nghị tính toán khá kỹ. Lời Tổng Tham mưu phó cũng có thể chứa đựng nỗi băn khoăn ấy. Tất nhiên, C2 đã khẳng định nguồn tin của mình và rất tin ở bộ đội đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh trả và đánh thắng B-52 của đế quốc Mỹ.
(còn nữa)

“Siêu vũ khí” của Mỹ “chết chìm” giữa lòng hồ Thủ đô

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng xác chiếc máy bay B52 ở hồ Hữu Tiệp, thuộc phố Hoàng Hoa Thám, P.Ngọc Hà, Q.Ba Đình, Hà Nội vẫn còn đó.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng xác chiếc máy bay B52 ở hồ Hữu Tiệp, thuộc phố Hoàng Hoa Thám, P.Ngọc Hà, Q.Ba Đình, Hà Nội vẫn còn đó.
Nó là biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và là minh chứng hùng hồn cho ý chí chiến đấu bất diệt của quân và dân Hà Nội trong thời bom lửa ác liệt.
Nó là biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và là minh chứng hùng hồn cho ý chí chiến đấu bất diệt của quân và dân Hà Nội trong thời bom lửa ác liệt.

Phát hiện lớn của Tướng Giáp trong kế hoạch đánh B-52

(Kiến Thức) - Trong chiến dịch ĐBP trên không, Tướng Giáp một lần nữa thể hiện tài năng khi phát hiện sự thiếu sót trong kế hoạch tác chiến và chỉ đạo sửa chữa.

Bài toán của Đại tướng

Tiết lộ bất ngờ về ngoại hình thật của Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Ngoại hình thực sự của Tần Thủy Hoàng luôn gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng hoàng đế có đôi mắt to, mũi cao, giọng nói sang sảng…

Tiet lo bat ngo ve ngoai hinh that cua Tan Thuy Hoang hinh anh
Quá khứ của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn được bao quanh bởi những bí ẩn gây tranh cãi chưa có lời giải. Theo truyền thuyết, một thương gia có tên là Lã Bất Vi kết bạn với thái tử Tử Sở của nhà Tần trong những năm cuối của triều đại Đông Chu (770 - 256 TCN).
Tiet lo bat ngo ve ngoai hinh that cua Tan Thuy Hoang hinh anh  1
Vũ nữ và cũng là người thiếp của Lã khi đó đang mang thai, ông đã sắp xếp cho thái tử gặp và yêu bà. Triệu Cơ trở thành Trang Tương Vương nước Tần và sinh con của họ Lã năm 259 TCN. Đứa trẻ được sinh ra ở Hàm Đan đặt tên là Doanh Chính. Thái tử Tử Sở tin đứa trẻ đó là con của mình. Sau khi vua cha mất, Doanh Chính trở thành vua nước Tần năm 246 TCN. Vị vua trẻ lên ngôi khi mới 13 tuổi. Ông đổi tên thành Tần Thủy Hoàng và lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc.
Tiet lo bat ngo ve ngoai hinh that cua Tan Thuy Hoang hinh anh 2
Tần Thủy Hoàng (hay Tần Vương) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất, trị vì từ năm 246 TCN đến năm 210 TCN. Trong 35 năm nắm quyền, ông đã tiến hành cải tạo nhiều dự án khổng lồ. Ông cũng tạo ra sự tăng trưởng về văn hóa và trí tuệ lớn, nhưng cũng phá hủy rất nhiều.  
Tiet lo bat ngo ve ngoai hinh that cua Tan Thuy Hoang hinh anh 3
 Cho dù vẫn còn nhiều bàn cãi về việc nhớ đến công lao hay sự chuyên chế của ông, nhưng tất cả mọi người đều công nhận Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa. 

Đọc nhiều nhất